Internet cũng đã thực sự gắn liền với cuộc sống hiện đại của người dân Việt Nam. Với giới trẻ, họ thực sự cũng đã “ăn Internet, ngủ Internet và sống trên Internet”. Có tới 51,1% số thanh niên “…” khẳng định rằng Internet đã tạo cho họ nhiều cơ hội làm quen với người khác, 40% thanh niên cho rằng thế giới mạng là nơi họ có thể bộc lộ cảm xúc mà giao tiếp bình thường họ không thể hiện được (42,6% đồng ý một phần với quan điểm này). 31,4% số thanh niên được hỏi khẳng định họ dễ mắc bệnh “nghiện” Internet.
Thế giới nào cũng có mặt tốt và mặt xấu của nó, và thế giới mạng cũng không là ngoại lệ. Bên cạnh sự bùng nổ về thông tin khiến những đối tượng lướt Net bị “nhiễu”, không định hướng được đâu là thông tin chính xác và đâu là thông tin không chính xác, thì điều đáng lo ngại là có tới 24,2% số thanh niên được hỏi đã thừa nhận họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các nội dung tư tưởng – chính trị xấu trên mạng Internet (50,5% thừa nhận đúng một phần); 33,3% cho biết họ bị ảnh hưởng xấu bởi những nội dung kích thích bạo lực, tình dục từ Internet (51,9% thừa nhận đúng một phần). Những con số này không phải là thấp ở những đối tượng cán bộ nhân viên và người lao động” khi 24,5% số người được hỏi cho biết họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các nội dung tư tưởng – chính trị xấu và 22,9% bị ảnh hưởng xấu bởi những nội dung kích thích bạo lực, tình dục trên mạng Internet. Đặc biệt đáng báo động là giới c thừa nhận bị ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của Internet rất cao, với tỷ lệ tương ứng 75,5% và 77,1% so với 24,5% và 22,9% cán bộ nhân viên và người lao động”
Cách đây 10 năm, cái khái niệm”Tin học” hay “internet” thật quá xa vời với người dân, xa vời với hầu hết các bạn trẻ. Thế nhưng ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giới trẻ được tiếp xúc nhiều và trở nên nhanh nhạy với máy tính, với internet. Nghiễm nhiên, tin học không còn là vấn đề quá xa lạ, thậm chí là quen thuộc với đại bộ phận giới trẻ. Đó là dấu hiệu đáng mừng của ngành công nghệ nước ta.
Nói đến giới trẻ, đến thanh niên là nói đến những thế hệ 8X, 9X của sự năng động, sáng tạo, thế hệ nhanh chống nắm bắt và tiếp thu khoa học công nghệ một cách dễ dàng. Giới trẻ – nhớ có tin học đã thể hiện được sự năng động của mình. Họ thoả sức thể hiện mình trên lĩnh vực CNTT.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, không ai còn xa lạ gì với Phạm Hữu Ngôn, Lê Vũ Nhật Quang. Hai chàng sinh viên này có những thành tích đáng nể trong ngành CNTT..Mà chúng ta không khỏi khâm phục và cần học hỏi.
Với chiếc máy tính ta có thể mở ra cả thế giới trong ngôi nhà của mình. Người trẻ họ có ước mơ, có khát vọng, họ sẽ làm được tất cả.
Giới trẻ năng động sẽ biết tận dụng tin học, tận dụng Công nghệ Thông tin để kinh doanh….trao đổi buôn bán trên mạng.
Kinh tế thị trường, CNTT, viễn thông đã xâm nhập vào nền kinh tế nước ta, nó chi phối hoạt động con người. Tin học làm cho chúng ta năng động, nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn, phát huy được khả năng sáng tạo và thể hiện bản lĩnh của mình….Internet đã từng bước thu ngắn khoảng cách giữa con người với con người, đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn. Không biết tự khi nào, xã hội đã gắn cho tuổi trẻ thời đại CNTT là thế hệ @. Chúng ta tự hào về điều đó.
Tuy nhiên không phải vì thế mà CNTT không có những mặt trái của nó. Một số người Việt Nam đã dùng internet để truyền tải những thông tin kém văn hoá, phạm pháp. Đó là những web chứa hình ảnh, nội dung trang web không lành mạnh. Phần đông chính các bạn trẻ chính là những người tiếp xúc với trang web đen, mang tính chất và nội dung không lành mạnh….đó là những hình ảnh mát mẻ, nóng bỏng, những thướt phim nóng bỏng mang tính kích thích sự ham muốn được phơi bày trong phim….những tuyên truyền phản động gây bất lợi nhầm chống phá Đảng và nhà nước XHCN của ta. Internet và CNTT đã vô tình làm công cụ tiếp tay lưu truyền những cái xấu, gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống và tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến tác hại của các dịch vụ Game online. Nhìn các em nhỏ mới chỉ 6-7 tuổi mà chơi game quên ăn, quên ngủ thì làm gì có thời gian để học hành. Nhìn các bạn trẻ tuổi mê mẩn vào game rồi chát chít, tán gẫu suốt cả ngày, rồi hẹn hò. Không chỉ có giới trẻ mà cả những ông bố, bà mẹ cũng bỏ khá nhiều thời gian cho việc tán gẫu qua mạng, rồi hò hẹn….Đau xót làm sao khi đã có trường hợp vì bố mẹ mải mê chơi game online mà bỏ đứa trẻ 24 tháng tuổi chết đói…. Rồi những cuộc săn đuổi, chém giết, đánh đập nhau vì những thù hận trên game online – những trò chơi trực tuyến….Và có biết bao trường hợp đau thương xảy ra bởi những trò chơi game online mang tích kích động và bạo lực đã đem đến những cái chết thương tâm mà chúng ta đã đọc trên báo hoặc xem tin tức trên TIVI hay đọc trên mạng. Những yếu tố “ảo” vô tình đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống thật mà nhiều khi hậu quả khôn lường.
Đáng buồn nhất là khi, Tiếng Việt – ngôn ngữ quốc gia mang bao bao niềm tự hào lại bị giới trẻ, đặc biệt là thế hệ 9X làm cho sai lệch rồi tuyên truyền một cách rộng rãi. Thứ ngôn ngữ mà các em hay dùng được gọi là “ngôn ngữ @”. Các em bắt chước nhau viết chữ giản lược cho đến mức tối đa, ví dụ như đoạn văn sau: “♥…†au kô xink nkưng kũng kô fải xấu…♥ ♥…†au kô ngoan nkưng kũng kô fải kô biết điều…♥ ♥…†au kô iêu kô có ngkĩa †au kô có người iêu…♥ ♥…†au kô… kô có ngkĩa †au kô đủ điều kiện…♥ †kiên hạ nói †au a răng ! †au kô kần biết ! kô kần để í ! bởi vì ckắk zì bọn nó bằng †au ! đơn zản đời †au . †au sống . liên quan ci đến ai . †au là ckínk †au . rứa tkôi ….!”
Với đoạn văn trên nếu không phải là người am hiểu tuổi teen và xa lạ với ngôn ngữ chát, hẳn sẽ không ai hiểu nổi. Ngôn ngữ chát có lẽ đã thấm sâu vào các em quá. Về lâu dài, thứ ngôn ngữ này không thể nào chấp nhận được, và sẽ có tác động xấu ảnh hưởng đến tâm lí và nếp nghĩ. Các em rồi sẽ dần dần mất đi sự cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ, lời suy nghĩ để tìm tòi lới hay, ý đẹp, không nhận biết được giá trị văn hoá của ngôn ngữ, miễm sao viết cho nhanh, cho lạ là được. Bắt chước là chuyện bình thường, nhưng nếu các em cứ bắt chước rồi tạo thành một xu hướng, một thói quen thì là một vấn đề hoàn toàn khác. Thói quen ấy về lâu sẽ tạo nên những nết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lí. Nếu cứ để các em chạy theo thói quen qua loa đại khái khi sử dụng ngôn từ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng sẽ dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy.
Hay như việc sử dụng biểu tượng thay cho lới nói vậy. Biểu tượng trong thế giới @ như một biểu hiện của ngôn ngữ, tăng thêm sự lựa chọn cho mọi người để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của mình. Với cùng một biểu tượng, có thể có nhiều cách khác nhau tuỳ mỗi người và tuỳ trường hợp. thế nhưng, có bao nhiêu bạn nghĩ đến tương lai khi bao cuộc nói chuyện không còn lời nói mà chỉ còn biểu tượng – mặt cười, mặt khóc, mặt mếu máo….Dường như, việc sử dụng biểu tượng ngày càng có xu hướng nhiều hơn giống như sự lên ngôi của các phương tiện nghe nhìn, và rõ ràng rằng, chữ viết là sản phẩm “bằng lời” đang bị lấn lướt. Gần đây việc sữ dụng thông tin cho rằng, việc sử dụng tin nhắn đếm mức cực đại trong thanh thiếu niên Nhật Bản đã làm giảm khả năng ngôn ngữ và người ta lo ngại việc quá quen với chữ viết trên máy đến nỗi người ta quên cách mất cách viết chữ. Tin học đem đến nhiều mặt lợi, nhưng đôi khi lại cũng có những măt hại. Thiết nghĩ, nếu quá quen với việc dùng ngôn ngữ biểu tượng, một ngày nào đó những niềm vui với các âm sắc, cung bậc khác nhau sẽ được biểu hiện bởi cái mặt cười hay một tin nhắn toàn những biểu tượng vô hồn, khô khốc.
Chúng ta không thể phủ nhận CNTT đã làm thay đổi tầm phát triển của một đất nước. Thế hệ thanh niên, không ít người Việt trẻ đã biết tận dụng công nghệ thông tin để làm giàu cho quê hương mình về cả trí tuệ tri thức và vật chất. Song, bên cạnh đó vẫn còn những thực tại thật đáng buồn, một bộ phận thanh niên – thế hệ @ ngày càng xuống cấp, sống vội, sống gấp, sống hời hợt. Là một thanh niên của thế hệ mới, hãy biết tận dụng công nghệ thông tin để vun đắp cho cuộc sống của mình, xây dựng xã hội và đất nước. Thế hệ @, thế hệ 8X, 9X…bạn và tôi phải làm gì đó để xứng đáng với nó – những con người không chỉ cập nhật thông tin nhanh mà còn năng động trong cuộc sống.