Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Nghị luận xã hội: Bàn về vấn đề học tập trong xã hội

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đặt vấn đề:

– Một xã hội chỉ phát triển khi giáo dục phát triển. Vì thế mà học tập là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bàn về học tập có nhiều câu nói, trong đó UNESCO đã đề xuất về mục đích của học tập đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Giải quyết vấn đề:

Bước 1: Giải thích

– Học tập là một quá trình quan trọng trong cuộc đời của con người. Đó là quá trình tích luỹ tri thức, tiếp thu kiến thức của nhân loại để tạo nên học vấn của bản thân. Học còn là việc rèn luyện những kỹ năng trong đời sống như giao tiếp, ứng xử,… Học tập góp phần tạo nên sự trưởng thành cho mỗi con người.

– Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Học để tiếp thu, tích luỹ tri thức, nâng cao hiểu biết, mở mang trí tuệ về mọi lĩnh vực của cuộc sống.

– Học không chỉ để biết mà tiến đến cấp độ thứ hai là học để làm. Vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề nảy sinh thì việc học mới có ý nghĩa, nếu không chỉ là lý thuyết suông. Bởi việc học phải đi đôi với hành.

– Học để chung sống là hệ quả từ việc học để biết và học để làm. Việc học sẽ giúp ta hoà nhập với cộng đồng. Khi chung sống trong cộng đồng, ta có thể hoàn thiện bản thân để đi đến mục đích cao nhất của việc học tập đó là hoàn thiện nhân cách và khẳng định ý nghĩa của cuộc đời mình. Đó chính là học để tự khẳng định mình.

=> Câu nói của UNESCO nhằm khái quát 4 mức độ của mục đích học tập. Học để tích luỹ kiến thức và vận dụng vào cuộc sống qua đó cống hiến cho cộng đồng và hoàn thiện bản thân mình.

Bước 2: Bình

– Đánh giá: Lời đề xướng của UNESCO về mục đích học tập đã trình bày một quan điểm đúng đắn về mục đích của học tập bởi nó đã giúp ta nhận thức rõ ràng và thấu đáo hơn về việc học. “Học để biết” là bước đầu tiên để tích luỹ hành trang cho cuộc sống. “Học để làm” là biến lý thuyết thành thực tế để đóng góp cho cộng đồng và giúp con người khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

– Nhận xét: Bằng việc sử dụng hình thức điệp từ, điệp cấu trúc câu để khẳng định, nhấn mạnh mục đích của việc học, câu nói đã tác động mạnh đến người nghe như một lời tuyên bố hùng hồn về ý nghĩa và tầm quan trọng của học tập trong cuộc sống. Việc học có giá trị to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Do đó một khi hiểu được mục đích cao cả của việc học, con người sẽ có động lực và tình yêu đối với học tập.

Bước 3: Luận.

– Là một tổ chức uy tín, có vai trò tích cực đến sự phát triển của nhân loại, UNESCO đã nhận thấy việc đánh giá đúng mục đích việc học có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chính vì không phải ai cũng nhận thức được mục đích học tập mà ỷ lại, dựa dẫm nên đã dẫn đến nhiều biểu hiện sai trái như tiêu cực trong thi cử, “đổi tình lấy điểm”,… Dó là một thực trạng đáng lo ngại cho giáo dục.

– Khi nhận thấy mục đích của việc học, bản thân cần tự thay đổi trước tiên. Tích cực tìm hiểu nội dung bài học, đào sâu nghiên cứu các vấn đề khó để tìm câu trả lời, tham gia các hoạt động xã hội để rèn luyện kỹ năng sống… Không thể trông chờ ai khác đem hoa thơm trái ngọt đến cho mình mà phải tự tay vun trồng.

– Một xã hội chỉ phát triển khi giáo dục phát triển. Vì thế mà học tập là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bàn về học tập có nhiều câu nói, trong đó UNESCO đã đề xuất về mục đích của học tập đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

– Học tập là một quá trình quan trọng trong cuộc đời của con người. Đó là quá trình tích luỹ tri thức, tiếp thu kiến thức của nhân loại để tạo nên học vấn của bản thân. Học còn là việc rèn luyện những kỹ năng trong đời sống như giao tiếp, ứng xử,… Học tập góp phần tạo nên sự trưởng thành cho mỗi con người.

– Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Học để tiếp thu, tích luỹ tri thức, nâng cao hiểu biết, mở mang trí tuệ về mọi lĩnh vực của cuộc sống.

– Học không chỉ để biết mà tiến đến cấp độ thứ hai là học để làm. Vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề nảy sinh thì việc học mới có ý nghĩa, nếu không chỉ là lý thuyết suông. Bởi việc học phải đi đôi với hành.

– Học để chung sống là hệ quả từ việc học để biết và học để làm. Việc học sẽ giúp ta hoà nhập với cộng đồng. Khi chung sống trong cộng đồng, ta có thể hoàn thiện bản thân để đi đến mục đích cao nhất của việc học tập đó là hoàn thiện nhân cách và khẳng định ý nghĩa của cuộc đời mình. Đó chính là học để tự khẳng định mình.

=> Câu nói của UNESCO nhằm khái quát 4 mức độ của mục đích học tập. Học để tích luỹ kiến thức và vận dụng vào cuộc sống qua đó cống hiến cho cộng đồng và hoàn thiện bản thân mình.

– Đánh giá: Lời đề xướng của UNESCO về mục đích học tập đã trình bày một quan điểm đúng đắn về mục đích của học tập bởi nó đã giúp ta nhận thức rõ ràng và thấu đáo hơn về việc học. “Học để biết” là bước đầu tiên để tích luỹ hành trang cho cuộc sống. “Học để làm” là biến lý thuyết thành thực tế để đóng góp cho cộng đồng và giúp con người khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

– Nhận xét: Bằng việc sử dụng hình thức điệp từ, điệp cấu trúc câu để khẳng định, nhấn mạnh mục đích của việc học, câu nói đã tác động mạnh đến người nghe như một lời tuyên bố hùng hồn về ý nghĩa và tầm quan trọng của học tập trong cuộc sống. Việc học có giá trị to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Do đó một khi hiểu được mục đích cao cả của việc học, con người sẽ có động lực và tình yêu đối với học tập.

– Là một tổ chức uy tín, có vai trò tích cực đến sự phát triển của nhân loại, UNESCO đã nhận thấy việc đánh giá đúng mục đích việc học có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chính vì không phải ai cũng nhận thức được mục đích học tập mà ỷ lại, dựa dẫm nên đã dẫn đến nhiều biểu hiện sai trái như tiêu cực trong thi cử, “đổi tình lấy điểm”,… Dó là một thực trạng đáng lo ngại cho giáo dục.

– Khi nhận thấy mục đích của việc học, bản thân cần tự thay đổi trước tiên. Tích cực tìm hiểu nội dung bài học, đào sâu nghiên cứu các vấn đề khó để tìm câu trả lời, tham gia các hoạt động xã hội để rèn luyện kỹ năng sống… Không thể trông chờ ai khác đem hoa thơm trái ngọt đến cho mình mà phải tự tay vun trồng.

Chọn tập
Bình luận
× sticky