DÀN Ý
I. Mở bài:
– Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
– Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
– Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
– Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
– Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
– Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
– Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.
b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
– Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
– Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
– Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
– Ruộng phải sâm sấp nước.
– Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
– Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…
c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
– Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
– Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
+ Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
+ Lúa nếp non dùng để làm cốm.
– Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nênNếu nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
d. Thành tựu:
– Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
III. Kết bài:
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
– Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt