Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Viết đoạn văn nghị luận xã hội về đức tính thủy chung

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Trong tình yêu, không thể thiếu sự thủy chung. Nhưng để đi đến tận cùng sự chung thủy, lắm khi người ta phải trải qua nhiều nỗi tuyệt vọng. Những ai đã một lần bắt gặp, một lần thấy và chứng kiến sự phản bội không thôi, cũng đủ thấy rát lòng. Nói gì đến việc phải trải qua. Người phụ trách chuyên mục Chia sẻ, đã từng đọc và biết nhiều cảnh đời, thân phận, mà thực sự bản thân cũng không ngờ hết trong cuộc sống thực tế, nhiều bi kịch còn chua chát hơn nhiều, nhiều tiếng khóc còn ai oán hơn nhiều…

Từ ngàn xưa cho tới ngàn sau, người đời luôn nhắc nhớ và ca ngợi nhiều đến lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa, trong tình nghĩa vợ chồng. Không thể vì dễ dãi mà có thể cặp bồ bịch với nhau, như một thứ “mốt tình công sở”. Anh có vợ, chị có chồng, là thuộc cấp, là đồng nghiệp, cùng chung công ty, chung đội sản xuất, chỉ vì mến tài thích sắc, chỉ vì thích của lạ, và vì vài câu đưa đẩy… vậy là vụng trộm, là phiêu diêu tình ái, là bất chấp dư luận. Rồi thì còn cố biện hộ cho việc làm của mình là “vẫn có đầy đủ trách nhiệm với chồng (vợ), con!”. Những ai đã vướng vào hoàn cảnh như vậy, và còn những ai ai khác, hãy tỉnh ngộ, đừng vướng vào vòng hệ lụy của trò chơi nhục dục tầm thường!

Đã gọi là “mốt” thì sẽ lỗi thời. Nên phải nhanh chóng chấm dứt “những thứ mốt như vậy”, thì mới mong có được hạnh phúc. Hạnh phúc của mỗi người do chính cách mà mỗi người tạo dựng. Trong hôn nhân thì cái nghĩa và lòng chung thủy là những thuộc tính tạo nên cái vững bền hạnh phúc. Đó chính là chất keo kết dính muôn đời, tạo dựng nền tảng văn hóa và truyền thống gia đình.>

Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp chọn lầm người, trái tim trao lầm đối tượng. Sau một thời gian chung sống, đã có một hai mặt con với nhau, có người chấp nhận hoàn cảnh an phận, nhưng có người cương quyết dứt áo ra đi. Những trường hợp ấy, có cả ý kiến tán đồng có cả ý kiến phản đối. Nhưng điều đáng bàn, ấy là, cái cách hợp, ly. Hãy hợp, tan theo một cách có văn hóa, như người xưa đã dạy: “Nên chăng thì thiếp với chàng/ Không nên cũng thể người làng với nhau”, Hãy sống tử tế với nhau trong mọi hoàn cảnh. Điều đó cũng đáng kính như lòng chung thủy vậy!

Trong tình yêu, không thể thiếu sự thủy chung. Nhưng để đi đến tận cùng sự chung thủy, lắm khi người ta phải trải qua nhiều nỗi tuyệt vọng. Những ai đã một lần bắt gặp, một lần thấy và chứng kiến sự phản bội không thôi, cũng đủ thấy rát lòng. Nói gì đến việc phải trải qua. Người phụ trách chuyên mục Chia sẻ, đã từng đọc và biết nhiều cảnh đời, thân phận, mà thực sự bản thân cũng không ngờ hết trong cuộc sống thực tế, nhiều bi kịch còn chua chát hơn nhiều, nhiều tiếng khóc còn ai oán hơn nhiều…

Từ ngàn xưa cho tới ngàn sau, người đời luôn nhắc nhớ và ca ngợi nhiều đến lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa, trong tình nghĩa vợ chồng. Không thể vì dễ dãi mà có thể cặp bồ bịch với nhau, như một thứ “mốt tình công sở”. Anh có vợ, chị có chồng, là thuộc cấp, là đồng nghiệp, cùng chung công ty, chung đội sản xuất, chỉ vì mến tài thích sắc, chỉ vì thích của lạ, và vì vài câu đưa đẩy… vậy là vụng trộm, là phiêu diêu tình ái, là bất chấp dư luận. Rồi thì còn cố biện hộ cho việc làm của mình là “vẫn có đầy đủ trách nhiệm với chồng (vợ), con!”. Những ai đã vướng vào hoàn cảnh như vậy, và còn những ai ai khác, hãy tỉnh ngộ, đừng vướng vào vòng hệ lụy của trò chơi nhục dục tầm thường!

Đã gọi là “mốt” thì sẽ lỗi thời. Nên phải nhanh chóng chấm dứt “những thứ mốt như vậy”, thì mới mong có được hạnh phúc. Hạnh phúc của mỗi người do chính cách mà mỗi người tạo dựng. Trong hôn nhân thì cái nghĩa và lòng chung thủy là những thuộc tính tạo nên cái vững bền hạnh phúc. Đó chính là chất keo kết dính muôn đời, tạo dựng nền tảng văn hóa và truyền thống gia đình.>

Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp chọn lầm người, trái tim trao lầm đối tượng. Sau một thời gian chung sống, đã có một hai mặt con với nhau, có người chấp nhận hoàn cảnh an phận, nhưng có người cương quyết dứt áo ra đi. Những trường hợp ấy, có cả ý kiến tán đồng có cả ý kiến phản đối. Nhưng điều đáng bàn, ấy là, cái cách hợp, ly. Hãy hợp, tan theo một cách có văn hóa, như người xưa đã dạy: “Nên chăng thì thiếp với chàng/ Không nên cũng thể người làng với nhau”, Hãy sống tử tế với nhau trong mọi hoàn cảnh. Điều đó cũng đáng kính như lòng chung thủy vậy!

Chọn tập
Bình luận