Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Anh (chị) hãy phân tích tinh thần nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI trong thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. Vậy nên ông hiểu sâu sắc vềđời sống của nhân dân. N ói đến ông, người ta nghĩ đến ” Truyền Kỳ Mạn Lục” một thiên cổ kì bút của ngàn đời. Trong đó ” chuyện người con gái Nam Xương” là một trang văn thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc.

Đúng thật vậy, xuyên suốt cả tác phẩm người đọc dường như cảm nhận được trái tim nhân đạo của Nguyễn Dữ về cuộc sống đau khổ, số phận bất hạnh của người dân đặc biệt là người phụ nữ. Đến với truyện, ta thấy tác giả đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người thông qua hình ảnh của Vũ Nương. Trong tác phẩm, Vũ Nương được giới thiệu là ” con kẻ khó” đó là cái nhìn người khá đặc biệt trong tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ, dưới ngòi bút của ông, Vũ Nương hiện lên mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam theo quan niệm nho giáo ( tam tòng, tứ giống), thùy mị, nết na. Đối vối chồng, nàng đằm thắm, dịu dàng, thủy chúng, đối với mẹ chồng, nàng làm tròn bổn phận của người con dâu hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ già, còn đối với con nàng hết mực yêu thương con, là người mẹ hiền chăm sóc con chu đáo. Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất trong cảm hứng nhân văn là Nguyễn Dữ thể hiện khát vọng hạnh phúc gia đình và tình yêu đôi lứa của con người, khi chồng ở nhà nàng hết lòng vun vén hạnh phúc gia đình, hiểu được rằng tính đa nghi của chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép” chưa từng để vợ chồng phải thất hòa. Phải chăng, cũng như bao người vợ khác, Vũ Nương luôn mong muốn gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề. Khát vọng ấy càng thể hiện rõ trong buổi tiễn đưa chồng đi lính, nàng không mong chồng lập được công vinh hiển hách, để ” mặc ấm phong hầu” mang lụa là gấm vóc về mà nàng chỉ mong chồng trở về mang theo hai chữ “bình yên”. Cũng vì khát khao ấy mà khi nàng bị vu oan, nàng hết lời thanh minh để hàn gắn hạnh phúc gia đình ” thiếp vốn con nhà khó được nương tựa nhà giàu… Sở dĩ thiếp nương tựa vào chồng chẳng vì có cái ” thú vui nghi gia nghi thất”. Như vậy, dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn, Nguyễn Dữ đã khá thành công trong xây dựng hình ảnh phụ nữ bình dân mang đầy đủ nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Giá trị nhân đạo trong “truyện người con gái Nam Xương”

Có thể nói, Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp phẩm chất đức hạnh cao đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch của nàng bấy nhiêu, đau đớn thay cho Vũ Nương – một con người đức hạnh với tính cách cao đẹp, đáng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc gia đình cho xứng đáng với sự hi sinh của nàng, nhưng không nàng bị rơi vào bi kịch của cuộc đời, chờ chồng đằng đẵng ba năm, khi chồng về tưởng rằng cánh cửa hạnh phúc đang mỉm cười với nàng thì chưa một ngày vui sóng gió đã nổi lên chỉ vì một duyên cớ vu vơ. Hỡi ơi, chỉ vì lời nói ngây ngô của đứa trẻ, mà Trương Sinh – chồng nàng đã đẩy nàng vào ngõ cụt ” thế ra ông cũng là ba tôi ư? ông lại biết nói không như ba tôi trước kia chỉ nín thin thít, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” một thông tin thật mật mờ, đáng nhẽ ra phải suy nghĩ nhưng với chồng nàng, một kẻ vô học lại tin lời con trẻ. Khi bị oan Vũ Nương hết lời thanh minh với chồng để cởi mở mối nghi ngờ, họ hàng làng xóm hiểu được nỗi oan của nàng, căn ngăn nhưng không được, đến cả lời than khóc xót xa tột cùng của Vũ Nương ” nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió khóc tuyết bông hoa rụng cuống kêu xuân, cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa” nhưng Trương Sinh vẫn không động lòng, một con người trong trắng như Vũ Nương, nhân phẩm lại bị xúc phạm nặng nề bởi nỗi oan thất tiết buộc nàng phải tìm đến cái chết để giải oan cho mình. Qua đây, chuyện nói lên bi kịch của cuộc đời nàng là bi kịch cho cái đẹp phũ phàng, theo quan niệm ” hồng nhan đa truân” đọc đến đây độc giả phải dừng lại xót thương cho số phận đáng thương của Vũ Nương nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, với lòng yêu thương con người, Nguyễn Dữ không muốn một con người trong sạch cao đẹp như V ũ Nương phải chết oan khuất, bằng sự sáng tạo của mình, tác giả đã mượn yếu tố kỳ ảo trong thể loại truyền kỳ để diễn tả Vũ Nương trở về để rửa sạch nỗi oan giữ thanh thiên bạch nhật với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa ” Vũ Nương hiện về trên chiếc kiệu hoa giữa dòng sông, theo sau đó là năm mươi cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông. Nhưng nàng được miêu tả khác với nàng tiên siêu thực, tuy sống dưới thủy cung nhưng nàng luôn khát khao hạnh phúc nơi trần thế và ngậm ngùi xót xa khi phải nói lời vĩnh biệt ” thiếp chẳng thể nào trở về nhân gian được nữa” Chao ôi! ước mơ mãi là kì ảo, hiện thực vẫn quá đau lòng. Thông qua hình tượng Vũ Nương và yếu tố kỳ ảo trong truyện tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp ý nghĩa nơi người đọc: Hạnh phúc gia đình rất mong manh, rất dễ vỡ, nếu không biết giữ gìn, trân trọng thì khó có thể hàn gắn lại được. Và chắc chắn bức thông điệp này sẽ mãi khắc sâu trong lòng bạn đọc ở mọi thế hệ.

