Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Thuyết minh về chiếc quạt giấy

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển cùng với đó là đời sống của người dân cũng khá giả hơn. Những vật dụng trong gia đình cũng dần dần được đổi mới và cải tiến để đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người. Ngày nay, hầu hết các gia đình đều có chiếc tivi màu nhưng ít ai còn nhớ rằng cách đây khoảng hơn chục năm hiếm nhà nào mua nổi chiếc tivi trắng-đen nữa là. Vậy mới biết ngày trước thì cái gì cũng là quý. Từ cái bóng đèn, cuộn dây điện cho đến chiếc radio và chiếc quạt điện thân quen,… Nói đến chiếc quạt, tôi lại nhớ lại những trưa hè nóng bức, yên ắng với làn gió nhè nhẹ từ chiếc quạt giấy của mẹ quạt cho tôi và những lời ru tha thiết khi tôi còn đỏ hỏn.

Nhớ biết bao! Chiếc quạt giấy gắn liền với những trưa hè của miền nhiệt đới, gắn liền với khung cảnh xa xưa của những vùng quê nghèo khó. Chiếc quạt giấy thân thương nay còn đâu khi mà thay vào đó là những chiếc quạt điện cồng kềnh và đắt tiền. Kéo theo đó là hàng loạt các loại quạt như: quạt sạc, quạt bàn, quạt công nghiệp, …Nhưng dù có thế nào thì tôi vẫn thích dùng quạt giấy hơn vì nó vừa tiện lợi, ít tốn kém mà lại còn giản dị, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam qua bao đời nay.

Quạt giấy là vật dụng đã có từ rất lâu đời mà tổ tiên loài người đã làm ra. Không những vậy, cội nguồn của chiếc quạt giấy Viêt Nam còn bắt nguồn từ những làng quê sau lũy tre xanh. Từ những người bạn “tre” hết sức đơn giản và mộc mạc đó, những chiếc quạt giấy thân thuộc với chúng ta đã ra đời. Cũng có một số sách sử ghi chép lại rằng: “Vào khoảng thế kỉ thứ XIV, vua Trần Dụ Tông sai sư nô làm quạt bán và từ đó nhiều làng làm quạt đã ra đời. Nhưng nổi tiếng hơn cả là quạt làng Vác ở Hà Tây với nhiều mẫu mã quạt tinh xảo. Nhưng rồi sau này quạt giấy được cải biên ra nhiều chất liệu khác như: giấy dó, vải, nhựa tổng hợp,…Bên cạnh đó những người thợ khéo tay còn tỉ mỉ khắc họa lên quạt những hoa văn tinh tế, những hình ảnh bắt mắt: như chân dung người thiếu nữ duyên dáng, những chú hổ dũng mãnh, oai nghi, những đồng quê bất tận và yên bình cho đến những dòng chữ thư pháp bay bổng uyển chuyển,… nhằm thu hút sự chú ý của người mua. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì quạt giấy vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu của nó là gần bằng nửa hình tròn với những nan quạt có thể xếp lại hoặc mở ra dùng một cách dễ dàng.

Quạt giấy là một người bạn gắn bó cùng ta trong những trưa hè oi bức, cúp điện.Chẳng ồn ào, tốn kém và cồng kềnh như những chiếc quạt máy đắt tiền mà lại còn tạo ra những làn gió mát tự nhiên, thân thiện với môi trường. Nó như một chiếc ô nho nhỏ giúp ta che nắng mỗi khi đi đường và còn là một người bạn của nhà nông được dùng làm quạt thóc cho vụ mùa. Chưa dừng lại ở đó, quạt giấy còn là một đạo cụ không thể thiếu trong sân khấu chèo, tuồng,… nhằm làm tăng lên nét đẹp thùy mị, nết na của các tiểu thư khuê các, e lệ. Còn đối với giới nho sĩ thời xưa thì chiếc quạt còn là một vật bất ly thân, thường được họ mang theo bên mình trong những lúc bình thơ, viết văn. Không những thế, chiếc quạt thường được đề thơ nôm còn để làm quà kỉ niệm cho bạn bè, tri hữu. Ngoài ra, nó còn được mượn để bày tỏ ẩn ý sâu xa nhưng được giễu bằng những lời nhẹ nhàng và thâm thúy qua bài thơ “Vịnh cái quạt” của thi sĩ Hồ Xuân Hương như sau:

Mười bảy hay là mười tám đây

Cho anh yêu dấu chẳng rời tay

Mỏng dày chừng ấy chành ba góc

Rộng hẹp đường nào cấm 1 cây

Càng nóng bao nhiêu càng muốn mát

Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày

Hồng hồng má phấn duyên gì vậy

Chúa dấu vua yêu một cái này.

