Khổng Tử qua đời, Tử Cống làm nhà gần mộ thầy mình và ở dó chịu tang suốt 6 năm. Lại nghe nói Phan Thanh Giản khi đã thành danh, ông thăm người thầy thuở khai tâm mà cung kính đến mức phải đi chần đất đến nhà thầy. Câu hát dân gian: “Muốn sang thì bắc cầu kiều; Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”, là khúc vọng thanh tha thiết trong tâm thức người Việt, một lần nữa khẳng định vẻ đẹp của tinh thần “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” ờ phương Đông. Nét đẹp đạo lí ấy, được chúng ta,trân trọng đón nhận và kế thừa suốt trong tiến trình của lịch sử dân tộc. Điều gì làm nên sự cao cả đến vậy trong hình ảnh người thầy từ ngàn xưa đến nay? Chắc chắn đó là Đạo đức.“
Từ điển triết học” của tác giả Cung Kim Tiến định nghĩa rằng: “Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh sự tồn tại về mặt tinh thần của cá nhân, một trong những đòn bẩy tinh thần cho quá trình phát triển xã hội…”. Thầy là một cá nhân, cũng là một đòn bẩy tinh thần góp phần phát triển xã hội bằng chức nghiệp dạy học: dạy cho học trò bắt chước, học tập những gì cao đẹp về nhân phẩm, phát triển về trí tuệ, ý thức về cá nhân trong trách nhiệm làm phồn vinh xã hội. Như vậy, người thầy có đạo đức phải là người có NHÂN PHẨM và TÀI NẢNG. Độ là một sự hoà hợp bắt buộc đối với thiên chức của người thầy. Bởi le, thiếu vắng một trong hai điều trên thì thầy không còn là mẫu mực nữa, không còn là “chính danh” nữa. Cùng giống như tình yêu mất đi sự hoà hợp thì nó sẽ nhận bức chân dung của chính nó với “nỗi niềm u ẩn”. Cho nên thầy phải là tấm gương sồng về NHÂN CÁCH và TÀI NĂNG. Nếu như thầy là một tấm gương không đủ sáng, thì học trò chỉ nhận được gương mặt “lem luốc” khi soi vào.
Ngày xưa, các cụ đồ dạy học trò đến mức nào đó, rồi lại khuyên học trò tìm thầy khác để phát triển tài năng, vì bản thân mình đã “hết chữ”. Đó là biểu hiện về đạo đức người thầy, luôn khát vọng học trò sẽ hơn mình. Người thầy phải dạy cho học trò “không còn sợ” mình nữa, tức là khích lệ học trò khám phá, sáng tạo… Người thầy có tình yêu thương ngời sáng, sẽ không bao giờ bắthọc trò “nô lệ” kiến thức của thầy một cách cực đoan kiểu Pythagore – toán học, triết gia lỗi lạc của Hi Lạp cổ đại: “Uy quyền của thầy là tối cao và tuyệt đối. Chỉ có thầy mới có trong tay chân lí tuyệt đổi”.
Thế hệ sau bao giờ cũng hơn thế hệ trước, đó là đương nhiên của quá trình phát triển xã hội. Ngày nay thầy và trò giỏi hơn ngày xưa và trong giao tiếp cũng hiện đại hơn, văn minh hơn, nhưng cơ bản là thầy và trò vẫn phải luôn “tựa” vào nhau, nâng đỡ tâm hồn nhau, để không ngừng trau dồi nhân cách và tài năng. Làm được điều đó mới trở thành người thầy có đạo đức thật sự. Người ta vẫn thường nói: thầy giống như người chèo đò; học trò như những hành khách đến rồi lại đi. Người thầy đưa trò qua kia bờ bên kia để khám phá bầu trời tri thức. Thế nhưng tôi yêu hình ảnh “thầy là phụ sa lặng lẽ” và trò như những nương ngô, cây trái tốt tươi của bãi bờ ven sông nhờ phù sa vun đắp!
Trải qua nửa thế kỉ làm người và nhiều năm đứng trên bục giâng, tôi mới thật sự hiểu rằng: Mỗi ngày, phải là một mùa vu lan đối với phận làm con, và … mỗi ngày phải là một ngày hiến chương nhà giáo, để chúng ta mãi mãi nhớ về thầy mình. Bời lẽ, thầy như phù sa âm thâm bồi đắp cho những bãi bờ, những châu thổ, bến sông ngày một tốt tươi, xanh cành trĩu quả. Phù sa tự ngàn đời vẫn lặng lẽ chảy trôi mà chẳng đợi được vinh danh. Nhưng, phù sa đã hoá thân vào những mùa màng bội thu, đã nhuận sắc cho biết bao ngọt ngào hoa trái..„ Vâng! Thầy là phù sa âm thầm, lặng lẽ