Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về lòng dũng cảm trong xã hội hiện nay

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Ai còn nhớ lời dạy của Bác Hồ với thiếu nhi, các em nhỏ, những mầm non tương lai của đất nước: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Hai từ “dũng cảm” đã trở nên quen thuộc với ta từ đó. Những tấm bảng năm điều Bác Hồ dạy được treo trong lớp học luôn in sâu trong tâm trí mỗi người Việt. Đức tính dũng cảm cũng vậy.

Là một trong những lời căn dăn của Bác, lòng dũng cảm luôn là một vấn đề được bàn nhiều lần trong cuộc sống. Ta có thể hiểu lòng dũng cảm là một tính từ để mêu tả tính cách con người. Hay nói cách khác, lòng dũng cảm là một đức tính của con người. Có thể hiểu, dũng cảm là biết vượt qua những gian nan, khó khăn thử thách trong cuộc sống. Dám mạnh mẽ vượt qua nó mà không hề run sợ, trốn tránh. Vượt qua những chông gai của cuộc đời, những nỗi sợ hãi của riêng mình. Có lòng dũng cảm, bạn sẽ có động lực để vượt lên chính mình dù ở bất kì hoàn cảnh, lĩnh vực nào. Bởi vì lí do này, mà lòng dũng cảm luôn được coi là một đức tính tốt. Những lợi ích mà lòng dũng cảm đem lại đã được lịch sử chứng minh. Trong những năm kháng chiến trường kì của dân tộc ta đấu tranh để giành lại nền độc lập tự do từ tay thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lòng dũng cảm là điều kiện tiên quyết của người lính cụ Hồ. Những chiến sĩ của ta dẫu biết chiến tranh là biển lửa, bể máu. Dẫu biết là ra đi không hẹn ngày trở về. Nhưng với tình yêu quê hương đất nước thiêng liêng cùng lòng dũng cảm được tôi luyện, các anh vẫn bước đều trên con đường hành quân xanh. Phải! Nếu không có được lòng dũng cảm ấy, liệu đất nước ta có giành lại chủ quyền độc lập sớm? Những con người đi trước vẫn ngã xuống, hi sinh, về với đất mẹ. Những con người mà “không ai nhớ mặt đặt tên” ấy. “Họ đã làm ra đất nước” (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm). Dù hi sinh, dù đứng trước cửa sinh tử cận kề, ngày đêm con đường hành quân vẫn nối dài. Thế hệ đi sau vẫn nối gót thế hệ đi trước thực hiện lý tưởng cụ Hồ. Lòng dũng cảm ấy đã làm ra đất nước ngày hôm nay. Để trẻ em được vui chơi học hành, để người lớn được vươn tầm phát triển. Đó là về khía cạnh lịch sử.

