* Kiểu bài: nghị luận về tư tưởng đạo lí.
* Vấn đề nghị luận: Lòng vị tha và lòng biết ơn trong cuộc sống qua cách ứng xử khi gặp việc đau buồn, thù hận và ân nghĩa trong cuộc đời.
B. Gợi ý cụ thể
l. Giải thích, bàn luận
– Học cách viết những đau buồn, thù hận trên cát, nghĩa là ta học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai hoạ, bất hạnh trong cuộc đời.
– Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá, nghĩa là luôn biết trân trọng, và khắc sâu mãi mãi trong tim óc lòng biết ơn đối với những ai đã quan tâm, giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.
– Đau buồn và thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những thù hận.
– Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sóng trong sự thù hận, và gây hận thù cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn cả ở các thế hệ sau. sóng trong thù hận sẽ không thể bình yên, chỉ làm khổ mình, người thân và ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
– Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ không quên ân nghĩa mới là người tốt, mới phát huy truyền thống biết ơn của dân tộc, mới góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.
– Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”, “Mình vì mọi người”…). Đức hi sinh, sự tha thứ là nét đẹp trong cách làm người đã ăn sâu vào máu thịt của con người Việt Nam nên lời khuyên trên rất bổ ích, cần thiết để chúng ta vận dụng mà ứng xử tốt trong cuộc sống.
– Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thể mới góp phần để cái thiện tồn tại, phát triển, mới tạo điều kiện tốt cho ân nghĩa được trường tồn, được mãi “khắc ghi trên đá”.
2. Dẫn chứng minh hoạ
– Về việc “học cách viết những đau buồn thù hận trên cát”, chuyện Lê Lợi tha cho quân Minh và tạo điều kiện thuận lợi về lương thục, phương tiện cho quân thù trở về nước; chuyện chúng ta mở rộng hợp tác, giao lưu, làm ăn với các nước Pháp, Mĩ… Tất cả là những minh chứng thuyết phục nhất về việc đau buồn, thù hận chỉ “ghi trên cát”.
– Về việc “học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đa”; ở nươc ta có truyền thống thờ phụng, tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc, các chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc; lấy tên những danh nhân, những người có công trong việc xây dựng bảo vệ đất nước từ xưa đến nay để đặt tên cho những đường phố; làm nhà tình nghĩa trao tặng các gia đình liệt sĩ, thương binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng…
3. Liên hệ:
Là học sinh cần hiểu cho đúng lời khuyên này và thực hiện thật tốt. Hãy vị tha đối với người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng và đặc biệt phải luôn ghi nhớ ơn nghĩa của những người đã sinh thành, dạy dỗ, chăm sóc, giúp đỡ mình, …