Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Thuyết minh về lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Mở bài:

Giới thiệu chung về lễ hội

+ Nêu những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Thân bài:

I/ Giới thiệu khái quát về lễ hội (giải thích nội dung, ý nghĩa của lễ hội):

– Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên. Được Thủ tướng chính phủ công nhận mang tầm vóc một lễ hội cấp Quốc gia, tổ chức định kỳ hai năm một lần. Tại đây, quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk là vùng đất huyền thoại, giàu bản sắc dân tộc. Lễ hội nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này.

– Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Ở đây, có nhiều hoạt động đặc sắc như: Hội chợ – triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt, hội thi pha chế cà phê, hành trình du lịch cà phê, …

II/ thuyết minh chi tiết về lễ hội:

** Lễ hội ở Buôn Ma Thuột Đắk Lắk thường được tổ chức cách năm.

1/ Nguồn gốc lễ hội:

+ Lễ hội là một hoạt động lễ nghi mang tính chất văn hóa truyền thống trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam. Không những vậy, lễ hội còn là nơi bảo tồn, trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, góp phần tạo ra sự đa dạng văn hóa – là kho tàng quý giá của đất nước. Thông qua lễ hội, nhu cầu văn hóa và tâm linh của cộng đồng được thỏa mãn, các truyền thống và phong tục tập quán được duy trì. Xuất phát từ những nhu cầu ấy, từ năm 2005 thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột đã tổ chức lễ hội cà phê định kỳ hai năm một lần và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là lễ hội cấp quốc gia.

2/ Về Văn hóa:

– Lễ hội ngoài việc giới thiệu các sản phẩm liên quan đến cà phê từ sản xuất, chế biến đến thưởng thức… còn mang đậm màu sắc du lịch. Vì vậy, nó thường được giới thiệu trong các chương trình của du lịch Đắk Lắk.

– Lễ hội còn Phối hợp với các nghệ sỹ một số nơi và nghệ nhân tại chỗ, tổ chức diễn tấu cồng chiêng, đi cà kheo, lễ diễu hành của voi… mục đích nhằm hiểu rõ hơn về văn hóa Tây Nguyên, các nét đẹp của cây cà phê. Các nhiếp ảnh gia chọn các chủ đề về nét đẹp của quê hương, chăm sóc chế biến đến hương vị đến người uống.

3/ Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm:

a) thời gian:

– Bắt đầu từ năm 2005 đến nay, cách 2 năm 1 lần, vào các ngày tháng 3 sau tết âm lịch, khi tiết trời mát mẻ và cũng là tháng lễ hội, vui chơi trong văn hóa Việt.

b) địa điểm:

– Thông thường, lễ hội này được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, lễ hội cà phê còn được tổ chức ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi có lượng người đông đúc và sức tiêu thụ cà phê mạnh nhất nước để có thể quảng bá rộng rãi hơn.

III/ Diễn biến của chương trình lễ hội:

a/ Hội chợ – Triển lãm chuyên ngành cà phê:

– Hình thức tổ chức ở đây là một không gian mở kết hợp văn hóa cà phê với khung cảnh thiên nhiên sẽ tạo được hiệu ứng cao cho Lễ hội. Hội chợ – Triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt

– Quy mô hội chợ: dự kiến trên 200 doanh nghiệp, trên 600 gian hàng.

b/ Lễ hội đường phố:

– Các hoạt động: Diễn hành xe hoa, múa lân, voi mang biểu tượng cà phê, Cồng chiêng, hoá trang, các vũ điệu văn hóa…. biểu diễn trên các đường phố với sự tham gia gần 1.000 nghệ nhân và quần chúng..

– Lễ hội đường phố là chương trình mở màn cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột.

c/ Lễ khai mạc – Bế mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.

d/ Tổ chức các khu phố cà phê, thưởng thức cà phê

e/ Tổ chức Hội thảo:

– Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đồng chủ trì có sự tham gia của Đại sứ các quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới, Hiệp hội Trà và Cà phê Châu Á, đại diện các nhà rang, xay, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu cà phê trong và ngoài nước.

f/ Chương trình biểu diễn nghệ thuật:

g/ Hội thi:

– Hội thi pha chế cà phê: Thông qua hội thi sẽ lựa chọn và tôn vinh những nghệ nhân pha chế cà phê giỏi nhất Việt Nam, được Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê phong tặng danh hiệu: Đệ nhất pha chế cà phê, Đệ nhị pha chế cà phê, Đệ tam pha chế cà phê…

– Hội thi nhà nông đua tài: Là cuộc thi tìm hiểu kiến thức khoa học kỹ thuật về canh tác cà phê bền vững giữa những người nông dân trồng cà phê với nhau xoay quanh chủ đề “Nhà nông với sản xuất cà phê bền vững và hội nhập” nhằm tôn vinh những nông dân sản xuất giỏi, nắm vững kiến thức về khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất cà phê..

h/ Chương trình hành trình du lịch cà phê:

– Các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức nhiều tour, tuyến du lịch trải nghiệm đến các vùng trồng cà phê, các nhà máy, doanh nghiệp chế biến cà phê để giúp du khách tận mắt chứng kiến hoạt động sản xuất, chế biến của ngành cà phê Đắk Lắk và tận hưởng sự tinh khôi, trong trắng giữa bạt ngàn hoa cà phê của núi rừng Tây Nguyên.

i/ Gồm 1 số chương trình nhỏ khác: Chương trình “Đêm hội vào mùa”,.. chương trình liên hoan, …

k/ Bế mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột: tổng kết lại quá trình diễn ra lễ hội.

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về lễ hội đặc sắc này.