Còn ngày nay, lòng dũng cảm không chỉ để làm ra những điều lớn lao ấy nữa. Mà nó cần trước hết là với bản thân chúng ta. Lòng dũng cảm là một động lực để ta có thể vượt lên chính mình, vượt lên nỗi sợ hãi của mình. Điều này thực sự rất có ý nghĩa. Bởi lẽ, trong cuộc sống xô bồ, nhiều bon chen và sự cạnh tranh ngày nay, để bạn có thể phát triển và tồn tại được, bạn phải có lòng dũng cảm. Tôi có thể lấy một ví dụ đơn giản. Ra đường, ta phải tham gia giao thông. Nhưng không thể vì tình trạng giao thông ngày càng phức tạp, tai nạn giao thông ngày càng nhiều mà bạn sợ, bạn chọn ở nhà thay vì ra đường. Nếu bạn ở nhà, bạn sẽ bị cắt hoàn toàn sự trao đổi thông tin trực tiếp của mình đối với mọi người trong xã hội. Như vậy bạn vừa không thể làm việc, vừa không thể phát triển bản thân và còn nhiều vấn đề khác nữa…. Một ví dụ khác thường thấy ở các em học sinh hiện nay. Đó là việc giơ tay phát biểu xây dựng bài. Một thực trạng là rất nhiều học sinh biết câu trả lời cho câu hỏi của giáo viên nhưng không chịu phát biểu, không chịu nói ra ý kiến của mình. Trong số đó, không ít những em là sợ, là lo lắng không dám nói lên những điều mình nghĩ. Các em lo sợ những ánh mắt mà mọi người nhìn mình. Đó là biểu hiện của sự thiếu dũng cảm. Cứ như vậy, lâu dần, các em sẽ thu mình vào trong cái vỏ bọc mà không thể phát triển được bản thân cũng như tạo ấn tượng với giáo viên cũng như người đối diện. Nếu không tạo được dấu ấn cá nhân của riêng mình, bạn sẽ bị lu mờ trước nhiều người khác nữa. Bởi xã hội này là không công bằng và đông đúc. Nên nếu bạn không tạo được dấu ấn của riêng mình, bạn sẽ bị xã hội đào thải. Đương nhiên đối với bất kỳ ai cũng vậy cả. Đó là với bản thân bạn. W. Gơt đã từng nói: “Nếu như có gì đó mạnh hơn số phận thì đó là lòng dũng cảm”. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một tấm gương về lòng dũng cảm. Sĩ quan Alexander Kosolapov người Nga đã dùng tính mạng của mình để cứu lấy sinh mạng của 300 học sinh. Vụ việc xảy ra khi anh đang hộ tống 9 chiếc xe buýt chở 300 học sinh trên đường tới trường. Đột nhiên, một chiếc xe ngược chiều bị mất tay lái lao về phía đầu của chiếc xe buýt. Trong tích tắc anh đã bẻ tay lái, lấy xe của mình làm lá chắn để bảo vệ cho chiếc xe buýt đi đầu. Hiện tại anh vẫn đang trong tình trạng nguy kịch được điều trị tại bệnh viện. Câu truyện này cho thấy, lòng dũng cảm luôn là cần thiết đối với mọi cá nhân và xã hội. Không chỉ giúp ích được cho bản thân mà lòng dũng cảm còn có thể giúp ích cho nhiều người khác. Câu truyện về sĩ quan người Nga đã cho ta thấy điều đó.

Nếu không có lòng dũng cảm của anh lúc đó, 300 em học sinh sẽ rơi vào nguy hiểm không thể lường trước được. Một câu truyện khác về lòng dũng cảm khiến ta phải suy nghĩ. Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, ông chủ đưa ra thử thách với ứng viên của mình. Ứng viên đầu tiên, ông yêu cầu anh ta đấm hai quả vào cánh cửa bằng thủy tinh trước mặt. Anh ta hăm hở làm theo nhưng may cánh cửa ấy chỉ bằng giấy. Ứng viên thứ hai, ông yêu cầu anh ta dội nước lạnh vào người đang nằm nghỉ trong căn phòng bên cạnh. Anh này cũng xông xáo làm theo. Người đang nằm nghỉ ấy chỉ là tượng sáp. Đến ứng viên thứ ba, ông yêu cầu anh đến đấm một tên to béo đang ở phòng khách. Anh này không làm theo và trả lời: “Tại sao tôi phải tấn công người khác không lí do? Tôi xin lỗi nếu không được ông nhận. Nhưng tôi không thể thực hiện những mệnh lệnh vô lý và bạo lực ấy được.” Và anh ta đã trúng tuyển. Tại sao ư? Bởi vì anh ta dũng cảm, không sợ quyền uy của một nhà tuyển dụng mà đưa ra ý kiến của mình và không phục tùng mệnh lệnh điên rồ và bạo lực ấy. Đến đây chúng ta có thể hiểu rõ được những lợi ích, sự cần thiết của lòng dũng cảm đối với con người. Lòng dũng cảm là một sự rèn luyện lâu dài mà không phải ngay lập tức mà chúng ta có được. Chính vì thế mà Bác Hồ đã dạy trẻ em Việt Nam về lòng dũng cảm ngay từ khi còn bé thơ.

Lòng dũng cảm có một sức mạnh cực kì lớn. Nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của con người. Nó là gốc rễ của những bứt phá, là cơ sở để vượt lên chính bản thân mình. Hãy rèn luyện để có được lòng dũng cảm ấy ngay từ hôm nay. Đừng chần chừ vì cộc đời là ngắn ngủi. Hãy sống hết mình để có một tương lai tươi sáng hơn. Để đưa đất nước Việt Nam ta sánh vai với các cường quốc năm châu như lời dạy của Bác Hồ

Ai còn nhớ lời dạy của Bác Hồ với thiếu nhi, các em nhỏ, những mầm non tương lai của đất nước: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Hai từ “dũng cảm” đã trở nên quen thuộc với ta từ đó. Những tấm bảng năm điều Bác Hồ dạy được treo trong lớp học luôn in sâu trong tâm trí mỗi người Việt. Đức tính dũng cảm cũng vậy.

