Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Hướng dẫn viết một bài văn miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

1. Xem lại các tên bài ở phần Tập làm văn, tổng kết để rút ra những nội dung cơ bản, trọng tâm. Nhìn chung, chương trình Tập làm văn 9, tập một xoay quanh những vấn đề chính sau:

– Văn bản thuyết minh; kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật;

– Văn bản tự sự:

+ Kết hợp tự sự với miêu tả (miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong), lập luận;

+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.

– Trong các nội dung trên, cần tập trung tìm hiểu kĩ các nội dung mới, nâng cao so với chương trình Tập làm văn ở các lớp dưới như: thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật; tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; nhận diện người kể chuyện trong văn bản tự sự, cách chuyển đổi ngôi kể.

2. Phân biệt giữa thuyết minh và miêu tả; Phân tích tác dụng của miêu tả trong thuyết minh.

Gợi ý:

– Thuyết minh: phản ánh chính xác, khách quan, trung thành với đối tượng được thuyết minh; hạn chế sử dụng yếu tố tưởng tượng, sử dụng nhiều đến số liệu cụ thể; dùng nhiều trong các lĩnh vực giao tiếp nhật dụng; ngôn ngữ đơn nghĩa.

– Miêu tả: dựa vào đặc điểm, tính chất khách quan của đối tượng, phát huy trí tưởng tượng, hư cấu; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, liên tưởng, ít sử dụng số liệu cụ thể; dùng nhiều trong sáng tác văn học nghệ thuật; ngôn ngữ thường đa nghĩa.

– Sử dụng miêu tả trong thuyết minh giúp người đọc (nghe) hình dung cụ thể, sinh động hơn về đối tượng, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

3. Lấy ví dụ về sự kết hợp giữa thuyết minh với giải thích, miêu tả. Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các thao tác trong ví dụ đó.

Gợi ý: Tìm trong các văn bản trong chương trình Ngữ văn đã được học, trong các loại sách hướng dẫn nấu ăn, sách hướng dẫn cắm hoa, sách hướng giới thiệu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,…

4. Nêu vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong tự sự.

Gợi ý: Phân biệt giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong (miêu tả nội tâm). Con người trong thực tiễn đời sống ngoài những biểu hiện về hành động, cử chỉ, nói năng,… tức là những biểu hiện bên ngoài còn có đời sống bên trong: suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng,… Để con người hiện lên sinh động, đầy đủ, sâu sắc, bên cạnh việc miêu tả những biểu hiện bên ngoài, trong khi tự sự cần thiết phải khắc hoạ được những diễn biến tâm trạng, trạng thái tâm lí,… tóm lại là miêu tả đời sống bên trong.

Trong lời kể, có khi người kể chuyện muốn thể hiện một sự đánh giá, nhận xét hoặc suy luận nào đó trước đối tượng, khi đó nghị luận được sử dụng. Nghị luận là một thao tác quan trọng giúp cho người kể bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình; hoặc được dùng để xây dựng tình huống triết lí nào đó trong truyện.

5. Tìm ba đoạn văn tự sự: một đoạn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, một đoạn có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn có sử dụng kết hợp cả ba yếu tố tự sự, miêu tả nội tâm và nghị luận.

Gợi ý: Tìm trong các văn bản Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn 9, tập một hoặc trong chương trình Ngữ văn ở các lớp trước, có thể tìm trong những tác phẩm mình đã được đọc,… Có thể tham khảo:

– “Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.”

(Lí Lan, Cổng trường mở ra)

– “Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. […] Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác học như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.”

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

– “Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

1. Xem lại các tên bài ở phần Tập làm văn, tổng kết để rút ra những nội dung cơ bản, trọng tâm. Nhìn chung, chương trình Tập làm văn 9, tập một xoay quanh những vấn đề chính sau:

– Văn bản thuyết minh; kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật;

– Văn bản tự sự:

+ Kết hợp tự sự với miêu tả (miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong), lập luận;

+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.

– Trong các nội dung trên, cần tập trung tìm hiểu kĩ các nội dung mới, nâng cao so với chương trình Tập làm văn ở các lớp dưới như: thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật; tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; nhận diện người kể chuyện trong văn bản tự sự, cách chuyển đổi ngôi kể.

2. Phân biệt giữa thuyết minh và miêu tả; Phân tích tác dụng của miêu tả trong thuyết minh.

Gợi ý:

– Thuyết minh: phản ánh chính xác, khách quan, trung thành với đối tượng được thuyết minh; hạn chế sử dụng yếu tố tưởng tượng, sử dụng nhiều đến số liệu cụ thể; dùng nhiều trong các lĩnh vực giao tiếp nhật dụng; ngôn ngữ đơn nghĩa.

– Miêu tả: dựa vào đặc điểm, tính chất khách quan của đối tượng, phát huy trí tưởng tượng, hư cấu; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, liên tưởng, ít sử dụng số liệu cụ thể; dùng nhiều trong sáng tác văn học nghệ thuật; ngôn ngữ thường đa nghĩa.

– Sử dụng miêu tả trong thuyết minh giúp người đọc (nghe) hình dung cụ thể, sinh động hơn về đối tượng, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

3. Lấy ví dụ về sự kết hợp giữa thuyết minh với giải thích, miêu tả. Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các thao tác trong ví dụ đó.

Gợi ý: Tìm trong các văn bản trong chương trình Ngữ văn đã được học, trong các loại sách hướng dẫn nấu ăn, sách hướng dẫn cắm hoa, sách hướng giới thiệu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,…

4. Nêu vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong tự sự.

Gợi ý: Phân biệt giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong (miêu tả nội tâm). Con người trong thực tiễn đời sống ngoài những biểu hiện về hành động, cử chỉ, nói năng,… tức là những biểu hiện bên ngoài còn có đời sống bên trong: suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng,… Để con người hiện lên sinh động, đầy đủ, sâu sắc, bên cạnh việc miêu tả những biểu hiện bên ngoài, trong khi tự sự cần thiết phải khắc hoạ được những diễn biến tâm trạng, trạng thái tâm lí,… tóm lại là miêu tả đời sống bên trong.

Trong lời kể, có khi người kể chuyện muốn thể hiện một sự đánh giá, nhận xét hoặc suy luận nào đó trước đối tượng, khi đó nghị luận được sử dụng. Nghị luận là một thao tác quan trọng giúp cho người kể bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình; hoặc được dùng để xây dựng tình huống triết lí nào đó trong truyện.

5. Tìm ba đoạn văn tự sự: một đoạn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, một đoạn có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn có sử dụng kết hợp cả ba yếu tố tự sự, miêu tả nội tâm và nghị luận.

Gợi ý: Tìm trong các văn bản Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn 9, tập một hoặc trong chương trình Ngữ văn ở các lớp trước, có thể tìm trong những tác phẩm mình đã được đọc,… Có thể tham khảo:

– “Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.”

(Lí Lan, Cổng trường mở ra)

– “Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. […] Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác học như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.”

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

– “Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

Chọn tập
Bình luận