Khẳng định lại những giá trị của lễ hội và cảm xúc, tình cảm mà mình dành cho lễ hội Cà phê này.

Giới thiệu chung về lễ hội

+ Nêu những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

– Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên. Được Thủ tướng chính phủ công nhận mang tầm vóc một lễ hội cấp Quốc gia, tổ chức định kỳ hai năm một lần. Tại đây, quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk là vùng đất huyền thoại, giàu bản sắc dân tộc. Lễ hội nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho mảnh đất vùng cao này.

– Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Ở đây, có nhiều hoạt động đặc sắc như: Hội chợ – triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt, hội thi pha chế cà phê, hành trình du lịch cà phê, …

** Lễ hội ở Buôn Ma Thuột Đắk Lắk thường được tổ chức cách năm.

1/ Nguồn gốc lễ hội:

+ Lễ hội là một hoạt động lễ nghi mang tính chất văn hóa truyền thống trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam. Không những vậy, lễ hội còn là nơi bảo tồn, trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, góp phần tạo ra sự đa dạng văn hóa – là kho tàng quý giá của đất nước. Thông qua lễ hội, nhu cầu văn hóa và tâm linh của cộng đồng được thỏa mãn, các truyền thống và phong tục tập quán được duy trì. Xuất phát từ những nhu cầu ấy, từ năm 2005 thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột đã tổ chức lễ hội cà phê định kỳ hai năm một lần và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là lễ hội cấp quốc gia.

2/ Về Văn hóa:

– Lễ hội ngoài việc giới thiệu các sản phẩm liên quan đến cà phê từ sản xuất, chế biến đến thưởng thức… còn mang đậm màu sắc du lịch. Vì vậy, nó thường được giới thiệu trong các chương trình của du lịch Đắk Lắk.

– Lễ hội còn Phối hợp với các nghệ sỹ một số nơi và nghệ nhân tại chỗ, tổ chức diễn tấu cồng chiêng, đi cà kheo, lễ diễu hành của voi… mục đích nhằm hiểu rõ hơn về văn hóa Tây Nguyên, các nét đẹp của cây cà phê. Các nhiếp ảnh gia chọn các chủ đề về nét đẹp của quê hương, chăm sóc chế biến đến hương vị đến người uống.

3/ Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm:

a) thời gian:

– Bắt đầu từ năm 2005 đến nay, cách 2 năm 1 lần, vào các ngày tháng 3 sau tết âm lịch, khi tiết trời mát mẻ và cũng là tháng lễ hội, vui chơi trong văn hóa Việt.

b) địa điểm:

– Thông thường, lễ hội này được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, lễ hội cà phê còn được tổ chức ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi có lượng người đông đúc và sức tiêu thụ cà phê mạnh nhất nước để có thể quảng bá rộng rãi hơn.

a/ Hội chợ – Triển lãm chuyên ngành cà phê:

– Hình thức tổ chức ở đây là một không gian mở kết hợp văn hóa cà phê với khung cảnh thiên nhiên sẽ tạo được hiệu ứng cao cho Lễ hội. Hội chợ – Triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt

– Quy mô hội chợ: dự kiến trên 200 doanh nghiệp, trên 600 gian hàng.

b/ Lễ hội đường phố:

– Các hoạt động: Diễn hành xe hoa, múa lân, voi mang biểu tượng cà phê, Cồng chiêng, hoá trang, các vũ điệu văn hóa…. biểu diễn trên các đường phố với sự tham gia gần 1.000 nghệ nhân và quần chúng..

– Lễ hội đường phố là chương trình mở màn cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột.

c/ Lễ khai mạc – Bế mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.

d/ Tổ chức các khu phố cà phê, thưởng thức cà phê

e/ Tổ chức Hội thảo:

– Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đồng chủ trì có sự tham gia của Đại sứ các quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới, Hiệp hội Trà và Cà phê Châu Á, đại diện các nhà rang, xay, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu cà phê trong và ngoài nước.

f/ Chương trình biểu diễn nghệ thuật:

g/ Hội thi:

– Hội thi pha chế cà phê: Thông qua hội thi sẽ lựa chọn và tôn vinh những nghệ nhân pha chế cà phê giỏi nhất Việt Nam, được Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê phong tặng danh hiệu: Đệ nhất pha chế cà phê, Đệ nhị pha chế cà phê, Đệ tam pha chế cà phê…

– Hội thi nhà nông đua tài: Là cuộc thi tìm hiểu kiến thức khoa học kỹ thuật về canh tác cà phê bền vững giữa những người nông dân trồng cà phê với nhau xoay quanh chủ đề “Nhà nông với sản xuất cà phê bền vững và hội nhập” nhằm tôn vinh những nông dân sản xuất giỏi, nắm vững kiến thức về khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất cà phê..

h/ Chương trình hành trình du lịch cà phê:

– Các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức nhiều tour, tuyến du lịch trải nghiệm đến các vùng trồng cà phê, các nhà máy, doanh nghiệp chế biến cà phê để giúp du khách tận mắt chứng kiến hoạt động sản xuất, chế biến của ngành cà phê Đắk Lắk và tận hưởng sự tinh khôi, trong trắng giữa bạt ngàn hoa cà phê của núi rừng Tây Nguyên.

i/ Gồm 1 số chương trình nhỏ khác: Chương trình “Đêm hội vào mùa”,.. chương trình liên hoan, …

k/ Bế mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột: tổng kết lại quá trình diễn ra lễ hội.

Nêu cảm nghĩ về lễ hội đặc sắc này.

Khẳng định lại những giá trị của lễ hội và cảm xúc, tình cảm mà mình dành cho lễ hội Cà phê này.

Chọn tập
Bình luận