Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Anh/ chị hãy viết bài thuyết minh về Hồ Gươm

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ

Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay

Hồ Hoàn Kiếm, hay còn thường được gọi là Hồ Gươm từ lâu đã đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và gắn liền với cuộc sống tinh thần của nhiều người. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Để rồi, bùng mình ngay giữa trung tâm phồn hoa, nhộn nhịp, Hồ Gươm trở thành một thắng cảnh tự hào của người Hà Nội – một lẵng hoa giữa lòng thủ đô.

Hồ đã có từ rất lâu, từ cái thuở song Cái còn nằm sâu trong lòng đất vài nghìn năm trước. Vào thời gian đó, hiện tượng song lệch dòng rất thường hay xảy ra. Sông Hồng cũng chuyển hướng chảy qua các phố mà ngày nay thường thấy như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt…rồi hình thành các phân lưu. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Ban đầu, hồ chưa có tên là Hồ Hoàn Kiếm mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Thuở xa xưa, do nước hồ quanh năm xanh ngát nên có tên là hồ Lục Thủy. Còn tên Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu được gọi vào khoảng thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết rùa thần đòi gươm. Tương truyền lại rằng, trong cuộc chiến chống quân Minh (1417 – 1427), khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, ông tình cờ bắt được thanh gươm có niên hiệu là Thuận Thiên. Gươm này đã theo ông suốt mười năm trinh chiến, giành lại nền độc lập. Lên ngôi vua đầu năm 1428, Lê Lợi – bấy giờ là vua Lê Thái Tổ trong một lần đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào thì rùa liền ngậm gươm mà lăn xuống. Nghĩ rằng đó là trời cho mượn gươm dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa đến đòi gươm nên hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Có thời gian vào khoảng cuối thể kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả – hữu, lấy tên là Vọng. Hồ Hữu Vọng sau này bị Tây lấp mất còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm mà giờ được phổ biến với tên gọi Hồ Gươm.

Cách đây 6 thế kỉ, dựa vào bản đồ thời Hồng Đức, Hồ Hoàn Kiếm gồm hai phần chạu từ phố nơi song Hồng chảy qua tới phố Hàng Chuối nối tiếp với nhánh chính của sông Hồng. Ngày nay, Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ như Tràng Thi, Tràng Tiền, Hàng Bài, Hàng Khay,…

Hồ có tổng diện tích 12ha, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố. Hồ Gươm kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m hướng Đông Tây. Nhờ vị trí thuận lợi, lại nằm chính giữa trung tâm thành phố nên dù không phải là hồ lớn nhất song Hồ Gươm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong du lịch, đời sống và sinh hoạt văn hóa thủ đô. Ngoài ra, hồ còn gắn liền với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc,…

Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 19, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886. Nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa (Quy Sơn), tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Có thể thấy tháp có ba tầng và một đỉnh có nét như một vọng lâu vuông vức. Hai tầng đầu có kiến trúc giống nhau, gồm nhiều ô cửa hình vòm. Chiều dài có ba cửa, chiều rộng hai cửa. Tầng ba chỉ có một cửa hình vòm. Tháp Rùa ngoài giá trị là một công trình thẩm mỹ còn là nơi cho rùa phơi nắng và đẻ trứng. Đặc biệt hơn, đây là loài rùa lớn sống trong Hồ Gươm, hiếm khi nổi lên mặt nước. Tương truyền rằng hễ thấy rùa nổi lên thì tức là liên quan đến việc quốc gia đại sự. Năm 2011, loài rùa này được biết chỉ còn một cá thể sống sót, được gọi là Cụ Rùa đã được trục vớt và chữa trị vết thương. Rùa Hồ Gươm thuộc diện động vật quý hiếm đang được Nhà nước bảo vệ.

Hồ Gươm có hai đảo nhỏ, ngoài Quy Sơn thì đảo còn lại là đảo Ngọc – nơi được biết là vị trí tọa lạc của đền Ngọc Sơn. Đền nằm ở phía Bắc hồ, xưa kia có tên là Tượng Nhĩ, nghĩa tức tai voi. Sau này, đền được Lý Thái Tổ đổi là Ngọc Tượng khi rời đô ra Thăng Long và đến đời Trần mới được gọi là đền Ngọc Sơn. Dẫn vào đền là một công trình kiến trúc độc đáo khác của cây cầu cong màu đỏ rực. Đó là Cầu Thê Húc, nghĩa là nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm. Cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865.

Ngoài những công trình trên, hồ còn có nhiều công trình đặc biệt khác như: Tháp Bút, Đài Nghiên,… Vì vậy cũng có thể hiểu được lý do Hồ Hoàn Kiếm trở thành điểm du lịch ấn tượng, thu hút, là nơi những người Hà Nội xa quê nhớ về và là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ và văn nghệ sĩ. Trên tất cả, hồ gắn liền với huyền sử một thời, là biểu tượng khát vọng hòa bình và đức văn tài võ trị của toàn dân tộc.

Trên đà phát triển ngày nay, người ta có thể xây dựng nên vô vàn những kiệt tác kì vĩ. Nhưng người ta vẫn cảm nhận được đâu đây cái hồn cốt thủ đô, tâm hồn người Hà Nội giữa cái hồn nước mênh mang, mơ màng ấy. Dạo quanh hồ là những thảm cỏ cắt tỉa công phu, những kè đá quanh hồ, hàng cây bố trí, chăm sóc khéo léo cho ta thấy được vị trí của Hồ Gươm trong lòng nhân dân thủ đô. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần bảo tồn những di tích ấy để giá trị của chúng còn mãi với thời gian.

Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ

Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay

Hồ Hoàn Kiếm, hay còn thường được gọi là Hồ Gươm từ lâu đã đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và gắn liền với cuộc sống tinh thần của nhiều người. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Để rồi, bùng mình ngay giữa trung tâm phồn hoa, nhộn nhịp, Hồ Gươm trở thành một thắng cảnh tự hào của người Hà Nội – một lẵng hoa giữa lòng thủ đô.

Hồ đã có từ rất lâu, từ cái thuở song Cái còn nằm sâu trong lòng đất vài nghìn năm trước. Vào thời gian đó, hiện tượng song lệch dòng rất thường hay xảy ra. Sông Hồng cũng chuyển hướng chảy qua các phố mà ngày nay thường thấy như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt…rồi hình thành các phân lưu. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Ban đầu, hồ chưa có tên là Hồ Hoàn Kiếm mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Thuở xa xưa, do nước hồ quanh năm xanh ngát nên có tên là hồ Lục Thủy. Còn tên Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu được gọi vào khoảng thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết rùa thần đòi gươm. Tương truyền lại rằng, trong cuộc chiến chống quân Minh (1417 – 1427), khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, ông tình cờ bắt được thanh gươm có niên hiệu là Thuận Thiên. Gươm này đã theo ông suốt mười năm trinh chiến, giành lại nền độc lập. Lên ngôi vua đầu năm 1428, Lê Lợi – bấy giờ là vua Lê Thái Tổ trong một lần đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào thì rùa liền ngậm gươm mà lăn xuống. Nghĩ rằng đó là trời cho mượn gươm dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa đến đòi gươm nên hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Có thời gian vào khoảng cuối thể kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả – hữu, lấy tên là Vọng. Hồ Hữu Vọng sau này bị Tây lấp mất còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm mà giờ được phổ biến với tên gọi Hồ Gươm.

Cách đây 6 thế kỉ, dựa vào bản đồ thời Hồng Đức, Hồ Hoàn Kiếm gồm hai phần chạu từ phố nơi song Hồng chảy qua tới phố Hàng Chuối nối tiếp với nhánh chính của sông Hồng. Ngày nay, Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ như Tràng Thi, Tràng Tiền, Hàng Bài, Hàng Khay,…

Hồ có tổng diện tích 12ha, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố. Hồ Gươm kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m hướng Đông Tây. Nhờ vị trí thuận lợi, lại nằm chính giữa trung tâm thành phố nên dù không phải là hồ lớn nhất song Hồ Gươm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong du lịch, đời sống và sinh hoạt văn hóa thủ đô. Ngoài ra, hồ còn gắn liền với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc,…

Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 19, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886. Nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa (Quy Sơn), tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Có thể thấy tháp có ba tầng và một đỉnh có nét như một vọng lâu vuông vức. Hai tầng đầu có kiến trúc giống nhau, gồm nhiều ô cửa hình vòm. Chiều dài có ba cửa, chiều rộng hai cửa. Tầng ba chỉ có một cửa hình vòm. Tháp Rùa ngoài giá trị là một công trình thẩm mỹ còn là nơi cho rùa phơi nắng và đẻ trứng. Đặc biệt hơn, đây là loài rùa lớn sống trong Hồ Gươm, hiếm khi nổi lên mặt nước. Tương truyền rằng hễ thấy rùa nổi lên thì tức là liên quan đến việc quốc gia đại sự. Năm 2011, loài rùa này được biết chỉ còn một cá thể sống sót, được gọi là Cụ Rùa đã được trục vớt và chữa trị vết thương. Rùa Hồ Gươm thuộc diện động vật quý hiếm đang được Nhà nước bảo vệ.

Hồ Gươm có hai đảo nhỏ, ngoài Quy Sơn thì đảo còn lại là đảo Ngọc – nơi được biết là vị trí tọa lạc của đền Ngọc Sơn. Đền nằm ở phía Bắc hồ, xưa kia có tên là Tượng Nhĩ, nghĩa tức tai voi. Sau này, đền được Lý Thái Tổ đổi là Ngọc Tượng khi rời đô ra Thăng Long và đến đời Trần mới được gọi là đền Ngọc Sơn. Dẫn vào đền là một công trình kiến trúc độc đáo khác của cây cầu cong màu đỏ rực. Đó là Cầu Thê Húc, nghĩa là nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm. Cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865.

Ngoài những công trình trên, hồ còn có nhiều công trình đặc biệt khác như: Tháp Bút, Đài Nghiên,… Vì vậy cũng có thể hiểu được lý do Hồ Hoàn Kiếm trở thành điểm du lịch ấn tượng, thu hút, là nơi những người Hà Nội xa quê nhớ về và là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ và văn nghệ sĩ. Trên tất cả, hồ gắn liền với huyền sử một thời, là biểu tượng khát vọng hòa bình và đức văn tài võ trị của toàn dân tộc.

Trên đà phát triển ngày nay, người ta có thể xây dựng nên vô vàn những kiệt tác kì vĩ. Nhưng người ta vẫn cảm nhận được đâu đây cái hồn cốt thủ đô, tâm hồn người Hà Nội giữa cái hồn nước mênh mang, mơ màng ấy. Dạo quanh hồ là những thảm cỏ cắt tỉa công phu, những kè đá quanh hồ, hàng cây bố trí, chăm sóc khéo léo cho ta thấy được vị trí của Hồ Gươm trong lòng nhân dân thủ đô. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần bảo tồn những di tích ấy để giá trị của chúng còn mãi với thời gian.

Chọn tập
Bình luận