1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát phạm vi vấn đề
– Trích dẫn câu nói
2. Thân bài
a. Giải thích câu nói
– Bị đánh bại: Thua cuộc trước một ai đó, thất bại trong một công việc cụ thể nào đó
– Chỉ là tình trạng nhất thời: Tức là nó chỉ phản ánh thực tế trong thời điểm đó, nó chỉ có ý nghĩa giá trị trong một thời điểm cụ thể, nó không thể phản ánh toàn diện, đầy đủ về khả năng của một con người.
, – Bỏ cuộc: Từ bỏ vĩnh viễn một mục tiêu nào đó mà mình đã đặt ra khi gặp khó khăn hay thất bại
– Sự thất bại vĩnh viễn: Là sự thất bại kéo dài và không có khả năng thay đổi.
=> Ý nghĩa chung của câu nói: Một lần thua cuộc, một lần thất bại chỉ là việc nhất thời, có thể thay đổi được cục diện. Nhưng nếu bỏ cuộc sẽ là thất bại mãi mãi vì không còn cơ hội làm lại, không có cơ hội chiến thắng, thành công
b. Bàn luận
– Tại sao “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời?”: Vì có thể đối thủ đó mạnh hơn ta, công việc đó chưa phù hợp với ta,có thể ta chủ quan, có thể ta chưa đủ lực…và có thể vì nhiều nguyên nhân khác. Tóm lại nó chỉ có giá trị lúc đó. Sau lần bị đánh bại này, ta hoàn toàn có thể rút ra kinh nghiệm để lần sau không bị đánh bại (liên hệ “thất bại là mẹ thành công”). Ví dụ minh họa…
– Bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn”. Khi ta bỏ cuộc tức là ta đã không chiến thắng được chính mình. Ta đã tước đi mọi cơ hội để ta có thể làm lại. Ta không còn có cơ hội sửa sai, rút kinh nghiệm. Ví dụ minh họa
c. Mở rộng
– Liên hệ câu “Dừng thấy sóng cả mà ngả tay chèo”
– Liên hệ câu “Kẻ thù lớn nhất của mình là chính mình”
d. Bài học hành động
– Không được lùi bước trước khó khăn
– Không nên nản chí
– Phải biết theo đuổi đến cùng mục tiêu
– Phải biến khó khăn thành động lực
3. Kết bài
– Suy nghĩ của bản thân