Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Nghị luận về vấn đề: “Biết lắng nghe điều kỳ diệu trong cuộc sống”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đất nghe tiếng thì thầm của cỏ. Non cao nghe tiếng du dương của rừng thông. Ghềnh đá nghe tiếng róc rách của dòng suối. Gió nghe tiếng diều sáo thổi vi vu. Rừng thu nghe tiếng mùa thay lá. Vườn hoa nghe tiếng vội vã của bầy ong. Vạn vật trong vũ trụ lắng mình để nghe thanh âm của loài khác. Muôn loài trong trời đất yên lặng để thấu hiểu cảm giác của vũ trụ. Trong chiều hướng đó, không lấy làm ngạc nhiên khi người ta nói “Biết lắng nghe. Điều kỳ diệu của cuộc sống”. Vậy ta hiểu câu nói này thế nào? Đâu là ý nghĩa của việc lắng nghe?

Nếu trong nguyên tắc yêu thương cần có đối tượng để thương yêu thì trong nguyên tắc lắng nghe cũng cần có đối tượng để lắng nghe. Vì yêu thương không chỉ là việc riêng của chủ thể và lắng nghe không chỉ là điều riêng của bản thân. Nếu ta yêu thương ai thì người đó là đối tượng để thương yêu. Nếu ta lắng nghe ai thì người kia là đối tượng đang cần sự cảm thông, chia sẻ của ta. Nếu ta được yêu thương thì ta là đối tượng của người kia. Còn ta đang được người khác lắng nghe thì ta là người đang cần sự sẻ chia của người khác. Vì thế, trong nguyên tắc yêu thương và lắng nghe được hiểu từ hai phía là: chủ thể và đối tượng. Nếu ta là chủ thể thì người kia là đối tượng hay hiểu theo ngược lại.

Người Mỹ dùng chữ “listening deeply” (nghe thật sâu) nghĩa là, chỉ mới biểu lộ thiện chí muốn nghe chứ không có thái độ toàn tâm, toàn ý khi nghe. Còn chữ “lắng nghe” của người Việt được hiểu rất hay, phải “lắng” thì mới “nghe” được. Chữ “lắng” ở đây là để cho lòng mình yên tĩnh, không để những mưu cầu hay chống đối làm phân tâm. Còn chữ “nghe” là đặt mình trong hoàn cảnh của đối tượng. Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” là lắng mình xuống, không suy tư, không cố chấp, buông bỏ mọi thành kiến hay những phiền muộn trong tâm để nghe người khác với tất cả lòng thành. Vì thế, “nghe thật sâu” của người Mỹ không mạnh bằng ý nghĩa “lắng nghe” của người Việt.

Hiểu theo nguyên ngữ của việc lắng nghe là vậy, nhưng thực tế thì khác xa, vì con người trong xã hội ngày nay phần nhiều chạy theo nhu cầu hưởng thụ. Ngay cả những người thân bên cạnh ta cũng không có thời gian để lắng nghe vì cứ mải mê lo kiếm tiền. Thế giới này chắc sẽ không có ánh sáng để vơi bớt tối tăm trong đêm đen nếu không có những người như bà Nancy, mẹ của Edison. Bà đã luôn lắng nghe, động viên và chia sẻ với Edison trong cuộc sống. Trong tiểu sử của Edison có kể lại giai thoại: “Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra lớp học, thầy giáo của Edison chỉ vào cậu bé và nói: Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn. Edison rất căm giận hai chữ “điên khùng” và mang chuyện về kể với mẹ”. Và mẹ của Edison đã lắng nghe với tất cả tấm lòng cùng sự cảm thông chia se, nhằm giúp đỡ Edison vượt qua mọi khó khăn.

Bên cạnh đó, lắng nghe không chỉ hiểu ở lãnh vực tâm lý mà còn diễn tả ở con đường sự nghiệp. Vì sinh ra trong đời hầu như ai cũng được sự chỉ bảo của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Chỉ xét thái độ của người lắng nghe, nghĩa là phần lớn những người được thụ huấn nếu biết kiên trì học hỏi và đem ra thực hành những gì mình nghe được thì đường thành công vẫn luôn mở rộng. Để có được thành công trên con đường sự nghiệp như hôm nay Ánh Viên đã luôn biết lắng nghe và thực hành những lời bảo ban của thầy cô giáo cũng như các huấn luyện viên, nhất là mỗi lần gặp khó khăn thì gia đình vẫn luôn là nơi để cô tìm lại những “năng lượng đã bị mất”.

