Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Nghị luận: Về hiện tượng nói tục trong học sinh hiện nay

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi người. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng là nếp sống văn minh cần được mọi người coi trọng, nhất là giới trẻ. Có thể, hình thức một ai đó thật nổi bật, cá tính thật hay, nhưng thiếu đi những kỹ năng ứng xử đúng mực trước mọi người thì họ cũng đã tự làm xấu đi hình ảnh của mình. Bởi hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hành vi thiếu văn hóa đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ.

Xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ đang ngày càng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một phần không nhỏ các bạn trẻ lại có cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng; nói năng tục tĩu, ồn ào, nói chuyện điện thoại oang oang hoặc thể hiện tình cảm thái quá nơi đông người, công viên; chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng; bóp còi inh ỏi khi tắc đường; đi xe buýt không nhường ghế cho người già và phụ nữ… Những hành vi này đang tạo ra một thói quen xấu cho giới trẻ, tạo ra một môi trường thiếu văn hóa trong xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi, nhân cách của các bạn trẻ. Có những chuyện người xung quanh chứng kiến phải lắc đầu ngao ngán với lối ứng xử “quá tệ” của các bạn trẻ ngày nay.

Trong không khí nhộn nhịp của những ngày cuối năm, các siêu thị trở nên đông hơn ngày thường, bởi có nhiều mặt hàng giảm giá, ai cũng muốn tranh thủ lựa chọn những món hàng đẹp, rẻ, phù hợp với mình, nhất là gian hàng quần áo may sẵn. Đang chọn lựa quần tây giảm giá với người thân, một bạn gái đứng bên cạnh cũng đang nhanh tay lựa chọn, cô nàng “vô tư” xốc, moi, mở ra xem kiểu, size nhưng chẳng xếp lại và để vào đúng chỗ như nhân viên siêu thị sắp gọn gàng, ngăn nắp trước đó. Chỉ một thoáng là chỗ cô ta đứng lựa đã bề bộn, những người đứng cạnh tỏ ra khó chịu. Cô bạn đi cùng nói nhỏ gì đó với cô gái, nhưng cô nàng thản nhiên lựa đồ tiếp và nói to: “Kệ mẹ tụi nó, đứa nào thích thì nhìn. Mình đẹp mà! Muốn mua đồ thì phải lựa, phải xốc lên mới lựa được chứ! Một chút mấy đứa nhân viên siêu thị nó xếp lại…”. Hết “cảnh” lựa chọn, cô nàng “chuyển cảnh” thử đồ. Dù siêu thị có để bảng quy định mỗi khách hàng thử tối đa 4 sản phẩm/lần thử nhưng nàng ta mang vào phòng thử gần chục món. Thế nhưng khi bước ra, cô nàng chỉ mang một cái áo, còn những món hàng kia cô “gửi” lại phòng thử cho tiện, “đem ra chi cho mất công cầm, trả lại chỗ cũ”- cô nàng vô tư trả lời khi một khách hàng nhắc nhở. Chứng kiến thái độ, cách ứng xử của cô nàng nhiều khách hàng lắc đầu ngao ngắn, một dì đứng gần đó nói: “Con gái gì chẳng có miếng nết, chẳng biết lịch sự, văn hóa là gì”.

Đến quầy tính tiền, ai cũng sắp hàng chờ đến lượt mình, một anh chàng cao to, điển trai, chen chân vào nói với những người đứng trước và chỉ tay ra hàng ghế chờ của siêu thị, rồi nói: “Tui chỉ có một món hàng, mọi người nhường cho tui trước nhé! Tui chở bà bầu về, bả than đau đau cái bụng”. Nghe thế, mọi người chuyển ánh mắt sang hàng ghế chờ, thì thấy một phụ nữ có thai đang ngồi nghỉ. Thế là, mọi người nhường cho anh tính tiền đi trước. Nhân viên đang tính tiền thì một cô gái chạy lại: “Anh! Em quyết định lấy cái áo này!”, rồi cô nàng đưa vào tính tiền cùng. Sau khi tính tiền xong, anh chàng điển trai khoác tay cô gái vừa mang cái áo ra và đi xuống thang máy, vừa đi vừa cười, nói: “Đông như vậy, không mánh thì tính tiền xong chắc 12 giờ khuya quá!”. Nhìn sang hàng ghế chờ thì thấy người phụ nữ có thai đang ngồi, mọi người nhìn nhau và chỉ biết nói 2 chữ “bó tay!”.

Văn hóa ứng xử không thể đem ra cân – đong – đo – đếm và cũng không hẳn tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của con người. Nó chủ yếu là do trình độ nhận thức và sự quan tâm hướng dẫn, giáo dục của những người trong gia đình và nhà trường. Do đó, để xây dựng cộng đồng văn minh và ứngs xử văn hóa nơi công cộng trở thành một thói quen tốt, mỗi người cần phải tự nâng cao hơn nữa ý thức bản thân, sống có văn hóa, biết tôn trọng bản thân mình và mọi người xung quanh. Song song đó, ngoài việc làm gương thì cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo cần phải giáo dục, hướng dẫn cách ứng xử phù hợp để các bạn trẻ có thói quen sống có văn hóa và văn minh, tôn trọng người khác và tham gia vào thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi người. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng là nếp sống văn minh cần được mọi người coi trọng, nhất là giới trẻ. Có thể, hình thức một ai đó thật nổi bật, cá tính thật hay, nhưng thiếu đi những kỹ năng ứng xử đúng mực trước mọi người thì họ cũng đã tự làm xấu đi hình ảnh của mình. Bởi hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hành vi thiếu văn hóa đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ.

Xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ đang ngày càng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một phần không nhỏ các bạn trẻ lại có cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng; nói năng tục tĩu, ồn ào, nói chuyện điện thoại oang oang hoặc thể hiện tình cảm thái quá nơi đông người, công viên; chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng; bóp còi inh ỏi khi tắc đường; đi xe buýt không nhường ghế cho người già và phụ nữ… Những hành vi này đang tạo ra một thói quen xấu cho giới trẻ, tạo ra một môi trường thiếu văn hóa trong xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi, nhân cách của các bạn trẻ. Có những chuyện người xung quanh chứng kiến phải lắc đầu ngao ngán với lối ứng xử “quá tệ” của các bạn trẻ ngày nay.

Trong không khí nhộn nhịp của những ngày cuối năm, các siêu thị trở nên đông hơn ngày thường, bởi có nhiều mặt hàng giảm giá, ai cũng muốn tranh thủ lựa chọn những món hàng đẹp, rẻ, phù hợp với mình, nhất là gian hàng quần áo may sẵn. Đang chọn lựa quần tây giảm giá với người thân, một bạn gái đứng bên cạnh cũng đang nhanh tay lựa chọn, cô nàng “vô tư” xốc, moi, mở ra xem kiểu, size nhưng chẳng xếp lại và để vào đúng chỗ như nhân viên siêu thị sắp gọn gàng, ngăn nắp trước đó. Chỉ một thoáng là chỗ cô ta đứng lựa đã bề bộn, những người đứng cạnh tỏ ra khó chịu. Cô bạn đi cùng nói nhỏ gì đó với cô gái, nhưng cô nàng thản nhiên lựa đồ tiếp và nói to: “Kệ mẹ tụi nó, đứa nào thích thì nhìn. Mình đẹp mà! Muốn mua đồ thì phải lựa, phải xốc lên mới lựa được chứ! Một chút mấy đứa nhân viên siêu thị nó xếp lại…”. Hết “cảnh” lựa chọn, cô nàng “chuyển cảnh” thử đồ. Dù siêu thị có để bảng quy định mỗi khách hàng thử tối đa 4 sản phẩm/lần thử nhưng nàng ta mang vào phòng thử gần chục món. Thế nhưng khi bước ra, cô nàng chỉ mang một cái áo, còn những món hàng kia cô “gửi” lại phòng thử cho tiện, “đem ra chi cho mất công cầm, trả lại chỗ cũ”- cô nàng vô tư trả lời khi một khách hàng nhắc nhở. Chứng kiến thái độ, cách ứng xử của cô nàng nhiều khách hàng lắc đầu ngao ngắn, một dì đứng gần đó nói: “Con gái gì chẳng có miếng nết, chẳng biết lịch sự, văn hóa là gì”.

Đến quầy tính tiền, ai cũng sắp hàng chờ đến lượt mình, một anh chàng cao to, điển trai, chen chân vào nói với những người đứng trước và chỉ tay ra hàng ghế chờ của siêu thị, rồi nói: “Tui chỉ có một món hàng, mọi người nhường cho tui trước nhé! Tui chở bà bầu về, bả than đau đau cái bụng”. Nghe thế, mọi người chuyển ánh mắt sang hàng ghế chờ, thì thấy một phụ nữ có thai đang ngồi nghỉ. Thế là, mọi người nhường cho anh tính tiền đi trước. Nhân viên đang tính tiền thì một cô gái chạy lại: “Anh! Em quyết định lấy cái áo này!”, rồi cô nàng đưa vào tính tiền cùng. Sau khi tính tiền xong, anh chàng điển trai khoác tay cô gái vừa mang cái áo ra và đi xuống thang máy, vừa đi vừa cười, nói: “Đông như vậy, không mánh thì tính tiền xong chắc 12 giờ khuya quá!”. Nhìn sang hàng ghế chờ thì thấy người phụ nữ có thai đang ngồi, mọi người nhìn nhau và chỉ biết nói 2 chữ “bó tay!”.

Văn hóa ứng xử không thể đem ra cân – đong – đo – đếm và cũng không hẳn tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của con người. Nó chủ yếu là do trình độ nhận thức và sự quan tâm hướng dẫn, giáo dục của những người trong gia đình và nhà trường. Do đó, để xây dựng cộng đồng văn minh và ứngs xử văn hóa nơi công cộng trở thành một thói quen tốt, mỗi người cần phải tự nâng cao hơn nữa ý thức bản thân, sống có văn hóa, biết tôn trọng bản thân mình và mọi người xung quanh. Song song đó, ngoài việc làm gương thì cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo cần phải giáo dục, hướng dẫn cách ứng xử phù hợp để các bạn trẻ có thói quen sống có văn hóa và văn minh, tôn trọng người khác và tham gia vào thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Chọn tập
Bình luận