Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Suy nghĩ của em khi đọc câu thơ của Nguyễn Du: “Ngẫm hay muôn sự tại trời/ Trời kia đã bắt làm người có thân/ Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao​”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Mở bài:

Bạn có thể dẫn ra một câu truyện, hoặc một câu danh ngôn, hoặc một mẩu chuyện.

Mẩu chuyện ngắn thì bạn có thể dẫn “Con cáo và chùm nho” của nhà văn Aesop. (Chắc là bạn biết truyện ngụ ngôn này chứ ) , hoặc, bạn cũng có thể dẫn lại tích ông Khổng xưa kia bị bắt ở đất Khuông..

– Khổng Tử bị vây ở đất Khuông, không còn phương thế nào thoát ra được, bèn lấy đờn, đờn và ca. Tử Lộ hỏi: “Phu Tử làm sao vui được thế?…” Khổng Tử nói: “Ngươi lại đây, ta nói cho mà nghe… Ta đã làm hết sức ta, để tránh cái chuyện này, thế mà không được, đó không phải còn tại ta nữa, mà là tại Trời. [..]Nếu cố mà không được thì ta cũng nên vui vẻ với sự không được đó, buồn lo có ích gì ?”

Khổng Tử dẫu đã cố gắng nhưng không thể thoát khỏi vòng vây. Khi cái chết cận kề, người thường dễ sinh quẫn chí, hốt hoảng, loạn điên , Khồng Tử trái lại, ung dung, thanh thản lấy đàn hát ca. Cách ứng biến của Khổng Tử trước thời cuộc, âu cũng là bài học đẹp ngàn đời cho thế hệ hậu bối chúng ta vậy – bài học về cách chấp nhận

Thân bài:

Đọc Truyện Kiều, ta cũng thấy cái triết lý về cách “chấp nhận” này xuyên suốt : nàng Kiều tài sắc là vậy mà phải chịu kiếp sống lắm phong ba, đại loại là cố ngoi lên nhiều rồi mà vẫn không sao thoát khỏi cái bám víu của cuộc đời bùn đen nhơ nhớp. Kết thúc kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đúc kết lại một câu thơ:

Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao​

* Giải thích:

Văn chương Nguyễn Du, ảnh hưởng khá nhiều bởi Khổng Học nói rộng, và thuyết Thiên Mệnh, nói chi tiết.

Theo quan điểm của Nho giáo thì ông trời quyết định mọi điều xảy ra trong cuộc đời con người, từ khi sinh cho đến lúc tử. Con người làm gì, con người sẽ ra sao, ..đều đã được trời định trước. Vì thế nên, có chạy đằng trời, con người cũng không thoát khỏi cái số mệnh mà giời đất đã định đoạt sẵn : trời bắt khổ thì phải chịu khổ (phong trần phải phong trần), , trời cho sướng, cho sống thanh cao thì ắt sẽ được sống thanh cao, cố xoay chuyển cũng không thể được.

* Mặt tích cực:

Biết “chấp nhận giúp con người ta được sống thanh thản, hạnh phúc?

Đời thì không thể tránh nhưng thất bại, những khổ đau. Chấp nhận giúp chúng ta giảm một phần cái khổ đau đó, nó giúp tâm ta tĩnh, “đầu ta lạnh”, từ đó sống thanh thản, bình tĩnh, quyết định thêm sáng suốt.

Tuy vậy, triết lý “nho còn xanh lắm” của con cáo kia, người thường đã mấy ai học được? Con người ta cứ cố gắng lao sức dồn tâm vào một thứ xa vời tầm với, để rồi loay hoay cực nhọc mãi cũng chẳng ra đâu vào đâu.

Nếu con người ta không biết chấp nhận thực tại, biết lượng cái sức của mình, biết bằng lòng với thất bại không thể thay đổi, liệu con người ta có thể chống lại điên loạn, thất vọng, mệt mỏi hay không?

Mặt tiêu cực:

Tuy vậy, lối sống này cũng có cái mặt không tốt của nó.

Lối sống “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên” – tức cái lối sống, cái sự tin mùa quáng rằng “đời là giời định đoạt” khiến con người ta dễ gục ngã, dễ buông xuôi, dễ phó thác cho số phận, sống tuyệt vọng, sống chán chường. Người ta dễ sinh cái tật lúc “phong trần” thì thở vắn trách than, không xoay chuyển tình thế ( giời bắt khổ, cố quá quá cố chứ có chi mà cố hà), nhưng lúc trời cho cái “thanh cao” thì không biết đường nắm bắt.

(Nói thực ra thì con người dễ bị sa vào cái mặt tiêu cực này lắm, bạn cứ thử trông bản thân mình và chính những người xung quanh xem, xem có ai lúc nản chí, tuyệt vọng mà không kêu “Ối giời ơi” “Ối đất ơi” hay “Ối mẹ ơi” không ? ) Cái lối sống phó thác đổi tội cho số phận ấy đã có thời nó ăn sâu vào gốc rễ cách sống của con người ta, lâu quá mấy câu than phận than thân nó thành câu cửa miệng luôn à )

Sau đó thì bạn nên mở rộng. Bạn nên mở rộng sao ?

Gợi ý hướng:

Bạn thấy con người ta phải biết chấp nhận trong trường hợp nào? Bạn làm sao để tiết chế cái mặt trái kia đi?

Kết bài:

Bạn có thể nêu cảm nghĩ, nêu suy nghĩ của bản thân ở phần này. Nếu thích thì bạn có thể đặt ra một câu hỏi mở. Một câu hỏi mở kết bài, quả thực, lúc nào cũng khiến bài viết có nhiều dư âm.