Mặt khác, lắng nghe không chỉ là tương quan của hai chủ thể mà nó còn là một tiếng nói nhiệm mầu chỉ bản thân mới cảm nhận được. Trong bài hát “Tôi đang lắng nghe” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dùng những ca từ rất hay “Tôi im lặng để nghe tiếng thở dài, im lặng để nghe lời của dòng sông, im lặng để nghe tiếng thở than của ngọn đồi, im lặng để nghe nỗi đau trên một bàn tay”. Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” để nhìn lại bản thân, cảm nhận tiếng động xung quanh, dù đó là tiếng thở dài, lời của dòng sông hay tiếng than vãn của ngọn đồi.

Cuộc sống có những biến đổi bất thường, dòng đời cũng lắm xoay chuyển không nguôi. Có những biến cố xảy đến làm ta sợ, có những bất ngờ không lường trước làm ta bơ vơ. Vì thế, không phải lúc nào con người cũng đủ tự tin để làm chủ bản thân, đủ vững chãi để bước đi trong cuộc sống. Lúc bơ vơ ta cần có ai đó để chia sẻ, lúc không vững chãi cần có một người để lắng nghe. Chia sẻ, lắng nghe trở thành nhu cầu của con người trong cuộc sống. Nếu chia sẻ làm cho con người bớt sầu khổ thì lắng nghe làm cho ta vơi đi niềm đau. Dung lượng trái tim của mỗi người có một giới hạn nhất định. Một nỗi khổ nếu được chứa đựng bởi hai trái tim thì sẽ vơi đi niềm đau. Nỗi đau quá lớn không được một ai ngồi bên cạnh để lắng nghe dễ làm người ta rơi vào trầm cảm và thường tự giam hãm trong ‘ốc đảo” của riêng mình. Nhất là trong xã hội ngày nay, khi con người luôn chạy theo sự quyến rũ của tiền bạc, cứ hối hả làm việc “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”. Vì thế, xã hội hôm nay có nhiều người đang bị trầm cảm, đủ mọi thành phần. Có những đứa bé bị hiểu lầm hay không được bố mẹ quan tâm nên chúng tự nhốt bản thân trong phòng từ ngày này qua ngày khác, hoặc lao vào những thú chơi “ngông”. Có những người già không có được sự quan tâm của con cháu nên phải tìm đến những thú nuôi để tâm sự cho nguôi ngoai nỗi cô đơn. Có những bạn trẻ vì ôm mối sầu đau quá lớn, không biêt bày tỏ cùng ai nên họ thường tìm đến cái chết. Có những cặp vợ chồng không tìm được sự đồng cảm và tiếng nói chung từ người bạn đời nên họ thường tìm đến với những người bạn thân hay những chuyên gia tâm lý để “trút bầu tâm sự”. Vì thế, lắng nghe là điều cần thiết của cuộc sống, nó không chỉ giúp ta hiểu được chính bản thân, sự vật xung quanh, giúp người khác vơi đi niềm đau, giúp người đối người được trải lòng mình. Ngoài ra biết lắng nghe và đem nó áp dụng vào cuộc sống còn giúp ta thành công trên con đường sự nghiệp.

Lắng nghe là nhu cầu thiết thực của cuộc sống. Nỗi đau nếu được ai đó lắng nghe nó sẽ nhẹ thêm, nỗi thống khổ nếu được người khác sẻ chia nó sẽ vơi đi. Biết lắng sẽ giúp nhau dắt dìu bước qua những ngày tháng vất vả. Biết sẻ chia giúp những người xung quanh vượt qua tháng ngày gian nan. Vì thế, ngại ngùng gì ta không dừng lại để sẻ chia với người thân cận, mất mát chi không lắng mình xuống để nghe người xung quanh. Hiểu được tận cùng ý nghĩa của lắng nghe, ta sẽ thấy cuộc đời vẫn đẹp, trên vách đá vẫn có cành nở hoa đẹp tươi.

