Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Thuyết minh về Di tích lịch sử (chùa một cột)

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tôi được xây dựng cách đây non một ngàn năm, được chứng kiến rất nhiều đổi thay của non sông Việt Nam. Người Việt thường biết đến tôi dưới tên gọi: Chùa Một Cột.

Sở dĩ tôi có cái tên đặc biệt đó là vì tôi chỉ có một cột làm trụ. Tôi sống giữa một hồ sen trong khu vườn Tây Cấm thật thơ mộng. Tôi được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông và theo sự gợi ý của nhà sự Thiền Tuệ. Vào năm tôi ra đời, tức năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Vì thế các nghệ nhân làm tôi trông giống như một tòa sen, nên người ta thường gọi dưới cái tên khác là Liên Hoa Đài. Sau khi xây dựng, nhà vua còn cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế tôi còn được mang tên là Diên Hựu.

Cả thân tôi đều được làm bằng gỗ, phía trong có tượng Phật bà Quan Âm. Mái đầu tôi hình vuông, làm bằng ngói, hơi cong ở mỗi góc, trên có lưỡng long triều nguyệt, chiều dài mỗi cạnh chừng 3m. Còn cây cột độc nhất của tôi có đường kính 1,2m, chiều cao cột thì chừng 4m, chưa kể phần ngập dưới hồ. Cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên.

Từ khi được xây dựng cho đến nay, tôi được tu sửa rất nhiều lần, vì thế diện mạo của tôi hiện nay khác xưa nhiều lắm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho dựng một ngọn bảo tháp cạnh tôi và cho trùng tu tôi lại. Đến năm 1108, Ỷ Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là “Giác thế chung” (Quả chuông thức tỉnh người đời). Quả chuông này có thể sánh chung với tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh thời đó, vì thế nó đối với tôi đáng giá vô cùng. Nhưng chỉ tiếc tôi hèn mọn, không thể giữ chuông bên mình vì quá nặng, để dưới đất thì nó lại đáng không kêu. Vì thế người ta đành chuyển nó vào một thửa ruộng sâu nơi tôi ở. Đặc biệt thửa ruộng này có nhiều rua, nên chuông còn có tên là “Quy Điền chung”. Tiếc là quả chuông quý giá ấy lại bị phá hủy vào năm 1426, khi quân Minh xâm lược nước ta vì không còn vũ khí nên đã phá chuông lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.

Trước đây, tôi từng được xem là một ngôi Quốc tự và là một nơi rất linh thiêng.

Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng tư âm lịch, nhà vua lại đến chỗ tôi làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.

Tương truyền rằng khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến chỗ tôi cầu nguyện. Một đêm, Vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Đến nay vào những dịp lễ Tết hay ngày Rằm, mùng Một nhiều khách thập phương nườm nượp đến chỗ tôi cầu nguyện và thăm quan. Điều quan trọng nhất là ngày 4 tháng 5 năm 2006, tôi được ghi vào sách kỷ lục Ghiness Việt Nam với danh hiệu “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”

Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu:

Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn

Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan

In ngược hình chim, gương nước lạnh

Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn

Tôi được xây dựng cách đây non một ngàn năm, được chứng kiến rất nhiều đổi thay của non sông Việt Nam. Người Việt thường biết đến tôi dưới tên gọi: Chùa Một Cột.

Sở dĩ tôi có cái tên đặc biệt đó là vì tôi chỉ có một cột làm trụ. Tôi sống giữa một hồ sen trong khu vườn Tây Cấm thật thơ mộng. Tôi được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông và theo sự gợi ý của nhà sự Thiền Tuệ. Vào năm tôi ra đời, tức năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Vì thế các nghệ nhân làm tôi trông giống như một tòa sen, nên người ta thường gọi dưới cái tên khác là Liên Hoa Đài. Sau khi xây dựng, nhà vua còn cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế tôi còn được mang tên là Diên Hựu.

Cả thân tôi đều được làm bằng gỗ, phía trong có tượng Phật bà Quan Âm. Mái đầu tôi hình vuông, làm bằng ngói, hơi cong ở mỗi góc, trên có lưỡng long triều nguyệt, chiều dài mỗi cạnh chừng 3m. Còn cây cột độc nhất của tôi có đường kính 1,2m, chiều cao cột thì chừng 4m, chưa kể phần ngập dưới hồ. Cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên.

Từ khi được xây dựng cho đến nay, tôi được tu sửa rất nhiều lần, vì thế diện mạo của tôi hiện nay khác xưa nhiều lắm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho dựng một ngọn bảo tháp cạnh tôi và cho trùng tu tôi lại. Đến năm 1108, Ỷ Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là “Giác thế chung” (Quả chuông thức tỉnh người đời). Quả chuông này có thể sánh chung với tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh thời đó, vì thế nó đối với tôi đáng giá vô cùng. Nhưng chỉ tiếc tôi hèn mọn, không thể giữ chuông bên mình vì quá nặng, để dưới đất thì nó lại đáng không kêu. Vì thế người ta đành chuyển nó vào một thửa ruộng sâu nơi tôi ở. Đặc biệt thửa ruộng này có nhiều rua, nên chuông còn có tên là “Quy Điền chung”. Tiếc là quả chuông quý giá ấy lại bị phá hủy vào năm 1426, khi quân Minh xâm lược nước ta vì không còn vũ khí nên đã phá chuông lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.

Trước đây, tôi từng được xem là một ngôi Quốc tự và là một nơi rất linh thiêng.

Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng tư âm lịch, nhà vua lại đến chỗ tôi làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.

Tương truyền rằng khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến chỗ tôi cầu nguyện. Một đêm, Vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Đến nay vào những dịp lễ Tết hay ngày Rằm, mùng Một nhiều khách thập phương nườm nượp đến chỗ tôi cầu nguyện và thăm quan. Điều quan trọng nhất là ngày 4 tháng 5 năm 2006, tôi được ghi vào sách kỷ lục Ghiness Việt Nam với danh hiệu “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”

Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu:

Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn

Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan

In ngược hình chim, gương nước lạnh

Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn

Chọn tập
Bình luận