Cây quạt giấy có cách làm đơn giản và cũng rất tiện dụng. Mọi người đều có thể sử dụng nó một cách dễ dàng, từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn,…Đi đến đâu ta cũng có thể thấy được cái thói quen dùng quạt giấy của người dân. Ngay cả khách nước ngoài đến Việt Nam cũng rất thích chiếc quạt giấy. Hình thù đơn giản mà bền chắc của chiếc quạt, không những vừa tạo ra làn gió mát mà việc phe phẩy chiếc quạt giấy còn giúp kích thích huyệt “Thốn Quan Xích” nơi cổ tay_một phương cách tuyệt vời để điều chỉnh khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể từ đó làm cho cơ thể luôn ở trạng thái “thủy hỏa ký tế”. Cũng vì vậy mà cây quạt giấy còn là một đạo cụ trong môn Thái Cực Quyền, một môn thể dục dưỡng sinh của người có độ tuổi trung niên giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái thủy hỏa cân bằng, mọi tật bệnh tiêu tan, và khi đó con người mới thật sự được làm mát. Đó mới chính là dụng ý của sâu xa của người xưa trong thói quen phe phẩy cây quạt giấy.

Ngày nay, con người thường bị chi phối bởi cái hình thức bên ngoài nên ngày càng rời xa những thói quen tốt đẹp trong đời sống bình thường. Xã hội phân hóa giàu nghèo, phân biệt giai cấp chủ tớ, người giàu có xu hướng ngày càng ít cầm đến cây quạt mà chuyển dần sang người đầy tớ quạt thay cho mình. Quả nhiên ông Trời thật không công bằng, người chủ thì được sung sướng, được phục vụ, được quạt mát bên ngoài mà không tốn công còn người đầy tớ thì ngược lại mang cái hình cực khổ phải quạt cho người, phải phục vụ cho người nhưng lại luôn trong bản chất hưởng thụ, vì nhờ lao động mà có sức khỏe, có gì quí bằng thân mình khỏe mạnh! Rồi xã hội càng hiện đại hơn, con người càng làm “hại điện” bằng cách chế ra cái quạt điện, cái máy lạnh… để làm mát con người nhưng đâu biết đang tự đưa mình vào cái vòng lẩn quẩn làm khó chính mình, càng làm cho trái đất nóng lên từng ngày, môi trường sống ngày càng khắc nghiệt. Mặc dù có không ít lời cảnh báo từ các bác sĩ, thầy thuốc rằng dùng quạt máy, máy lạnh quá mức là không tốt cho sức khỏe nhưng người ta vẫn cứ “xài thả ga”. Nên đâu đó ta vẫn nghe mấy vụ chết người vì thổi quạt máy vào người! Cái máy lạnh thì ngày càng nhốt con người vào những “cái hộp” tách biệt với thế giới tự nhiên bên ngoài, rồi người ta dần nhận ra nó là khắc tinh của những người mắc chứng viêm xoang, chứng lạnh thấu xương sau sinh của phụ nữ… Con người làm mình ngày càng yếu hơn! Người xưa có thể sinh hơn 10 người con mà vẫn khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, 60-70 tuổi mà mắt vẫn sáng đến xỏ lỗ kim còn được. Người đời nay đến sinh bằng cách tự nhiên cũng sinh không được, đến 30-40 tuổi là bệnh tật liên miên, mắt mờ chân run, khi trái gió trở trời là y như rằng không thể chịu nổi, ngày nào cũng phải uống một nắm thuốc tây. Cái tuổi thọ hơn xưa mà con người đang kêu ca, chẳng qua là vì con người luôn phải được nuôi lây lất bằng thuốc. Đó cũng chính là những tác hại của việc ngồi quạt máy và máy lạnh hàng nhiều giờ liền của người dân thành phố nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

Ngày nay với công cuộc hiện đại hoá nhu cầu của con người ngày càng cao hơn quạt máy, điều hoà đã ra đời thay thế quạt thủ công. Nhưng vật dụng mộc mạc giản dị ấy vẫn còn cần thiết trong nhiều căn nhà vùng sâu vùng xa, đặc biệt là trong lao động nghệ thuật tôn giáo, sinh hoạt , tín ngưỡng. Chẳng thứ vật dụng nào có thể thể hiện tâm trạng, tính cách, tâm hồn, tình cảm của con người hơn chiếc quạt thủ công.Đó cũng chính là sức sống tiềm tàng của nó. Tôi tin rằng chiếc quạt giấy sẽ luôn song hành cùng với đời sống văn hoá của người Việt Nam chúng ta sau này và mãi mãi về sau.

Xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển cùng với đó là đời sống của người dân cũng khá giả hơn. Những vật dụng trong gia đình cũng dần dần được đổi mới và cải tiến để đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người. Ngày nay, hầu hết các gia đình đều có chiếc tivi màu nhưng ít ai còn nhớ rằng cách đây khoảng hơn chục năm hiếm nhà nào mua nổi chiếc tivi trắng-đen nữa là. Vậy mới biết ngày trước thì cái gì cũng là quý. Từ cái bóng đèn, cuộn dây điện cho đến chiếc radio và chiếc quạt điện thân quen,… Nói đến chiếc quạt, tôi lại nhớ lại những trưa hè nóng bức, yên ắng với làn gió nhè nhẹ từ chiếc quạt giấy của mẹ quạt cho tôi và những lời ru tha thiết khi tôi còn đỏ hỏn.

Nhớ biết bao! Chiếc quạt giấy gắn liền với những trưa hè của miền nhiệt đới, gắn liền với khung cảnh xa xưa của những vùng quê nghèo khó. Chiếc quạt giấy thân thương nay còn đâu khi mà thay vào đó là những chiếc quạt điện cồng kềnh và đắt tiền. Kéo theo đó là hàng loạt các loại quạt như: quạt sạc, quạt bàn, quạt công nghiệp, …Nhưng dù có thế nào thì tôi vẫn thích dùng quạt giấy hơn vì nó vừa tiện lợi, ít tốn kém mà lại còn giản dị, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam qua bao đời nay.

Quạt giấy là vật dụng đã có từ rất lâu đời mà tổ tiên loài người đã làm ra. Không những vậy, cội nguồn của chiếc quạt giấy Viêt Nam còn bắt nguồn từ những làng quê sau lũy tre xanh. Từ những người bạn “tre” hết sức đơn giản và mộc mạc đó, những chiếc quạt giấy thân thuộc với chúng ta đã ra đời. Cũng có một số sách sử ghi chép lại rằng: “Vào khoảng thế kỉ thứ XIV, vua Trần Dụ Tông sai sư nô làm quạt bán và từ đó nhiều làng làm quạt đã ra đời. Nhưng nổi tiếng hơn cả là quạt làng Vác ở Hà Tây với nhiều mẫu mã quạt tinh xảo. Nhưng rồi sau này quạt giấy được cải biên ra nhiều chất liệu khác như: giấy dó, vải, nhựa tổng hợp,…Bên cạnh đó những người thợ khéo tay còn tỉ mỉ khắc họa lên quạt những hoa văn tinh tế, những hình ảnh bắt mắt: như chân dung người thiếu nữ duyên dáng, những chú hổ dũng mãnh, oai nghi, những đồng quê bất tận và yên bình cho đến những dòng chữ thư pháp bay bổng uyển chuyển,… nhằm thu hút sự chú ý của người mua. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì quạt giấy vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu của nó là gần bằng nửa hình tròn với những nan quạt có thể xếp lại hoặc mở ra dùng một cách dễ dàng.

Quạt giấy là một người bạn gắn bó cùng ta trong những trưa hè oi bức, cúp điện.Chẳng ồn ào, tốn kém và cồng kềnh như những chiếc quạt máy đắt tiền mà lại còn tạo ra những làn gió mát tự nhiên, thân thiện với môi trường. Nó như một chiếc ô nho nhỏ giúp ta che nắng mỗi khi đi đường và còn là một người bạn của nhà nông được dùng làm quạt thóc cho vụ mùa. Chưa dừng lại ở đó, quạt giấy còn là một đạo cụ không thể thiếu trong sân khấu chèo, tuồng,… nhằm làm tăng lên nét đẹp thùy mị, nết na của các tiểu thư khuê các, e lệ. Còn đối với giới nho sĩ thời xưa thì chiếc quạt còn là một vật bất ly thân, thường được họ mang theo bên mình trong những lúc bình thơ, viết văn. Không những thế, chiếc quạt thường được đề thơ nôm còn để làm quà kỉ niệm cho bạn bè, tri hữu. Ngoài ra, nó còn được mượn để bày tỏ ẩn ý sâu xa nhưng được giễu bằng những lời nhẹ nhàng và thâm thúy qua bài thơ “Vịnh cái quạt” của thi sĩ Hồ Xuân Hương như sau:

Mười bảy hay là mười tám đây

Cho anh yêu dấu chẳng rời tay

Mỏng dày chừng ấy chành ba góc

Rộng hẹp đường nào cấm 1 cây

Càng nóng bao nhiêu càng muốn mát

Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày

Hồng hồng má phấn duyên gì vậy

Chúa dấu vua yêu một cái này.