Là một trong những lời căn dăn của Bác, lòng dũng cảm luôn là một vấn đề được bàn nhiều lần trong cuộc sống. Ta có thể hiểu lòng dũng cảm là một tính từ để mêu tả tính cách con người. Hay nói cách khác, lòng dũng cảm là một đức tính của con người. Có thể hiểu, dũng cảm là biết vượt qua những gian nan, khó khăn thử thách trong cuộc sống. Dám mạnh mẽ vượt qua nó mà không hề run sợ, trốn tránh. Vượt qua những chông gai của cuộc đời, những nỗi sợ hãi của riêng mình. Có lòng dũng cảm, bạn sẽ có động lực để vượt lên chính mình dù ở bất kì hoàn cảnh, lĩnh vực nào. Bởi vì lí do này, mà lòng dũng cảm luôn được coi là một đức tính tốt. Những lợi ích mà lòng dũng cảm đem lại đã được lịch sử chứng minh. Trong những năm kháng chiến trường kì của dân tộc ta đấu tranh để giành lại nền độc lập tự do từ tay thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lòng dũng cảm là điều kiện tiên quyết của người lính cụ Hồ. Những chiến sĩ của ta dẫu biết chiến tranh là biển lửa, bể máu. Dẫu biết là ra đi không hẹn ngày trở về. Nhưng với tình yêu quê hương đất nước thiêng liêng cùng lòng dũng cảm được tôi luyện, các anh vẫn bước đều trên con đường hành quân xanh. Phải! Nếu không có được lòng dũng cảm ấy, liệu đất nước ta có giành lại chủ quyền độc lập sớm? Những con người đi trước vẫn ngã xuống, hi sinh, về với đất mẹ. Những con người mà “không ai nhớ mặt đặt tên” ấy. “Họ đã làm ra đất nước” (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm). Dù hi sinh, dù đứng trước cửa sinh tử cận kề, ngày đêm con đường hành quân vẫn nối dài. Thế hệ đi sau vẫn nối gót thế hệ đi trước thực hiện lý tưởng cụ Hồ. Lòng dũng cảm ấy đã làm ra đất nước ngày hôm nay. Để trẻ em được vui chơi học hành, để người lớn được vươn tầm phát triển. Đó là về khía cạnh lịch sử.

