Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Văn thuyết minh: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

• Mở bài:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”

Cây lúa từ bao đời nay đã gắn liền với từng bữa cơm, gắn liền với nỗi vất vả khó nhọc của những ngươi nông dân Việt Nam. Đi từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát với những cây lúa xanh mượt.

• Thân bài:

Cây lúa là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều gióng và đốt. Gióng thường rỗng chỉ đặc ở đốt, lá dài, có bẹ ôm lấy thân, gân lá song song, rễ chùm, hoa nhỏ, mọc thành bông không có cánh hoa, chỉ có những vây nhỏ bao bọc lấy nhụy. Khi hoa nở, cả bao phấn và nhụy đều thò ra ngoài. Quả khô có một hạt trong chứa nhiều chất bột. Vỏ quả và vỏ hạt không phân biệt, ta vẫn quen gọi rầm quả cây lúa là hạt vì không thấy có vỏ, thật ra vỏ quả ở đây dính liền với vỏ hạt.

Việt Nam chúng ta có rất nhiều loại lúa: lúa nước sâu, lúa nước nông, lúa cạn, lúa tẻ, lúa tẻ,… Nhưng về mặt sinh thái để đơn giản người ta chia ra thành lúa nước và lúa cạn. Về giống lúa, trước đây có giống lúa NN8. Ngày nay, ở miền Bắc có các giống lúa như: A20, C70, DT10. Còn ở miền Nam có các giống như: IR76,… Như vậy, lúa có thể trồng trên nhiều loại đất, trừ những loại đất quá phèn và quá mặn. Ở đâu có nước ngọt thì có thể trồng lúa. Tuy nhiên, thích hợp nhất vẫn là đất phù sa trên các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

Vụ lúa ở Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu, thời tiết và các bụi sao. Lúa chiêm dùng để chỉ các giống lúa cũ, gieo hạt vào tháng 10 và gặt lúa vào tháng 6,7; lúa xuân gieo vào tháng 1,2 và gặt vào tháng 5,6. Lúa chiêm rất ít, lúa xuân chiếm đa số gọi chung là lúa chiêm – xuân. Lúa hè thu gieo vào tháng 3,4 và gặt vào tháng 7,8; lúa mùa gieo vào tháng 7,8 và gặt vào tháng 10,12. Hiện nay còn ba vụ lúa chín: Đông – Xuân, Hè – Thu, lúa mùa. Đặc sản đầu tiên từ lúa mang đậm phong vị dân tộc đó là chiếc bánh chưng và chiếc bánh dày. Theo truyền thuyết, Lang Liêu được thần báo mộng: ” Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo nuôi sống con người và không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, người không làm ra được “. Lang Liêu đã làm theo lời thần dạy. Bánh chưng bánh dày được vua khen ngợi và Lang Liêu được nối ngôi. Một đặc sản nữa từ lúa đó là ” Cốm “. Khi đi qua cánh đồng xanh với những hạt thóc, nếp làm trĩu nặng thân lúa còn non phãng phất trong gió, mùi thơm mát của những bông lúa non. Trong cái xanh đó có một giọt sữa trắng, dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, đến lúc vừa nhất, người ta gặt về. Người ta chế biến thành cốm dẹp hay bánh cốm. Với bánh cốm thì không đâu ngon hơn ở làng Vòng gần Hà Nội.

• Kết bài:

Cây lúa phổ biến rộng rãi cả ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Đây là một loài cây có tầm quan trọng về kinh tế. Cây lúa chính là bạn của nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực quý nhất ở nước ta.

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”

Cây lúa từ bao đời nay đã gắn liền với từng bữa cơm, gắn liền với nỗi vất vả khó nhọc của những ngươi nông dân Việt Nam. Đi từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát với những cây lúa xanh mượt.

Cây lúa là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều gióng và đốt. Gióng thường rỗng chỉ đặc ở đốt, lá dài, có bẹ ôm lấy thân, gân lá song song, rễ chùm, hoa nhỏ, mọc thành bông không có cánh hoa, chỉ có những vây nhỏ bao bọc lấy nhụy. Khi hoa nở, cả bao phấn và nhụy đều thò ra ngoài. Quả khô có một hạt trong chứa nhiều chất bột. Vỏ quả và vỏ hạt không phân biệt, ta vẫn quen gọi rầm quả cây lúa là hạt vì không thấy có vỏ, thật ra vỏ quả ở đây dính liền với vỏ hạt.

Việt Nam chúng ta có rất nhiều loại lúa: lúa nước sâu, lúa nước nông, lúa cạn, lúa tẻ, lúa tẻ,… Nhưng về mặt sinh thái để đơn giản người ta chia ra thành lúa nước và lúa cạn. Về giống lúa, trước đây có giống lúa NN8. Ngày nay, ở miền Bắc có các giống lúa như: A20, C70, DT10. Còn ở miền Nam có các giống như: IR76,… Như vậy, lúa có thể trồng trên nhiều loại đất, trừ những loại đất quá phèn và quá mặn. Ở đâu có nước ngọt thì có thể trồng lúa. Tuy nhiên, thích hợp nhất vẫn là đất phù sa trên các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

Vụ lúa ở Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu, thời tiết và các bụi sao. Lúa chiêm dùng để chỉ các giống lúa cũ, gieo hạt vào tháng 10 và gặt lúa vào tháng 6,7; lúa xuân gieo vào tháng 1,2 và gặt vào tháng 5,6. Lúa chiêm rất ít, lúa xuân chiếm đa số gọi chung là lúa chiêm – xuân. Lúa hè thu gieo vào tháng 3,4 và gặt vào tháng 7,8; lúa mùa gieo vào tháng 7,8 và gặt vào tháng 10,12. Hiện nay còn ba vụ lúa chín: Đông – Xuân, Hè – Thu, lúa mùa. Đặc sản đầu tiên từ lúa mang đậm phong vị dân tộc đó là chiếc bánh chưng và chiếc bánh dày. Theo truyền thuyết, Lang Liêu được thần báo mộng: ” Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo nuôi sống con người và không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, người không làm ra được “. Lang Liêu đã làm theo lời thần dạy. Bánh chưng bánh dày được vua khen ngợi và Lang Liêu được nối ngôi. Một đặc sản nữa từ lúa đó là ” Cốm “. Khi đi qua cánh đồng xanh với những hạt thóc, nếp làm trĩu nặng thân lúa còn non phãng phất trong gió, mùi thơm mát của những bông lúa non. Trong cái xanh đó có một giọt sữa trắng, dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, đến lúc vừa nhất, người ta gặt về. Người ta chế biến thành cốm dẹp hay bánh cốm. Với bánh cốm thì không đâu ngon hơn ở làng Vòng gần Hà Nội.

Cây lúa phổ biến rộng rãi cả ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Đây là một loài cây có tầm quan trọng về kinh tế. Cây lúa chính là bạn của nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực quý nhất ở nước ta.

Chọn tập
Bình luận