Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Văn thuyết minh: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ

Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ trong tay

Thầm bước lặng những khi trời dịu nắng.”

Ai đã từng qua miền Trung đất Việt, không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón cùng với tà áo dài tha thướt đã không chỉ tạo nên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng cho những cô gái xứ Huế, mà đối với người phụ nữ Việt Nam hình ảnh ấy đã trở nên thân thiết, gần gũi, là người bạn góp phần lớn tạo lên vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của họ. Chính vì vậy chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.

Chiếc nón lá đã có lịch sử từ rất lâu đời. Bởi lẽ, người ta đã tìm thấy hình ảnh của nó được chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Ngọc Lữ vào khoảng hai nghìn năm trăm đến ba nghìn năm trước công nguyên. Nó đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghệ thuật múa dân gian người ta cũng đã tìm thấy hình ảnh nón lá trên tay các cô thiếu nữ qua điệu múa nón, thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, chiếc nón cũng đã đi vào ca dao, tục ngữ qua những câu ca:

“Ai làm chiếc nón quai thao

Để cho anh thấy cô nào cũng xinh”

(Ca dao)

“Trở lại Huế thương, bài thơ khắc trong chiếc nón.

Em cầm trên tay ra đứng bờ sông”

(Bài hát – Huế thương)

Nón được phân làm hai loại: dựa vào chất liệu và dựa vào đặc điểm cấu tạo. Dựa vào chất liệu gồm có: nón lá dừa và nón lá cọ. Dựa vào đặc điểm cấu tạo gồm có: nón thúng và nón chóp. Nón thúng có các loại như: nón ngang, nón dấu, nón mười. Nón chóp ra đời sau nón thúng ở làng Chuông (Hà Tây).

Nón chóp làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành 16 vành tre làm vành nón. Bởi thế, nón đến nón chóp, ca dao có câu:

“Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

(Ca dao)

Vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vành, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Khi đem ra làm nón người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng hai mươi bốn đến hai mươi lăm chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gửi gắm trong chiếc nón đó bao ước mơ, ý nguyện của mình. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Vì vậy tục ngữ có câu:

“Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn”

(Tục ngữ)

Nón đến công dụng của chiếc nón, người dân quê tôi ai cũng đọc thuộc lòng câu ca dao:

Trời mưa thì mặc trời mưa,

Chồng tôi đi bừa đã có nón che.”

(Ca dao)​

Từ khi có mặt, chiếc nón đã theo chân người nông phu ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được bà dùng để quạt đưa cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường. Không chỉ làm vật che nắng, che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca.

“Nón này che nắng che mưa

Nón này để đội cho vừa đôi ta

Còn duyên nón cụ quai tơ

Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong”

Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết, của người phụ nữ mộc mạc chân tình, của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá. Chiếc nón lá mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng đã tôn lên vẻ duyên dáng, dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt. Nón lá đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà tạo nên những điệu múa mềm mại, duyên dáng. Ngày nay, hình ảnh chiếc nón lá đi kèm chiếc áo bà ba, nụ cười của cô gái Việt đã trở thành hình ảnh quảng bá cho ngành du lịch Việt Nam.

Để sử dụng chiếc nón lá được lâu dài hơn, trước khi dùng chúng ta nên quét một lớp dầu bóng ngoài lá nón để khi sử dụng lá nón không giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm.

Hiện nay, những nơi sản xuất nón nổi tiếng như Huế, Hà Tây. Những nơi này đã nổi tiếng từ xưa qua những câu ca dao, những lời ca tiếng hát như:

“Chợ Dinh bán áo con trai,

Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim”

(Ca dao Huế)

“Anh gửi tặng em chiếc nón bài thơ xứ Nghệ,

Mang hình bóng quê hương,

Lợp vào đây trăm mến, ngàn thương.”

(Bài hát – Gửi em chiếc nón bài thơ)

Giá thành của nón cũng thường dao động từ 20.000 đến 50.000 rẻ hơn các loại nón thời trang hiện nay.

Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng,một ý nghĩa riêng. Hiện nay, đời sống của chúng ta đã văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó: giản dị, duyên dáng. Dù ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay. Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Là một người con gái xứ Việt tôi tự hào vì chiếc nón lá, đó chính là biểu tượng của người con gái Việt Nam và cũng là biểu tượng cho tâm hồn người Việt tinh tế và thanh lịch.

“Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ

Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ trong tay

Thầm bước lặng những khi trời dịu nắng.”

Ai đã từng qua miền Trung đất Việt, không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón cùng với tà áo dài tha thướt đã không chỉ tạo nên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng cho những cô gái xứ Huế, mà đối với người phụ nữ Việt Nam hình ảnh ấy đã trở nên thân thiết, gần gũi, là người bạn góp phần lớn tạo lên vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của họ. Chính vì vậy chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.

Chiếc nón lá đã có lịch sử từ rất lâu đời. Bởi lẽ, người ta đã tìm thấy hình ảnh của nó được chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Ngọc Lữ vào khoảng hai nghìn năm trăm đến ba nghìn năm trước công nguyên. Nó đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghệ thuật múa dân gian người ta cũng đã tìm thấy hình ảnh nón lá trên tay các cô thiếu nữ qua điệu múa nón, thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, chiếc nón cũng đã đi vào ca dao, tục ngữ qua những câu ca:

“Ai làm chiếc nón quai thao

Để cho anh thấy cô nào cũng xinh”

(Ca dao)

“Trở lại Huế thương, bài thơ khắc trong chiếc nón.

Em cầm trên tay ra đứng bờ sông”

(Bài hát – Huế thương)

Nón được phân làm hai loại: dựa vào chất liệu và dựa vào đặc điểm cấu tạo. Dựa vào chất liệu gồm có: nón lá dừa và nón lá cọ. Dựa vào đặc điểm cấu tạo gồm có: nón thúng và nón chóp. Nón thúng có các loại như: nón ngang, nón dấu, nón mười. Nón chóp ra đời sau nón thúng ở làng Chuông (Hà Tây).

Nón chóp làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành 16 vành tre làm vành nón. Bởi thế, nón đến nón chóp, ca dao có câu:

“Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

(Ca dao)

Vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vành, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Khi đem ra làm nón người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng hai mươi bốn đến hai mươi lăm chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gửi gắm trong chiếc nón đó bao ước mơ, ý nguyện của mình. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Vì vậy tục ngữ có câu:

“Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn”

(Tục ngữ)

Nón đến công dụng của chiếc nón, người dân quê tôi ai cũng đọc thuộc lòng câu ca dao:

Trời mưa thì mặc trời mưa,

Chồng tôi đi bừa đã có nón che.”

(Ca dao)​

Từ khi có mặt, chiếc nón đã theo chân người nông phu ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được bà dùng để quạt đưa cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường. Không chỉ làm vật che nắng, che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca.

“Nón này che nắng che mưa

Nón này để đội cho vừa đôi ta

Còn duyên nón cụ quai tơ

Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong”

Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết, của người phụ nữ mộc mạc chân tình, của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá. Chiếc nón lá mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng đã tôn lên vẻ duyên dáng, dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt. Nón lá đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà tạo nên những điệu múa mềm mại, duyên dáng. Ngày nay, hình ảnh chiếc nón lá đi kèm chiếc áo bà ba, nụ cười của cô gái Việt đã trở thành hình ảnh quảng bá cho ngành du lịch Việt Nam.

Để sử dụng chiếc nón lá được lâu dài hơn, trước khi dùng chúng ta nên quét một lớp dầu bóng ngoài lá nón để khi sử dụng lá nón không giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm.

Hiện nay, những nơi sản xuất nón nổi tiếng như Huế, Hà Tây. Những nơi này đã nổi tiếng từ xưa qua những câu ca dao, những lời ca tiếng hát như:

“Chợ Dinh bán áo con trai,

Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim”

(Ca dao Huế)

“Anh gửi tặng em chiếc nón bài thơ xứ Nghệ,

Mang hình bóng quê hương,

Lợp vào đây trăm mến, ngàn thương.”

(Bài hát – Gửi em chiếc nón bài thơ)

Giá thành của nón cũng thường dao động từ 20.000 đến 50.000 rẻ hơn các loại nón thời trang hiện nay.

Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng,một ý nghĩa riêng. Hiện nay, đời sống của chúng ta đã văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó: giản dị, duyên dáng. Dù ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay. Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Là một người con gái xứ Việt tôi tự hào vì chiếc nón lá, đó chính là biểu tượng của người con gái Việt Nam và cũng là biểu tượng cho tâm hồn người Việt tinh tế và thanh lịch.

Chọn tập
Bình luận
× sticky