Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Vẻ đẹp của Phương Định trong bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Đó là tinh thần của cả thời đại chống Mĩ. Đó là hình ảnh những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đã đi vào văn chương và trở thành mạch nguồn cảm xúc xuyên suốt văn học một thời. Viết về người lính và chiến tranh là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, nhà văn. Với Phạm Tiến Duật, ta được đến với sự trẻ trung, ngang tàng của các chiến sĩ Trường Sơn qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”… Và đến với “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ta lại không khỏi thán phục trước tinh thần dũng cảm, tình đồng đội nồng ấm, tâm hồn lạc quan trong sáng của ba nữ thanh niên xung phong mà đề lại ân tượng sâu sắc nhất là Phương Định.

Phương Định là một trong ba cô gái làm ở tổ trinh sát mặt đường, là một công việc cực kỳ nguy hiểm. Cô cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Cô phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, cô cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trờ thành bình thường: ”Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.

Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn, là một cô gái, một nữ sinh Hà Nội thanh lịch, nhạy cảm, hồn nhiên và nhiều mơ mộng. Cô luôn hoài niệm về một thời học sinh vô tư bên mẹ trong căn buồng nhỏ ở một góc phố Hà Nội. Những kỷ niệm hồi nhỏ là động lực chính giúp cô đứng vững trên chiến trường đầy gian khổ và hy sinh. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Cón mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai:”các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai.

Vào chiến trường được ba năm, quen với khói bom đạn súng, nhưng ẩn hiện trong cô vẫn là nét hồn nhiên, mơ mộng của tuổi trẻ. Cô thích hát, hay bịa lời bài hát, thích làm điệu, thích ngắm mình trong gương. Đó là những sở thích rất con gái của cô mà hiếm có người nào khi ra chiến trường lại giữ được những tính cách đó. Cô còn là một người kín đáo trong mọi buổi liên hoan. Những lúc thấy các chàng trai, cô gái cùng nhau hát đối đáp, hay chơi các trò chơi, cô đều đứng xa ra một chỗ, khoanh tay trước ngực, môi mím chặt. Cô rất yêu mến và cảm phục những người chiến sĩ đang hoạt động trên chiến trường bởi đối với cô, những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là những người đẹp nhất. Phương Định là một cô gái xinh đẹp, nhạy cảm, hồn nhiên và nhiều mơ mộng. Ở cuối truyện, chỉ một trận mưa đá thôi mà trong cô lại gợi lên nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình. Đó chính là sự nhạy cảm, mơ mộng, hồn nhiên trong cô.

Phương Định còn là một cô gái có tình cảm đồng đội thắm thiết. Biết Nho thích ăn kẹo, Phương Định trao cho Nho cái kẹo chanh cuối cùng dẫu còn dính đầy cát và chảy nước.Rồi khi còn một mình ở lại trong hang trực điện thoại, cô hết sức lo lắng cho đồng đội đang quan sát địch ném bom ở phía ngoài. Sự lo lắng, tâm trạng căng thẳng đã khiến cô nói như gắt vào máy với đại đội trưởng trong lúc báo cáo tình hình:”Trinh sát chưa về!”. Sau khi phá bom, Nho bị Thương,chảy máu, Định thay chị Thao chăm sóc cho Nho vì cô biết Thao sợ máu “đến xanh mặt”. Cô tận tình chăm sóc cho Nho hết mực, cô “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho”, “pha sữa trong cái ca sắt”. Hình ảnh Nho “nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to” trái ngược hẳn với hình ảnh khi bị thương “da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi”. Đó chính là nhờ sự chăm sóc tận tình của Phương Định, sự chăm sóc của một người chị dành cho cô em gái.

Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác Khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng:” Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”, nhưng Phương Định vẫn có nét tâm lí rất con gái, cảm giác: “Có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình” để rồi sự dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom,… tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Tiếp đó, là cái giây phút căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, còn cái chính vẫn là: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”. Đây là một trách nhiệm rất cao trong công việc, là lòng dũng cảm vô song. Có thể khẳng định rằng: Phương Định và những đồng đội của cô thực sự là những người anh hùng, nhưng là những anh hùng mà không tự biết. Chính điều đó, khiến cho nhân vật Phương Định trở nên đáng mến. Sau những giây phút căng thẳng ở cao điểm, xong việc là thở phào chạy vào hàng, là sà ngay vào một thế giới khác – thế giới con gái với những mơ mộng: nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ, có thể nghe, có thể nghĩ ngợi lung tung…

Nếu như Phương Định dũng cảm hi sinh bản thân mình để giành lại độc lập cho đất nước, thì một số người khác lại không như vậy. Họ chỉ quan tâm đến bản thân họ, sẵn sàng theo phe mạnh hơn, làm bất cứ thứ gì để được hưởng quyền lợi, sự giàu sang, sung sướng, mặc cho đất nước có khó khăn như thế nào. Qua nhân vật Phương Định, bản thân tôi cảm thấy rằng mình vẫn chưa làm được gì cho đất nước. Vì thế để nối tiếp con đường của chị nói riêng và những người đã hi sinh cho Tổ quốc nói chung, tôi sẽ cố gắng học hành thật tốt, dùng tri thức của mình góp phần nhỏ xây dựng và phát triển đất nước!

Nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mang những đặc điểm tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong lên đường chống Mĩ trong những năm tháng vất vả mà hào hùng của dân tộc. Phương Định để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đốì với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Đó là tinh thần của cả thời đại chống Mĩ. Đó là hình ảnh những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đã đi vào văn chương và trở thành mạch nguồn cảm xúc xuyên suốt văn học một thời. Viết về người lính và chiến tranh là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, nhà văn. Với Phạm Tiến Duật, ta được đến với sự trẻ trung, ngang tàng của các chiến sĩ Trường Sơn qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”… Và đến với “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ta lại không khỏi thán phục trước tinh thần dũng cảm, tình đồng đội nồng ấm, tâm hồn lạc quan trong sáng của ba nữ thanh niên xung phong mà đề lại ân tượng sâu sắc nhất là Phương Định.

Phương Định là một trong ba cô gái làm ở tổ trinh sát mặt đường, là một công việc cực kỳ nguy hiểm. Cô cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Cô phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, cô cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trờ thành bình thường: ”Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.

Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn, là một cô gái, một nữ sinh Hà Nội thanh lịch, nhạy cảm, hồn nhiên và nhiều mơ mộng. Cô luôn hoài niệm về một thời học sinh vô tư bên mẹ trong căn buồng nhỏ ở một góc phố Hà Nội. Những kỷ niệm hồi nhỏ là động lực chính giúp cô đứng vững trên chiến trường đầy gian khổ và hy sinh. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Cón mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai:”các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai.

Vào chiến trường được ba năm, quen với khói bom đạn súng, nhưng ẩn hiện trong cô vẫn là nét hồn nhiên, mơ mộng của tuổi trẻ. Cô thích hát, hay bịa lời bài hát, thích làm điệu, thích ngắm mình trong gương. Đó là những sở thích rất con gái của cô mà hiếm có người nào khi ra chiến trường lại giữ được những tính cách đó. Cô còn là một người kín đáo trong mọi buổi liên hoan. Những lúc thấy các chàng trai, cô gái cùng nhau hát đối đáp, hay chơi các trò chơi, cô đều đứng xa ra một chỗ, khoanh tay trước ngực, môi mím chặt. Cô rất yêu mến và cảm phục những người chiến sĩ đang hoạt động trên chiến trường bởi đối với cô, những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là những người đẹp nhất. Phương Định là một cô gái xinh đẹp, nhạy cảm, hồn nhiên và nhiều mơ mộng. Ở cuối truyện, chỉ một trận mưa đá thôi mà trong cô lại gợi lên nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình. Đó chính là sự nhạy cảm, mơ mộng, hồn nhiên trong cô.

Phương Định còn là một cô gái có tình cảm đồng đội thắm thiết. Biết Nho thích ăn kẹo, Phương Định trao cho Nho cái kẹo chanh cuối cùng dẫu còn dính đầy cát và chảy nước.Rồi khi còn một mình ở lại trong hang trực điện thoại, cô hết sức lo lắng cho đồng đội đang quan sát địch ném bom ở phía ngoài. Sự lo lắng, tâm trạng căng thẳng đã khiến cô nói như gắt vào máy với đại đội trưởng trong lúc báo cáo tình hình:”Trinh sát chưa về!”. Sau khi phá bom, Nho bị Thương,chảy máu, Định thay chị Thao chăm sóc cho Nho vì cô biết Thao sợ máu “đến xanh mặt”. Cô tận tình chăm sóc cho Nho hết mực, cô “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho”, “pha sữa trong cái ca sắt”. Hình ảnh Nho “nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to” trái ngược hẳn với hình ảnh khi bị thương “da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi”. Đó chính là nhờ sự chăm sóc tận tình của Phương Định, sự chăm sóc của một người chị dành cho cô em gái.

Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác Khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng:” Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”, nhưng Phương Định vẫn có nét tâm lí rất con gái, cảm giác: “Có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình” để rồi sự dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom,… tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Tiếp đó, là cái giây phút căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, còn cái chính vẫn là: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”. Đây là một trách nhiệm rất cao trong công việc, là lòng dũng cảm vô song. Có thể khẳng định rằng: Phương Định và những đồng đội của cô thực sự là những người anh hùng, nhưng là những anh hùng mà không tự biết. Chính điều đó, khiến cho nhân vật Phương Định trở nên đáng mến. Sau những giây phút căng thẳng ở cao điểm, xong việc là thở phào chạy vào hàng, là sà ngay vào một thế giới khác – thế giới con gái với những mơ mộng: nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ, có thể nghe, có thể nghĩ ngợi lung tung…

Nếu như Phương Định dũng cảm hi sinh bản thân mình để giành lại độc lập cho đất nước, thì một số người khác lại không như vậy. Họ chỉ quan tâm đến bản thân họ, sẵn sàng theo phe mạnh hơn, làm bất cứ thứ gì để được hưởng quyền lợi, sự giàu sang, sung sướng, mặc cho đất nước có khó khăn như thế nào. Qua nhân vật Phương Định, bản thân tôi cảm thấy rằng mình vẫn chưa làm được gì cho đất nước. Vì thế để nối tiếp con đường của chị nói riêng và những người đã hi sinh cho Tổ quốc nói chung, tôi sẽ cố gắng học hành thật tốt, dùng tri thức của mình góp phần nhỏ xây dựng và phát triển đất nước!

Nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mang những đặc điểm tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong lên đường chống Mĩ trong những năm tháng vất vả mà hào hùng của dân tộc. Phương Định để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đốì với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.

Chọn tập
Bình luận
× sticky