Bạn có thể dẫn ra một câu truyện, hoặc một câu danh ngôn, hoặc một mẩu chuyện.

Mẩu chuyện ngắn thì bạn có thể dẫn “Con cáo và chùm nho” của nhà văn Aesop. (Chắc là bạn biết truyện ngụ ngôn này chứ ) , hoặc, bạn cũng có thể dẫn lại tích ông Khổng xưa kia bị bắt ở đất Khuông..

– Khổng Tử bị vây ở đất Khuông, không còn phương thế nào thoát ra được, bèn lấy đờn, đờn và ca. Tử Lộ hỏi: “Phu Tử làm sao vui được thế?…” Khổng Tử nói: “Ngươi lại đây, ta nói cho mà nghe… Ta đã làm hết sức ta, để tránh cái chuyện này, thế mà không được, đó không phải còn tại ta nữa, mà là tại Trời. [..]Nếu cố mà không được thì ta cũng nên vui vẻ với sự không được đó, buồn lo có ích gì ?”

Khổng Tử dẫu đã cố gắng nhưng không thể thoát khỏi vòng vây. Khi cái chết cận kề, người thường dễ sinh quẫn chí, hốt hoảng, loạn điên , Khồng Tử trái lại, ung dung, thanh thản lấy đàn hát ca. Cách ứng biến của Khổng Tử trước thời cuộc, âu cũng là bài học đẹp ngàn đời cho thế hệ hậu bối chúng ta vậy – bài học về cách chấp nhận

Đọc Truyện Kiều, ta cũng thấy cái triết lý về cách “chấp nhận” này xuyên suốt : nàng Kiều tài sắc là vậy mà phải chịu kiếp sống lắm phong ba, đại loại là cố ngoi lên nhiều rồi mà vẫn không sao thoát khỏi cái bám víu của cuộc đời bùn đen nhơ nhớp. Kết thúc kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đúc kết lại một câu thơ:

Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao​

* Giải thích:

Văn chương Nguyễn Du, ảnh hưởng khá nhiều bởi Khổng Học nói rộng, và thuyết Thiên Mệnh, nói chi tiết.

Theo quan điểm của Nho giáo thì ông trời quyết định mọi điều xảy ra trong cuộc đời con người, từ khi sinh cho đến lúc tử. Con người làm gì, con người sẽ ra sao, ..đều đã được trời định trước. Vì thế nên, có chạy đằng trời, con người cũng không thoát khỏi cái số mệnh mà giời đất đã định đoạt sẵn : trời bắt khổ thì phải chịu khổ (phong trần phải phong trần), , trời cho sướng, cho sống thanh cao thì ắt sẽ được sống thanh cao, cố xoay chuyển cũng không thể được.

* Mặt tích cực:

Biết “chấp nhận giúp con người ta được sống thanh thản, hạnh phúc?

Đời thì không thể tránh nhưng thất bại, những khổ đau. Chấp nhận giúp chúng ta giảm một phần cái khổ đau đó, nó giúp tâm ta tĩnh, “đầu ta lạnh”, từ đó sống thanh thản, bình tĩnh, quyết định thêm sáng suốt.

Tuy vậy, triết lý “nho còn xanh lắm” của con cáo kia, người thường đã mấy ai học được? Con người ta cứ cố gắng lao sức dồn tâm vào một thứ xa vời tầm với, để rồi loay hoay cực nhọc mãi cũng chẳng ra đâu vào đâu.

Nếu con người ta không biết chấp nhận thực tại, biết lượng cái sức của mình, biết bằng lòng với thất bại không thể thay đổi, liệu con người ta có thể chống lại điên loạn, thất vọng, mệt mỏi hay không?

Mặt tiêu cực:

Tuy vậy, lối sống này cũng có cái mặt không tốt của nó.

Lối sống “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên” – tức cái lối sống, cái sự tin mùa quáng rằng “đời là giời định đoạt” khiến con người ta dễ gục ngã, dễ buông xuôi, dễ phó thác cho số phận, sống tuyệt vọng, sống chán chường. Người ta dễ sinh cái tật lúc “phong trần” thì thở vắn trách than, không xoay chuyển tình thế ( giời bắt khổ, cố quá quá cố chứ có chi mà cố hà), nhưng lúc trời cho cái “thanh cao” thì không biết đường nắm bắt.

(Nói thực ra thì con người dễ bị sa vào cái mặt tiêu cực này lắm, bạn cứ thử trông bản thân mình và chính những người xung quanh xem, xem có ai lúc nản chí, tuyệt vọng mà không kêu “Ối giời ơi” “Ối đất ơi” hay “Ối mẹ ơi” không ? ) Cái lối sống phó thác đổi tội cho số phận ấy đã có thời nó ăn sâu vào gốc rễ cách sống của con người ta, lâu quá mấy câu than phận than thân nó thành câu cửa miệng luôn à )

Sau đó thì bạn nên mở rộng. Bạn nên mở rộng sao ?

Gợi ý hướng:

Bạn thấy con người ta phải biết chấp nhận trong trường hợp nào? Bạn làm sao để tiết chế cái mặt trái kia đi?

Bạn có thể nêu cảm nghĩ, nêu suy nghĩ của bản thân ở phần này. Nếu thích thì bạn có thể đặt ra một câu hỏi mở. Một câu hỏi mở kết bài, quả thực, lúc nào cũng khiến bài viết có nhiều dư âm.

Chọn tập
Bình luận