Cây quạt giấy có cách làm đơn giản và cũng rất tiện dụng. Mọi người đều có thể sử dụng nó một cách dễ dàng, từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn,…Đi đến đâu ta cũng có thể thấy được cái thói quen dùng quạt giấy của người dân. Ngay cả khách nước ngoài đến Việt Nam cũng rất thích chiếc quạt giấy. Hình thù đơn giản mà bền chắc của chiếc quạt, không những vừa tạo ra làn gió mát mà việc phe phẩy chiếc quạt giấy còn giúp kích thích huyệt “Thốn Quan Xích” nơi cổ tay_một phương cách tuyệt vời để điều chỉnh khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể từ đó làm cho cơ thể luôn ở trạng thái “thủy hỏa ký tế”. Cũng vì vậy mà cây quạt giấy còn là một đạo cụ trong môn Thái Cực Quyền, một môn thể dục dưỡng sinh của người có độ tuổi trung niên giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái thủy hỏa cân bằng, mọi tật bệnh tiêu tan, và khi đó con người mới thật sự được làm mát. Đó mới chính là dụng ý của sâu xa của người xưa trong thói quen phe phẩy cây quạt giấy.

Ngày nay, con người thường bị chi phối bởi cái hình thức bên ngoài nên ngày càng rời xa những thói quen tốt đẹp trong đời sống bình thường. Xã hội phân hóa giàu nghèo, phân biệt giai cấp chủ tớ, người giàu có xu hướng ngày càng ít cầm đến cây quạt mà chuyển dần sang người đầy tớ quạt thay cho mình. Quả nhiên ông Trời thật không công bằng, người chủ thì được sung sướng, được phục vụ, được quạt mát bên ngoài mà không tốn công còn người đầy tớ thì ngược lại mang cái hình cực khổ phải quạt cho người, phải phục vụ cho người nhưng lại luôn trong bản chất hưởng thụ, vì nhờ lao động mà có sức khỏe, có gì quí bằng thân mình khỏe mạnh! Rồi xã hội càng hiện đại hơn, con người càng làm “hại điện” bằng cách chế ra cái quạt điện, cái máy lạnh… để làm mát con người nhưng đâu biết đang tự đưa mình vào cái vòng lẩn quẩn làm khó chính mình, càng làm cho trái đất nóng lên từng ngày, môi trường sống ngày càng khắc nghiệt. Mặc dù có không ít lời cảnh báo từ các bác sĩ, thầy thuốc rằng dùng quạt máy, máy lạnh quá mức là không tốt cho sức khỏe nhưng người ta vẫn cứ “xài thả ga”. Nên đâu đó ta vẫn nghe mấy vụ chết người vì thổi quạt máy vào người! Cái máy lạnh thì ngày càng nhốt con người vào những “cái hộp” tách biệt với thế giới tự nhiên bên ngoài, rồi người ta dần nhận ra nó là khắc tinh của những người mắc chứng viêm xoang, chứng lạnh thấu xương sau sinh của phụ nữ… Con người làm mình ngày càng yếu hơn! Người xưa có thể sinh hơn 10 người con mà vẫn khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, 60-70 tuổi mà mắt vẫn sáng đến xỏ lỗ kim còn được. Người đời nay đến sinh bằng cách tự nhiên cũng sinh không được, đến 30-40 tuổi là bệnh tật liên miên, mắt mờ chân run, khi trái gió trở trời là y như rằng không thể chịu nổi, ngày nào cũng phải uống một nắm thuốc tây. Cái tuổi thọ hơn xưa mà con người đang kêu ca, chẳng qua là vì con người luôn phải được nuôi lây lất bằng thuốc. Đó cũng chính là những tác hại của việc ngồi quạt máy và máy lạnh hàng nhiều giờ liền của người dân thành phố nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

Ngày nay với công cuộc hiện đại hoá nhu cầu của con người ngày càng cao hơn quạt máy, điều hoà đã ra đời thay thế quạt thủ công. Nhưng vật dụng mộc mạc giản dị ấy vẫn còn cần thiết trong nhiều căn nhà vùng sâu vùng xa, đặc biệt là trong lao động nghệ thuật tôn giáo, sinh hoạt , tín ngưỡng. Chẳng thứ vật dụng nào có thể thể hiện tâm trạng, tính cách, tâm hồn, tình cảm của con người hơn chiếc quạt thủ công.Đó cũng chính là sức sống tiềm tàng của nó. Tôi tin rằng chiếc quạt giấy sẽ luôn song hành cùng với đời sống văn hoá của người Việt Nam chúng ta sau này và mãi mãi về sau.

Chọn tập
Bình luận