Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang về câu nói sau: “uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Cha ông ta xưa kia đã có câu nói “Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.”. Câu nói mượn hình ảnh trồng cây để nói lên cách giáo dục dạy dỗ cha mẹ với con cái của mình. Khi trồng một cái cây, chúng ta đều biết rằng, muốn làm cho cái cây ấy mang vẻ đẹp độc đáo hơn thì luôn luôn phải uốn từ khi cây còn non. Nếu để cây lớn lên, cành cây sẽ cứng và việc uốn nắn dường như là không thể. Cùng quan điểm với câu nói này là câu nói mang hình ảnh ẩn dụ hơn “uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy”.

– Nói về việc giáo dục con cái, chúng ta luôn phải dạy dỗ nó từ khi còn rất nhỏ. Tại sao vậy? Ở độ tuổi từ khi sinh ra đến 7 tuổi, có thể nói, đây là quãng thời gian tuyệt vời nhất để những đứa trẻ tiếp thu kiến thức và kĩ năng từ môi trường xung quanh. Chúng học cách người khác nói, học cách người khác ứng xử. Những thứ mà trẻ học được sẽ dần hình thành thói quen và theo trẻ trong suốt cuộc đời sau này. Chính vì điều đó, chúng ta nên hình thành thói quen tốt, dạy dỗ con từ khi còn nhỏ để chúng có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

– Nhưng có phải cha mẹ nào hiện nay cũng nhận thức rõ được điển đó? Họ bỏ mặc con cái và nghĩ rằng “lớn lên dạy chúng nó cũng chưa muộn”. Vì thế, đôi khi, chúng ta cứ vô tình nói tục chửi bậy, xả rác ra môi trường hay một vài các tật xấu khác. Những hành động ấy sẽ vô tình được in sâu vào trong não bộ của đứa bé và đứa bé ấy sẽ học tập theo. Dần dần, đứa bé ấy cũng có những tật xấu như thế và để đến khi lớn lên rồi thì rất khó để chỉnh sửa lại.

– Vì vậy, những người làm cha làm mẹ nên biết tận dụng quãng thời gian tuyệt vời – khi chúng còn bé, dạy dỗ và chỉ bảo để cho đứa con mình có thể phát triển một cách tốt nhất,

Cha ông ta xưa kia đã có câu nói “Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.”. Câu nói mượn hình ảnh trồng cây để nói lên cách giáo dục dạy dỗ cha mẹ với con cái của mình. Khi trồng một cái cây, chúng ta đều biết rằng, muốn làm cho cái cây ấy mang vẻ đẹp độc đáo hơn thì luôn luôn phải uốn từ khi cây còn non. Nếu để cây lớn lên, cành cây sẽ cứng và việc uốn nắn dường như là không thể. Cùng quan điểm với câu nói này là câu nói mang hình ảnh ẩn dụ hơn “uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy”.

– Nói về việc giáo dục con cái, chúng ta luôn phải dạy dỗ nó từ khi còn rất nhỏ. Tại sao vậy? Ở độ tuổi từ khi sinh ra đến 7 tuổi, có thể nói, đây là quãng thời gian tuyệt vời nhất để những đứa trẻ tiếp thu kiến thức và kĩ năng từ môi trường xung quanh. Chúng học cách người khác nói, học cách người khác ứng xử. Những thứ mà trẻ học được sẽ dần hình thành thói quen và theo trẻ trong suốt cuộc đời sau này. Chính vì điều đó, chúng ta nên hình thành thói quen tốt, dạy dỗ con từ khi còn nhỏ để chúng có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

– Nhưng có phải cha mẹ nào hiện nay cũng nhận thức rõ được điển đó? Họ bỏ mặc con cái và nghĩ rằng “lớn lên dạy chúng nó cũng chưa muộn”. Vì thế, đôi khi, chúng ta cứ vô tình nói tục chửi bậy, xả rác ra môi trường hay một vài các tật xấu khác. Những hành động ấy sẽ vô tình được in sâu vào trong não bộ của đứa bé và đứa bé ấy sẽ học tập theo. Dần dần, đứa bé ấy cũng có những tật xấu như thế và để đến khi lớn lên rồi thì rất khó để chỉnh sửa lại.

– Vì vậy, những người làm cha làm mẹ nên biết tận dụng quãng thời gian tuyệt vời – khi chúng còn bé, dạy dỗ và chỉ bảo để cho đứa con mình có thể phát triển một cách tốt nhất,

Chọn tập
Bình luận