Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Ngữ văn 9: Bạn hãy thuyết minh về cây tre Việt Nam

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu?

Quê hương là gì hả mẹ?

Ai đi xa cũng nhớ nhiều!

Lời trẻ nhỏ ngây thơ hồn nhiên trong bài thơ mà chúng ta vô tình đã đọc ở đâu đó khiến ta không khỏi giật mình. Quê hương với dòng sông trĩu nặng phù sa, với bờ bãi ngút ngàn thương nhớ, cứ tiềm tàng trong kí ức của mỗi chúng ta là những gì bình dị và gần gũi nhất.

Quê hương thật riêng và cũng thật chung, mỗi người đều chọn cho mình những nét đặc trưng của quê hương thật riêng biệt để gởi gắm niềm thương, nỗi nhớ. Và những khoảng trời mênh mông cảm xúc ấy, không thể thiếu dòng sông, bến nước, con đò. Hình ảnh lũy tre làng xanh vời vợi trong nỗi nhớ, người ta gọi ấy là chốn bình yên để chúng ta tìm về khi tóc đã ngả hai màu sương khói. Khi bước chân đã mệt mỏi kím tìm hạnh phúc trên đường đời, và cuối cùng ta chợt nhận ra rằng: Hạnh phúc thật bình dị, hạnh phúc là những gì hiện hữu xung quanh chúng ta, với cái ẩn tàng trong gia đình, quê hương và những lũy tre làng lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản.

Chẳng phải ngẫu nhiên, tre lại có một vị trí đặc biệt trong tâm thức người Việt đến thế.

Bởi từ thuở lập nước, người Việt đã tự hào sánh cùng những lũy tre xanh. Dưới những con đường làng quanh co ngút ngàn bóng tre, cuộc sống của người dân Việt cứ trôi đi với biết bao câu chuyện thắm đọng tình người, tình đời. Trải qua thời gian và năm tháng, tre vẫn đứng đó, chứng nhân cho bao đổi thay, thăng trầm, chắt chiu những mạch nguồn quý giá từ lòng đất mang lại bao nhiêu thơm thảo cho người dân nước Việt. đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc, câu chuyện về cây tre cũng được bắt đầu từ thuở xa xưa ấy.

Trên quê hương Việt, đi đến đâu, ta cũng dễ dàng bắt gặp những lũy tre xanh. Có một nhà văn đã viết thật hay về tre: Nước Việt Nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm xanh mọc thẳng. Tre ôm dọc theo triền đê, bảo vệ quê hương, tre ôm ấp mái nhà tranh, những đồng lúa chín. Tre có rất nhiều lòai: Trinh,Hoa , Bương , Lồ ồ, Mạnh Tông, Tầm Vông, ,v.v..Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẽ một mình, tre luôn mọc thành bụi, và có gốc liền gốc, rễ đan rễ thể hiện tính quần tụ, đoàn kết là một sức mạnh khó thể hủy diệt hay phá vỡ được. Thân tre thẳng và cao,cứng mà mềm mại nhờ có nhiều đốt, ngả nghiêng theo gió lượn mà không bao giờ gãy đó là do thớ tre dẻo và thân tre mềm. Với đặc tính – phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ và rồi lại ngạo nghể vươn lên giữ lại hình dáng cũ, chỉ có loài tre chịu gốc cả bụi, chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân.Tre mọc phần nhiều ở nơi có khí hậu ấm áp hoặc vùng nhiệt đới, nhất là miền đông và nam châu Á. Tre là một loại thảo mộc lớn và cao, có khi lên tới hơn 30 mét. Tre sống trung bình từ 8 đến 10 năm,. Thân tre tròn, rỗng, chia thành từng đốt: khoảng 25 đến 40 đốt, đôi khi có gai mọc chen với những lá màu xanh lục ở các đốt, và đường kính thân tre có thể đến 25 cm. Tre chỉ nở hoa lúc cuối đời, nở xong là chết; nở như biết mình đã đến và sẽ ra đi trong cuộc đời; nở như những giây phút cuối cùng , đang cố gắng giang tay vươn mình để giã từ thế giới; nở tưng bừng như điệp khúc một giai điệu tráng ca.

Tre đi vào cuộc sống một cách bình dị như những gì nó vốn có. Tre làm quang gánh theo mẹ mỗi phiên chợ xa, bóng tre xanh phủ mát lối mẹ đi, thân thương biết bao với dáng mẹ, dáng bà, nhưng bước chân nhọc nhằn dẫm trên đám lá tre xao xác nghe như những âm thanh dội lại từ một miền xa thẳm, mênh mang. Tre còn gắn với niềm vui của tuổi thơ, với các bé gái không có gì thú vị hơn mấy que chuyền bằng tre hay những vòng tai, vòng cổ từ tre. Trò chơi như một sáng tạo vĩ đại của bọn trẻ con trong làng. Chẳng biết ai truyền dạy, cứ đứa nó bảo đứa kia thành một trò chơi đi theo suốt tuổi thơ của mỗi chúng ta. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê, chợt nhớ đến những buổi chiều chăn trâu ngoài đồng, ta cùng chúng bạn mang diều sáo tre ra thả lên bầu trời lộng gió, sáo tre sáo trúc ngân vang, gió đưa tiếng sáo, gió ngân cánh diều. Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông miên man như khúc hát của gió, của tre, của ước mơ tuổi thơ, của khát vọng từ ngàn đời về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.Lá tre mỏng tan, khô cong trở thành thứ đun đượm lửa cho nhưng buổi cơm quê ấm lòng. Mùi khói bếp nồng nồng từ lá tre làm ta cay cay sóng mũi. Hình ảnh chiếc cổng tre cót két, bờ rào, rồi đến căn nhà, chiếc giường tre thật gần gũi, bình dị mà thật hữu ích, tre đi vào cuộc sống của chúng ta như một lẽ tự nhiên, như một điều thường lệ quá đỗi thân quen và trở thành tất yếu.

