Ý chính trong bài:
Tên Sói trong bài thơ là tên đang đói meo, đi lảng vảng (dạ trống không, Đói, đi lảng vảng kiếm mồi). Gặp Cừu, thế là hống hách: động dại bời bời thét vang. Rõ là một gã quen cậy thế bắt nạt. Nhưng, ngay ở đây, La Phông ten đã cho thấy Sói là một gã ngu ngốc đáng cười.
Cái ngu thứ nhất buồn cười là Sói hạch Cừu làm đục nước, trong khi Cừu đứng ở dưới nguồn hơn hai chục bước.
Cái ngu thứ hai buồn cười là trước sự thật rành rành mà Cừu nêu ra, Sói gầm lên, cố đổ lỗi cho Cừu và đưa lí do khác là Cừu nói xấu năm ngoái.
Cái ngu thứ ba buồn cười là khi Cừu nói rằng năm ngoái chưa sinh, hiện còn đang bú mẹ thì Sói lại nghĩ bừa ra một tội lỗi khác là anh của Cừu nói xấu.
Cái ngu thứ tư là khi Cừu thanh minh không có anh em thì Sói kết tội cả họ nhà Cừu, lại kết tội luôn cả chó, người, cùng nhau một thói.
Cuối cùng là không cần lí do gì hết, Sói là kẻ mạnh nên cái lí phải thuộc về nó, nó có quyền ăn thịt mà không có một lí do nào xác đáng cả.
Như vậy, Sói trong bài thơ cụ thể này hoàn toàn đúng như khái quát của nhà phê bình H. Ten về Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten.