Dàn ý chi tiết:
I – Mở bài:
– Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).
II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình.
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
– Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu (“tư dung tốt đẹp”).
– Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
– Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình…
– Thúy Kiều:
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình…
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
– Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
– Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
– Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
– Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
– Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
– Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
III – Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.