Không những thế, đau đớn trước bi kịch của người dân, Nguyễn Dữ càng lên án tố cáo mạnh mẽ thế lực tàn ác đã chà đạp lên khát vọng của con người, tố cáo một xã hội phong kiến bất công với những hủ tục phi nghĩa:” trọng nam khinh nữ”, ” đạo tòng phu” đã khinh rẻ, vùi dập phẩm chất của người phụ nữ, gây ra bao đau thương cho con người, đồng thời, Nguyễn Dữ còn lên án thế lực đồng tiền bạc ác trong xã hội: Trương Sinh, kẻ vô học một lúc bỏ ra trăm lượng vàng để cưới Vũ Nương về. Hạnh phúc đánh đổi từ tiền bạc chứ không phải xuất phát từ tình yêu. Thời kỳ này, đạo lý đã bị suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc đỏ tình nghĩa con người.

Như vậy, Nguyễn Dữ đã mượn cốt truyện” Vợ chồng Trương” để mang dáng dấp một thời đại ông- xã hội phong kiến Việt nam thế kỷ XVI bằng cái tài và cái tâm của mình, tác giả đã gây dựng lên trang văn chứa chan tinh thân nhân đạo.

Tóm lại, ” chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kỳ giàu giá trị nhân đạo, Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, t ác giả thấu hiểu nỗi đau của họ và có tài xây dựng bi kịch của người phụ nữ.

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI trong thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. Vậy nên ông hiểu sâu sắc vềđời sống của nhân dân. N ói đến ông, người ta nghĩ đến ” Truyền Kỳ Mạn Lục” một thiên cổ kì bút của ngàn đời. Trong đó ” chuyện người con gái Nam Xương” là một trang văn thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc.

Đúng thật vậy, xuyên suốt cả tác phẩm người đọc dường như cảm nhận được trái tim nhân đạo của Nguyễn Dữ về cuộc sống đau khổ, số phận bất hạnh của người dân đặc biệt là người phụ nữ. Đến với truyện, ta thấy tác giả đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người thông qua hình ảnh của Vũ Nương. Trong tác phẩm, Vũ Nương được giới thiệu là ” con kẻ khó” đó là cái nhìn người khá đặc biệt trong tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ, dưới ngòi bút của ông, Vũ Nương hiện lên mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam theo quan niệm nho giáo ( tam tòng, tứ giống), thùy mị, nết na. Đối vối chồng, nàng đằm thắm, dịu dàng, thủy chúng, đối với mẹ chồng, nàng làm tròn bổn phận của người con dâu hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ già, còn đối với con nàng hết mực yêu thương con, là người mẹ hiền chăm sóc con chu đáo. Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất trong cảm hứng nhân văn là Nguyễn Dữ thể hiện khát vọng hạnh phúc gia đình và tình yêu đôi lứa của con người, khi chồng ở nhà nàng hết lòng vun vén hạnh phúc gia đình, hiểu được rằng tính đa nghi của chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép” chưa từng để vợ chồng phải thất hòa. Phải chăng, cũng như bao người vợ khác, Vũ Nương luôn mong muốn gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề. Khát vọng ấy càng thể hiện rõ trong buổi tiễn đưa chồng đi lính, nàng không mong chồng lập được công vinh hiển hách, để ” mặc ấm phong hầu” mang lụa là gấm vóc về mà nàng chỉ mong chồng trở về mang theo hai chữ “bình yên”. Cũng vì khát khao ấy mà khi nàng bị vu oan, nàng hết lời thanh minh để hàn gắn hạnh phúc gia đình ” thiếp vốn con nhà khó được nương tựa nhà giàu… Sở dĩ thiếp nương tựa vào chồng chẳng vì có cái ” thú vui nghi gia nghi thất”. Như vậy, dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn, Nguyễn Dữ đã khá thành công trong xây dựng hình ảnh phụ nữ bình dân mang đầy đủ nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Giá trị nhân đạo trong “truyện người con gái Nam Xương”