Đất nghe tiếng thì thầm của cỏ. Non cao nghe tiếng du dương của rừng thông. Ghềnh đá nghe tiếng róc rách của dòng suối. Gió nghe tiếng diều sáo thổi vi vu. Rừng thu nghe tiếng mùa thay lá. Vườn hoa nghe tiếng vội vã của bầy ong. Vạn vật trong vũ trụ lắng mình để nghe thanh âm của loài khác. Muôn loài trong trời đất yên lặng để thấu hiểu cảm giác của vũ trụ. Trong chiều hướng đó, không lấy làm ngạc nhiên khi người ta nói “Biết lắng nghe. Điều kỳ diệu của cuộc sống”. Vậy ta hiểu câu nói này thế nào? Đâu là ý nghĩa của việc lắng nghe?

Nếu trong nguyên tắc yêu thương cần có đối tượng để thương yêu thì trong nguyên tắc lắng nghe cũng cần có đối tượng để lắng nghe. Vì yêu thương không chỉ là việc riêng của chủ thể và lắng nghe không chỉ là điều riêng của bản thân. Nếu ta yêu thương ai thì người đó là đối tượng để thương yêu. Nếu ta lắng nghe ai thì người kia là đối tượng đang cần sự cảm thông, chia sẻ của ta. Nếu ta được yêu thương thì ta là đối tượng của người kia. Còn ta đang được người khác lắng nghe thì ta là người đang cần sự sẻ chia của người khác. Vì thế, trong nguyên tắc yêu thương và lắng nghe được hiểu từ hai phía là: chủ thể và đối tượng. Nếu ta là chủ thể thì người kia là đối tượng hay hiểu theo ngược lại.

Người Mỹ dùng chữ “listening deeply” (nghe thật sâu) nghĩa là, chỉ mới biểu lộ thiện chí muốn nghe chứ không có thái độ toàn tâm, toàn ý khi nghe. Còn chữ “lắng nghe” của người Việt được hiểu rất hay, phải “lắng” thì mới “nghe” được. Chữ “lắng” ở đây là để cho lòng mình yên tĩnh, không để những mưu cầu hay chống đối làm phân tâm. Còn chữ “nghe” là đặt mình trong hoàn cảnh của đối tượng. Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” là lắng mình xuống, không suy tư, không cố chấp, buông bỏ mọi thành kiến hay những phiền muộn trong tâm để nghe người khác với tất cả lòng thành. Vì thế, “nghe thật sâu” của người Mỹ không mạnh bằng ý nghĩa “lắng nghe” của người Việt.

Hiểu theo nguyên ngữ của việc lắng nghe là vậy, nhưng thực tế thì khác xa, vì con người trong xã hội ngày nay phần nhiều chạy theo nhu cầu hưởng thụ. Ngay cả những người thân bên cạnh ta cũng không có thời gian để lắng nghe vì cứ mải mê lo kiếm tiền. Thế giới này chắc sẽ không có ánh sáng để vơi bớt tối tăm trong đêm đen nếu không có những người như bà Nancy, mẹ của Edison. Bà đã luôn lắng nghe, động viên và chia sẻ với Edison trong cuộc sống. Trong tiểu sử của Edison có kể lại giai thoại: “Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra lớp học, thầy giáo của Edison chỉ vào cậu bé và nói: Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn. Edison rất căm giận hai chữ “điên khùng” và mang chuyện về kể với mẹ”. Và mẹ của Edison đã lắng nghe với tất cả tấm lòng cùng sự cảm thông chia se, nhằm giúp đỡ Edison vượt qua mọi khó khăn.

Bên cạnh đó, lắng nghe không chỉ hiểu ở lãnh vực tâm lý mà còn diễn tả ở con đường sự nghiệp. Vì sinh ra trong đời hầu như ai cũng được sự chỉ bảo của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Chỉ xét thái độ của người lắng nghe, nghĩa là phần lớn những người được thụ huấn nếu biết kiên trì học hỏi và đem ra thực hành những gì mình nghe được thì đường thành công vẫn luôn mở rộng. Để có được thành công trên con đường sự nghiệp như hôm nay Ánh Viên đã luôn biết lắng nghe và thực hành những lời bảo ban của thầy cô giáo cũng như các huấn luyện viên, nhất là mỗi lần gặp khó khăn thì gia đình vẫn luôn là nơi để cô tìm lại những “năng lượng đã bị mất”.