Tre làm cho phong cảnh làng quê thêm hưu tình, tre tạo dáng mềm mại cho con đường làng quen thuộc và chính vì vậy, tre không biết bao lần làm trái tim nghệ sĩ rung động. Tre đã đi vào hội họa với những gì tinh hoa nhất của bàn tay, của tâm hồn nghệ sĩ. Vốn gần gũi với dân tộc Việt, cây tre đã là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật, những câu chuyện cổ tích như nàng út ống tre,thánh gióng, cây tre trăm đốt đến ca dao, tục ngữ.

Không phải ngẫu nhiên tre lại tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Chính từ những phẩm chất mà tre chắt chiu ngày ngày tháng tháng, tre đã mang cái hồn của người Việt, tre đi vào cuộc sống một cách tự nhiên bình dị mà biết bao ý nghĩa. Mỗi khi xa quê ta lại khát khao được trở lại với những năm tháng bình yên với lũy tre làng, với dáng mẹ hao gầy.

Ví dầu cầu dáng đóng đinh

Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.

Với những ngày vụng dại mẹ đánh đòn que tre, tuổi thơ của chúng ta cũng lớn lên từ ấy. Hình ảnh của tre giúp gợi nhớ về hình ảnh của làng quê Việt mộc mạc, con người Việt thanh cao, giản dị mà chí khí. Tre vẫn hát ru cho lá cành, cho cuộc đời những bài ca bình dị mà thiết tha. Trải qua bao nhiêu năm tháng, với sự khắc nghiệt của thời gian, tre vẫn đứng đó, vươn rộng lá cành đón nắng và gió, ngạo nghễ với trời xanh. Với những phẩm chất tốt đẹp ấy, tre xứng đáng là biểu tượng, là niềm tự hào của con người Việt Nam!

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu?

Quê hương là gì hả mẹ?

Ai đi xa cũng nhớ nhiều!

Lời trẻ nhỏ ngây thơ hồn nhiên trong bài thơ mà chúng ta vô tình đã đọc ở đâu đó khiến ta không khỏi giật mình. Quê hương với dòng sông trĩu nặng phù sa, với bờ bãi ngút ngàn thương nhớ, cứ tiềm tàng trong kí ức của mỗi chúng ta là những gì bình dị và gần gũi nhất.

Quê hương thật riêng và cũng thật chung, mỗi người đều chọn cho mình những nét đặc trưng của quê hương thật riêng biệt để gởi gắm niềm thương, nỗi nhớ. Và những khoảng trời mênh mông cảm xúc ấy, không thể thiếu dòng sông, bến nước, con đò. Hình ảnh lũy tre làng xanh vời vợi trong nỗi nhớ, người ta gọi ấy là chốn bình yên để chúng ta tìm về khi tóc đã ngả hai màu sương khói. Khi bước chân đã mệt mỏi kím tìm hạnh phúc trên đường đời, và cuối cùng ta chợt nhận ra rằng: Hạnh phúc thật bình dị, hạnh phúc là những gì hiện hữu xung quanh chúng ta, với cái ẩn tàng trong gia đình, quê hương và những lũy tre làng lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản.

Chẳng phải ngẫu nhiên, tre lại có một vị trí đặc biệt trong tâm thức người Việt đến thế.

Bởi từ thuở lập nước, người Việt đã tự hào sánh cùng những lũy tre xanh. Dưới những con đường làng quanh co ngút ngàn bóng tre, cuộc sống của người dân Việt cứ trôi đi với biết bao câu chuyện thắm đọng tình người, tình đời. Trải qua thời gian và năm tháng, tre vẫn đứng đó, chứng nhân cho bao đổi thay, thăng trầm, chắt chiu những mạch nguồn quý giá từ lòng đất mang lại bao nhiêu thơm thảo cho người dân nước Việt. đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc, câu chuyện về cây tre cũng được bắt đầu từ thuở xa xưa ấy.