Còn ngày nay, lòng dũng cảm không chỉ để làm ra những điều lớn lao ấy nữa. Mà nó cần trước hết là với bản thân chúng ta. Lòng dũng cảm là một động lực để ta có thể vượt lên chính mình, vượt lên nỗi sợ hãi của mình. Điều này thực sự rất có ý nghĩa. Bởi lẽ, trong cuộc sống xô bồ, nhiều bon chen và sự cạnh tranh ngày nay, để bạn có thể phát triển và tồn tại được, bạn phải có lòng dũng cảm. Tôi có thể lấy một ví dụ đơn giản. Ra đường, ta phải tham gia giao thông. Nhưng không thể vì tình trạng giao thông ngày càng phức tạp, tai nạn giao thông ngày càng nhiều mà bạn sợ, bạn chọn ở nhà thay vì ra đường. Nếu bạn ở nhà, bạn sẽ bị cắt hoàn toàn sự trao đổi thông tin trực tiếp của mình đối với mọi người trong xã hội. Như vậy bạn vừa không thể làm việc, vừa không thể phát triển bản thân và còn nhiều vấn đề khác nữa…. Một ví dụ khác thường thấy ở các em học sinh hiện nay. Đó là việc giơ tay phát biểu xây dựng bài. Một thực trạng là rất nhiều học sinh biết câu trả lời cho câu hỏi của giáo viên nhưng không chịu phát biểu, không chịu nói ra ý kiến của mình. Trong số đó, không ít những em là sợ, là lo lắng không dám nói lên những điều mình nghĩ. Các em lo sợ những ánh mắt mà mọi người nhìn mình. Đó là biểu hiện của sự thiếu dũng cảm. Cứ như vậy, lâu dần, các em sẽ thu mình vào trong cái vỏ bọc mà không thể phát triển được bản thân cũng như tạo ấn tượng với giáo viên cũng như người đối diện. Nếu không tạo được dấu ấn cá nhân của riêng mình, bạn sẽ bị lu mờ trước nhiều người khác nữa. Bởi xã hội này là không công bằng và đông đúc. Nên nếu bạn không tạo được dấu ấn của riêng mình, bạn sẽ bị xã hội đào thải. Đương nhiên đối với bất kỳ ai cũng vậy cả. Đó là với bản thân bạn. W. Gơt đã từng nói: “Nếu như có gì đó mạnh hơn số phận thì đó là lòng dũng cảm”. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một tấm gương về lòng dũng cảm. Sĩ quan Alexander Kosolapov người Nga đã dùng tính mạng của mình để cứu lấy sinh mạng của 300 học sinh. Vụ việc xảy ra khi anh đang hộ tống 9 chiếc xe buýt chở 300 học sinh trên đường tới trường. Đột nhiên, một chiếc xe ngược chiều bị mất tay lái lao về phía đầu của chiếc xe buýt. Trong tích tắc anh đã bẻ tay lái, lấy xe của mình làm lá chắn để bảo vệ cho chiếc xe buýt đi đầu. Hiện tại anh vẫn đang trong tình trạng nguy kịch được điều trị tại bệnh viện. Câu truyện này cho thấy, lòng dũng cảm luôn là cần thiết đối với mọi cá nhân và xã hội. Không chỉ giúp ích được cho bản thân mà lòng dũng cảm còn có thể giúp ích cho nhiều người khác. Câu truyện về sĩ quan người Nga đã cho ta thấy điều đó.

Nếu không có lòng dũng cảm của anh lúc đó, 300 em học sinh sẽ rơi vào nguy hiểm không thể lường trước được. Một câu truyện khác về lòng dũng cảm khiến ta phải suy nghĩ. Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, ông chủ đưa ra thử thách với ứng viên của mình. Ứng viên đầu tiên, ông yêu cầu anh ta đấm hai quả vào cánh cửa bằng thủy tinh trước mặt. Anh ta hăm hở làm theo nhưng may cánh cửa ấy chỉ bằng giấy. Ứng viên thứ hai, ông yêu cầu anh ta dội nước lạnh vào người đang nằm nghỉ trong căn phòng bên cạnh. Anh này cũng xông xáo làm theo. Người đang nằm nghỉ ấy chỉ là tượng sáp. Đến ứng viên thứ ba, ông yêu cầu anh đến đấm một tên to béo đang ở phòng khách. Anh này không làm theo và trả lời: “Tại sao tôi phải tấn công người khác không lí do? Tôi xin lỗi nếu không được ông nhận. Nhưng tôi không thể thực hiện những mệnh lệnh vô lý và bạo lực ấy được.” Và anh ta đã trúng tuyển. Tại sao ư? Bởi vì anh ta dũng cảm, không sợ quyền uy của một nhà tuyển dụng mà đưa ra ý kiến của mình và không phục tùng mệnh lệnh điên rồ và bạo lực ấy. Đến đây chúng ta có thể hiểu rõ được những lợi ích, sự cần thiết của lòng dũng cảm đối với con người. Lòng dũng cảm là một sự rèn luyện lâu dài mà không phải ngay lập tức mà chúng ta có được. Chính vì thế mà Bác Hồ đã dạy trẻ em Việt Nam về lòng dũng cảm ngay từ khi còn bé thơ.

Lòng dũng cảm có một sức mạnh cực kì lớn. Nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của con người. Nó là gốc rễ của những bứt phá, là cơ sở để vượt lên chính bản thân mình. Hãy rèn luyện để có được lòng dũng cảm ấy ngay từ hôm nay. Đừng chần chừ vì cộc đời là ngắn ngủi. Hãy sống hết mình để có một tương lai tươi sáng hơn. Để đưa đất nước Việt Nam ta sánh vai với các cường quốc năm châu như lời dạy của Bác Hồ

Chọn tập
Bình luận