Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Phân tích bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Gợi ý bài:

1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ.

– Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ qua những lời ru:

+ Con cò bay lả bay là

Bay từ của phủ bay ra cánh đồng.

+ Con cò bay lả bay là

Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng

+ “Đông Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”.

– Gợi nhớ những câu ca dao ấy.

– Từ những câu ca dao gợi vẽ khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa từ làng quê yêu ả đến phố xá sầm uất đông vui.

– Gợi lên vẻ nhịp nhàng thong thả, bình yên của cuộc sống xưa vốn ít biến động.

Câu thơ

“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

Con cò đi ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng”

Liên tưởng đến câu ca dao:

– Con cò mà đi ăn đêm…

… đau lòng cò con.

– Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

– Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.

– Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ – người phụ nữ nhọc nhằn vất vả lặn lội kiếm sống mà ta bắt gặp trong thơ Tú Xương khi viết về hình ảnh bà Tú:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

– Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người, đi vào thế giới tâm hồn con người, đi vào thế giới của tiếng hát lời ru của ca dao dân ca – điệu hồn dân tộc.

– Ở tuổi thơ ấu, đứa trẻ chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru này, chúng chỉ cần và cảm nhận được sự vỗ về, che chở, yêu thương của người mẹ qua những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru đúng như lời tâm sự của tác giả – người con trong bài thơ:

“Cò một mình cò phải kiếm ăn

Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng…

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”

Hình ảnh con cò tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống.

2. Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.

– Cánh cò trở thành người bạn đồng hành của con người:

Từ tuổi ấu thơ nằm trong nôi:

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi

Đến tuổi đến trường:

Mai khôn lớn, con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Đến lúc trưởng thành:

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…

Hình tượng con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú mang ý nghĩa biểu trưng về lòng mẹ, sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ.

3. Từ hình ảnh con cò suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

Nhà thơ đã khái quát quy luật tình cảm tình mẹ, tình mẫu tử bền vững rộng lớn, sâu sắc.

– Câu thơ đậm âm hưởng của lời ru. Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò và vai trò của lời ru.

– Phần cuối những câu thơ như điệp khúc lời ru ngân nga dịu ngọt.

Tóm lại :

1. Nghệ thuật

– Bài thơ viết theo thể thơ tự do. Câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi, có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru.

– Giọng điệu vừa mang âm hưởng lời hát ru vừa mang đậm chất suy tưởng triết lý.

– Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao là nơi xuất phat điểm tựa cho những lý tưởng sáng tạo mở rộng của tác giả. Hình ảnh con cò giàu ý nghĩa tượng trưng.

2. Nội dung

Khi khai thác hiện tượng con cò trong ca dao, trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên đã ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với đời sống con người. Từ cảm xúc, nhà thơ đx đúc kết ý nghĩa phong phú về hình tượng con cò và thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử.

1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ.

– Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ qua những lời ru:

+ Con cò bay lả bay là

Bay từ của phủ bay ra cánh đồng.

+ Con cò bay lả bay là

Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng

+ “Đông Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”.

– Gợi nhớ những câu ca dao ấy.

– Từ những câu ca dao gợi vẽ khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa từ làng quê yêu ả đến phố xá sầm uất đông vui.

– Gợi lên vẻ nhịp nhàng thong thả, bình yên của cuộc sống xưa vốn ít biến động.

Câu thơ

“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

Con cò đi ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng”

Liên tưởng đến câu ca dao:

– Con cò mà đi ăn đêm…

… đau lòng cò con.

– Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

– Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.

– Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ – người phụ nữ nhọc nhằn vất vả lặn lội kiếm sống mà ta bắt gặp trong thơ Tú Xương khi viết về hình ảnh bà Tú:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

– Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người, đi vào thế giới tâm hồn con người, đi vào thế giới của tiếng hát lời ru của ca dao dân ca – điệu hồn dân tộc.

– Ở tuổi thơ ấu, đứa trẻ chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru này, chúng chỉ cần và cảm nhận được sự vỗ về, che chở, yêu thương của người mẹ qua những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru đúng như lời tâm sự của tác giả – người con trong bài thơ:

“Cò một mình cò phải kiếm ăn

Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng…

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”

Hình ảnh con cò tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống.

2. Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.

– Cánh cò trở thành người bạn đồng hành của con người:

Từ tuổi ấu thơ nằm trong nôi:

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi

Đến tuổi đến trường:

Mai khôn lớn, con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Đến lúc trưởng thành:

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…

Hình tượng con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú mang ý nghĩa biểu trưng về lòng mẹ, sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ.

3. Từ hình ảnh con cò suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

Nhà thơ đã khái quát quy luật tình cảm tình mẹ, tình mẫu tử bền vững rộng lớn, sâu sắc.

– Câu thơ đậm âm hưởng của lời ru. Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò và vai trò của lời ru.

– Phần cuối những câu thơ như điệp khúc lời ru ngân nga dịu ngọt.

Tóm lại :

1. Nghệ thuật

– Bài thơ viết theo thể thơ tự do. Câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi, có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru.

– Giọng điệu vừa mang âm hưởng lời hát ru vừa mang đậm chất suy tưởng triết lý.

– Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao là nơi xuất phat điểm tựa cho những lý tưởng sáng tạo mở rộng của tác giả. Hình ảnh con cò giàu ý nghĩa tượng trưng.

2. Nội dung

Khi khai thác hiện tượng con cò trong ca dao, trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên đã ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với đời sống con người. Từ cảm xúc, nhà thơ đx đúc kết ý nghĩa phong phú về hình tượng con cò và thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử.

Chọn tập
Bình luận
× sticky