Trên quê hương Việt, đi đến đâu, ta cũng dễ dàng bắt gặp những lũy tre xanh. Có một nhà văn đã viết thật hay về tre: Nước Việt Nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm xanh mọc thẳng. Tre ôm dọc theo triền đê, bảo vệ quê hương, tre ôm ấp mái nhà tranh, những đồng lúa chín. Tre có rất nhiều lòai: Trinh,Hoa , Bương , Lồ ồ, Mạnh Tông, Tầm Vông, ,v.v..Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẽ một mình, tre luôn mọc thành bụi, và có gốc liền gốc, rễ đan rễ thể hiện tính quần tụ, đoàn kết là một sức mạnh khó thể hủy diệt hay phá vỡ được. Thân tre thẳng và cao,cứng mà mềm mại nhờ có nhiều đốt, ngả nghiêng theo gió lượn mà không bao giờ gãy đó là do thớ tre dẻo và thân tre mềm. Với đặc tính – phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ và rồi lại ngạo nghể vươn lên giữ lại hình dáng cũ, chỉ có loài tre chịu gốc cả bụi, chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân.Tre mọc phần nhiều ở nơi có khí hậu ấm áp hoặc vùng nhiệt đới, nhất là miền đông và nam châu Á. Tre là một loại thảo mộc lớn và cao, có khi lên tới hơn 30 mét. Tre sống trung bình từ 8 đến 10 năm,. Thân tre tròn, rỗng, chia thành từng đốt: khoảng 25 đến 40 đốt, đôi khi có gai mọc chen với những lá màu xanh lục ở các đốt, và đường kính thân tre có thể đến 25 cm. Tre chỉ nở hoa lúc cuối đời, nở xong là chết; nở như biết mình đã đến và sẽ ra đi trong cuộc đời; nở như những giây phút cuối cùng , đang cố gắng giang tay vươn mình để giã từ thế giới; nở tưng bừng như điệp khúc một giai điệu tráng ca.

Tre đi vào cuộc sống một cách bình dị như những gì nó vốn có. Tre làm quang gánh theo mẹ mỗi phiên chợ xa, bóng tre xanh phủ mát lối mẹ đi, thân thương biết bao với dáng mẹ, dáng bà, nhưng bước chân nhọc nhằn dẫm trên đám lá tre xao xác nghe như những âm thanh dội lại từ một miền xa thẳm, mênh mang. Tre còn gắn với niềm vui của tuổi thơ, với các bé gái không có gì thú vị hơn mấy que chuyền bằng tre hay những vòng tai, vòng cổ từ tre. Trò chơi như một sáng tạo vĩ đại của bọn trẻ con trong làng. Chẳng biết ai truyền dạy, cứ đứa nó bảo đứa kia thành một trò chơi đi theo suốt tuổi thơ của mỗi chúng ta. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê, chợt nhớ đến những buổi chiều chăn trâu ngoài đồng, ta cùng chúng bạn mang diều sáo tre ra thả lên bầu trời lộng gió, sáo tre sáo trúc ngân vang, gió đưa tiếng sáo, gió ngân cánh diều. Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông miên man như khúc hát của gió, của tre, của ước mơ tuổi thơ, của khát vọng từ ngàn đời về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.Lá tre mỏng tan, khô cong trở thành thứ đun đượm lửa cho nhưng buổi cơm quê ấm lòng. Mùi khói bếp nồng nồng từ lá tre làm ta cay cay sóng mũi. Hình ảnh chiếc cổng tre cót két, bờ rào, rồi đến căn nhà, chiếc giường tre thật gần gũi, bình dị mà thật hữu ích, tre đi vào cuộc sống của chúng ta như một lẽ tự nhiên, như một điều thường lệ quá đỗi thân quen và trở thành tất yếu.

Tre làm cho phong cảnh làng quê thêm hưu tình, tre tạo dáng mềm mại cho con đường làng quen thuộc và chính vì vậy, tre không biết bao lần làm trái tim nghệ sĩ rung động. Tre đã đi vào hội họa với những gì tinh hoa nhất của bàn tay, của tâm hồn nghệ sĩ. Vốn gần gũi với dân tộc Việt, cây tre đã là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật, những câu chuyện cổ tích như nàng út ống tre,thánh gióng, cây tre trăm đốt đến ca dao, tục ngữ.

Không phải ngẫu nhiên tre lại tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Chính từ những phẩm chất mà tre chắt chiu ngày ngày tháng tháng, tre đã mang cái hồn của người Việt, tre đi vào cuộc sống một cách tự nhiên bình dị mà biết bao ý nghĩa. Mỗi khi xa quê ta lại khát khao được trở lại với những năm tháng bình yên với lũy tre làng, với dáng mẹ hao gầy.

Ví dầu cầu dáng đóng đinh

Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.

Với những ngày vụng dại mẹ đánh đòn que tre, tuổi thơ của chúng ta cũng lớn lên từ ấy. Hình ảnh của tre giúp gợi nhớ về hình ảnh của làng quê Việt mộc mạc, con người Việt thanh cao, giản dị mà chí khí. Tre vẫn hát ru cho lá cành, cho cuộc đời những bài ca bình dị mà thiết tha. Trải qua bao nhiêu năm tháng, với sự khắc nghiệt của thời gian, tre vẫn đứng đó, vươn rộng lá cành đón nắng và gió, ngạo nghễ với trời xanh. Với những phẩm chất tốt đẹp ấy, tre xứng đáng là biểu tượng, là niềm tự hào của con người Việt Nam!

Chọn tập
Bình luận