“Lễ” có nghĩa là cách cư sử, giao tiếp có văn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới, giữa người dưới với người trên. Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín…làm trọng.”văn” là chữ. Hiểu rộng ra là ấy là kiến thức của con người được tích lũy qua bao thế hệ. “Tiền” và “hậu” ở đây nên hiểu một cách tương đối. Không nên cho rằng người xưa chỉ chú trọng đến “lễ” mà quên “văn”. Cả “lễ” và “văn” đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưng khi giáo dục thì phải lấy cái được làm trọng.
Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt tinh thần giáo dục “tiên học lễ”. Nếu một người có học mà không có “lễ” thì người đó được xem như là hạng bất nhân. Và người đào tạo ra học trò đó cực kỳ hổ thẹn. Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc sư biểu, xứng đáng là thầy của muôn đời: Chu Văn An (1293-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595) Nguyễn Thiếp (1723-1804)… học trò của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chǎng nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy với nhân dân. Chuyện kể rằng, một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thăm thầy (Chu Văn An). Dọc đường qua khu chơ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu văn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Quan lớn triều đình phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Phải có những người thầy can trực, đạo đức như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.
Thời gian gần đây Khi những làn sóng văn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, Vì càng văn minh, con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức.Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại. Và gần đây nhất trên các báo chí, mạng Internet, các diễn đàn, blog, tôi chứng kiến nhiều câu chuyện rất đau lòng : Học trò đánh thầy cô, các em nhỏ xưng hô với người lớn hơn mình bằng em hay mày tao, khi người lớn gọi thay vì trả lời ” Dạ , Vâng ” thì thay vào chữ ” Ờ ” và ra đường đôi lúc quên đi sự kính trên nhường dưới .