Có thể nói, Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp phẩm chất đức hạnh cao đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch của nàng bấy nhiêu, đau đớn thay cho Vũ Nương – một con người đức hạnh với tính cách cao đẹp, đáng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc gia đình cho xứng đáng với sự hi sinh của nàng, nhưng không nàng bị rơi vào bi kịch của cuộc đời, chờ chồng đằng đẵng ba năm, khi chồng về tưởng rằng cánh cửa hạnh phúc đang mỉm cười với nàng thì chưa một ngày vui sóng gió đã nổi lên chỉ vì một duyên cớ vu vơ. Hỡi ơi, chỉ vì lời nói ngây ngô của đứa trẻ, mà Trương Sinh – chồng nàng đã đẩy nàng vào ngõ cụt ” thế ra ông cũng là ba tôi ư? ông lại biết nói không như ba tôi trước kia chỉ nín thin thít, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” một thông tin thật mật mờ, đáng nhẽ ra phải suy nghĩ nhưng với chồng nàng, một kẻ vô học lại tin lời con trẻ. Khi bị oan Vũ Nương hết lời thanh minh với chồng để cởi mở mối nghi ngờ, họ hàng làng xóm hiểu được nỗi oan của nàng, căn ngăn nhưng không được, đến cả lời than khóc xót xa tột cùng của Vũ Nương ” nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió khóc tuyết bông hoa rụng cuống kêu xuân, cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa” nhưng Trương Sinh vẫn không động lòng, một con người trong trắng như Vũ Nương, nhân phẩm lại bị xúc phạm nặng nề bởi nỗi oan thất tiết buộc nàng phải tìm đến cái chết để giải oan cho mình. Qua đây, chuyện nói lên bi kịch của cuộc đời nàng là bi kịch cho cái đẹp phũ phàng, theo quan niệm ” hồng nhan đa truân” đọc đến đây độc giả phải dừng lại xót thương cho số phận đáng thương của Vũ Nương nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, với lòng yêu thương con người, Nguyễn Dữ không muốn một con người trong sạch cao đẹp như V ũ Nương phải chết oan khuất, bằng sự sáng tạo của mình, tác giả đã mượn yếu tố kỳ ảo trong thể loại truyền kỳ để diễn tả Vũ Nương trở về để rửa sạch nỗi oan giữ thanh thiên bạch nhật với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa ” Vũ Nương hiện về trên chiếc kiệu hoa giữa dòng sông, theo sau đó là năm mươi cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông. Nhưng nàng được miêu tả khác với nàng tiên siêu thực, tuy sống dưới thủy cung nhưng nàng luôn khát khao hạnh phúc nơi trần thế và ngậm ngùi xót xa khi phải nói lời vĩnh biệt ” thiếp chẳng thể nào trở về nhân gian được nữa” Chao ôi! ước mơ mãi là kì ảo, hiện thực vẫn quá đau lòng. Thông qua hình tượng Vũ Nương và yếu tố kỳ ảo trong truyện tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp ý nghĩa nơi người đọc: Hạnh phúc gia đình rất mong manh, rất dễ vỡ, nếu không biết giữ gìn, trân trọng thì khó có thể hàn gắn lại được. Và chắc chắn bức thông điệp này sẽ mãi khắc sâu trong lòng bạn đọc ở mọi thế hệ.

Không những thế, đau đớn trước bi kịch của người dân, Nguyễn Dữ càng lên án tố cáo mạnh mẽ thế lực tàn ác đã chà đạp lên khát vọng của con người, tố cáo một xã hội phong kiến bất công với những hủ tục phi nghĩa:” trọng nam khinh nữ”, ” đạo tòng phu” đã khinh rẻ, vùi dập phẩm chất của người phụ nữ, gây ra bao đau thương cho con người, đồng thời, Nguyễn Dữ còn lên án thế lực đồng tiền bạc ác trong xã hội: Trương Sinh, kẻ vô học một lúc bỏ ra trăm lượng vàng để cưới Vũ Nương về. Hạnh phúc đánh đổi từ tiền bạc chứ không phải xuất phát từ tình yêu. Thời kỳ này, đạo lý đã bị suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc đỏ tình nghĩa con người.

Như vậy, Nguyễn Dữ đã mượn cốt truyện” Vợ chồng Trương” để mang dáng dấp một thời đại ông- xã hội phong kiến Việt nam thế kỷ XVI bằng cái tài và cái tâm của mình, tác giả đã gây dựng lên trang văn chứa chan tinh thân nhân đạo.

Tóm lại, ” chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kỳ giàu giá trị nhân đạo, Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, t ác giả thấu hiểu nỗi đau của họ và có tài xây dựng bi kịch của người phụ nữ.

Chọn tập
Bình luận
× sticky