Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Dựa vào 3 tác phẩm: bánh trôi nước, chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều hãy làm sáng tỏ ý thơ trên

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. Mở bài:

– Khái quát tác giả, tác phẩm

– Dẫn dắt câu trích đoạn của Nguyễn Du

II. Thân bài

* Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ: Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với số phận người phụ nữ.

Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) – sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu” và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.

Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.

Có thể nói cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Ngay cả kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.

* Nhân vật Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:

Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.

“Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”

Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã giám sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá…

Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã giám sinh và Tú bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”

*Bánh trôi nước: Người phụ nữ và thân phận của họ.

Câu thơ vang lên chan chứa niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn”.

Không chỉ ca ngợi nhan sắc mĩ miều, hấp dẫn bên ngoài -> lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong, cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ.

“Bảy nổi ba chìm vớu nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”

Một nghệ thuật rất thành công trong bài thơ là biện pháp đảo thành ngữ,nghệ thuật đối -> Đối lập giữa vẻ đẹp tâm hồn với số phận ”Bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”…mà họ phải chịu đựng.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất hạnh.

Xã hội phong kiến bất công xưa kia đã chà đạp, tước đi quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ.

Trong gia đình, họ luôn là kẻ bị lệ thuộc, có khi còn bị coi là vật sở hữu.

=> Thật thương xót cho người phụ nữ xưa kia!

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Kết thúc bài thơ là một hình rất đẹp: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Câu thơ khẳng định một lần nữa vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ -> Dẫu trong hoàn cảnh đau khổ đến mức nào, họ cũng vượt lên số phận “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để giữ trọn vẹn “tấm lòng son” thủy chung, trong sáng.

Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào.

Nó nói lên bản lĩnh của phận “nữ nhi”, mảnh mai nhưng không yếu đuối.

=> Thật tự hào về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ.

* Khái quát, nâng cao:

Hình ảnh người phụ nữ hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Khi viết về người phụ nữ thì hầu như các nhà văn, nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.

Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

III. Kết bài

Người đọc hiểu và cảm thông sâu sắc với những người phụ nữ bất hạnh.

Đấu tranh cho hạnh phúc của người phụ nữ.

– Khái quát tác giả, tác phẩm

– Dẫn dắt câu trích đoạn của Nguyễn Du

* Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ: Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với số phận người phụ nữ.

Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) – sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu” và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.

Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.

Có thể nói cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Ngay cả kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.

* Nhân vật Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:

Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.

“Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”

Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã giám sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá…

Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã giám sinh và Tú bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”

*Bánh trôi nước: Người phụ nữ và thân phận của họ.

Câu thơ vang lên chan chứa niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn”.

Không chỉ ca ngợi nhan sắc mĩ miều, hấp dẫn bên ngoài -> lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong, cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ.

“Bảy nổi ba chìm vớu nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”

Một nghệ thuật rất thành công trong bài thơ là biện pháp đảo thành ngữ,nghệ thuật đối -> Đối lập giữa vẻ đẹp tâm hồn với số phận ”Bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”…mà họ phải chịu đựng.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất hạnh.

Xã hội phong kiến bất công xưa kia đã chà đạp, tước đi quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ.

Trong gia đình, họ luôn là kẻ bị lệ thuộc, có khi còn bị coi là vật sở hữu.

=> Thật thương xót cho người phụ nữ xưa kia!

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Kết thúc bài thơ là một hình rất đẹp: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Câu thơ khẳng định một lần nữa vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ -> Dẫu trong hoàn cảnh đau khổ đến mức nào, họ cũng vượt lên số phận “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để giữ trọn vẹn “tấm lòng son” thủy chung, trong sáng.

Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào.

Nó nói lên bản lĩnh của phận “nữ nhi”, mảnh mai nhưng không yếu đuối.

=> Thật tự hào về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ.

* Khái quát, nâng cao:

Hình ảnh người phụ nữ hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Khi viết về người phụ nữ thì hầu như các nhà văn, nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.

Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Người đọc hiểu và cảm thông sâu sắc với những người phụ nữ bất hạnh.

Đấu tranh cho hạnh phúc của người phụ nữ.

Chọn tập
Bình luận
× sticky