Mặt khác, lắng nghe không chỉ là tương quan của hai chủ thể mà nó còn là một tiếng nói nhiệm mầu chỉ bản thân mới cảm nhận được. Trong bài hát “Tôi đang lắng nghe” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dùng những ca từ rất hay “Tôi im lặng để nghe tiếng thở dài, im lặng để nghe lời của dòng sông, im lặng để nghe tiếng thở than của ngọn đồi, im lặng để nghe nỗi đau trên một bàn tay”. Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” để nhìn lại bản thân, cảm nhận tiếng động xung quanh, dù đó là tiếng thở dài, lời của dòng sông hay tiếng than vãn của ngọn đồi.

Cuộc sống có những biến đổi bất thường, dòng đời cũng lắm xoay chuyển không nguôi. Có những biến cố xảy đến làm ta sợ, có những bất ngờ không lường trước làm ta bơ vơ. Vì thế, không phải lúc nào con người cũng đủ tự tin để làm chủ bản thân, đủ vững chãi để bước đi trong cuộc sống. Lúc bơ vơ ta cần có ai đó để chia sẻ, lúc không vững chãi cần có một người để lắng nghe. Chia sẻ, lắng nghe trở thành nhu cầu của con người trong cuộc sống. Nếu chia sẻ làm cho con người bớt sầu khổ thì lắng nghe làm cho ta vơi đi niềm đau. Dung lượng trái tim của mỗi người có một giới hạn nhất định. Một nỗi khổ nếu được chứa đựng bởi hai trái tim thì sẽ vơi đi niềm đau. Nỗi đau quá lớn không được một ai ngồi bên cạnh để lắng nghe dễ làm người ta rơi vào trầm cảm và thường tự giam hãm trong ‘ốc đảo” của riêng mình. Nhất là trong xã hội ngày nay, khi con người luôn chạy theo sự quyến rũ của tiền bạc, cứ hối hả làm việc “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”. Vì thế, xã hội hôm nay có nhiều người đang bị trầm cảm, đủ mọi thành phần. Có những đứa bé bị hiểu lầm hay không được bố mẹ quan tâm nên chúng tự nhốt bản thân trong phòng từ ngày này qua ngày khác, hoặc lao vào những thú chơi “ngông”. Có những người già không có được sự quan tâm của con cháu nên phải tìm đến những thú nuôi để tâm sự cho nguôi ngoai nỗi cô đơn. Có những bạn trẻ vì ôm mối sầu đau quá lớn, không biêt bày tỏ cùng ai nên họ thường tìm đến cái chết. Có những cặp vợ chồng không tìm được sự đồng cảm và tiếng nói chung từ người bạn đời nên họ thường tìm đến với những người bạn thân hay những chuyên gia tâm lý để “trút bầu tâm sự”. Vì thế, lắng nghe là điều cần thiết của cuộc sống, nó không chỉ giúp ta hiểu được chính bản thân, sự vật xung quanh, giúp người khác vơi đi niềm đau, giúp người đối người được trải lòng mình. Ngoài ra biết lắng nghe và đem nó áp dụng vào cuộc sống còn giúp ta thành công trên con đường sự nghiệp.

Lắng nghe là nhu cầu thiết thực của cuộc sống. Nỗi đau nếu được ai đó lắng nghe nó sẽ nhẹ thêm, nỗi thống khổ nếu được người khác sẻ chia nó sẽ vơi đi. Biết lắng sẽ giúp nhau dắt dìu bước qua những ngày tháng vất vả. Biết sẻ chia giúp những người xung quanh vượt qua tháng ngày gian nan. Vì thế, ngại ngùng gì ta không dừng lại để sẻ chia với người thân cận, mất mát chi không lắng mình xuống để nghe người xung quanh. Hiểu được tận cùng ý nghĩa của lắng nghe, ta sẽ thấy cuộc đời vẫn đẹp, trên vách đá vẫn có cành nở hoa đẹp tươi.

Chọn tập
Bình luận