Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Viết một đoạn văn diễn dịch nêu suy nghĩ của em về lối sống ân nghĩa và nghĩa hiệp mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm qua đoạn trích Lục Vân Tiên

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nội dung nhân đạo Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua đoạn trích Lục Vân Tiên là tấm lòng nghĩa hiệp và lối sống ân nghĩa của con người. Hành động đánh cướp bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng trọng nghĩa của Lục Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. “Người đều sợ nó có tài đương khôn”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp – vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa, có thể so sánh với những hình mẫu lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long trong Tam Quốc – không mấy ai không thán phục…! Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vì nghĩa quên thân, đem cái tài và sức mạnh của bậc anh hùng bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo. bên cạnh đó, nhân vật Kiều Nguyệt Nga cũng được miêu tả là một cô gái sống có ân nghĩa. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp” khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình. Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa. Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn. Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga và Lục Văn Tiên khiến người đọc cảm mến. 

Nội dung nhân đạo Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua đoạn trích Lục Vân Tiên là tấm lòng nghĩa hiệp và lối sống ân nghĩa của con người. Hành động đánh cướp bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng trọng nghĩa của Lục Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. “Người đều sợ nó có tài đương khôn”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp – vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa, có thể so sánh với những hình mẫu lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long trong Tam Quốc – không mấy ai không thán phục…! Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vì nghĩa quên thân, đem cái tài và sức mạnh của bậc anh hùng bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo. bên cạnh đó, nhân vật Kiều Nguyệt Nga cũng được miêu tả là một cô gái sống có ân nghĩa. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp” khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình. Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa. Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn. Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga và Lục Văn Tiên khiến người đọc cảm mến. 

Chọn tập
Bình luận