DÀN Ý
1. Mở bài
– Giới thiệu tính chất, sức mạnh của tục ngữ.
– Giới thiệu câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đền thì rạng”, – nêu ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ: khẳng định vai trò lớn của môi trường sống đến con người.
2. Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ:
Từ hình ảnh cụ thể, có thực: “Gần mực thì đen, gần đền thì rạng” -> ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: sống gần cái xấu xa, đen tối thì cũng dễ bị xấu xà, đen tối theo; sống gần cái sáng sủa, lương thiện thì cũng sẽ lương thiện, tốt dẹp.
– Nêu quan điểm và chứng minh:
+ Câu tục ngữ đã nêu lên một thực tế trong cuộc sống: con người sống ở những môi trường nhất định dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường đó.
+ Vì sao?
• Vì con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội -> chịu tác động từ các mối quan hệ đó.
• Vì con người dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí: bắt chước.
+ Chứng minh: Trẻ con được sinh ra trong một gia đình cha mẹ yêuthương, hạnh phúc, có giáo dục dễ phát triển về tinh thần, tâm lí theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ sinh ra trong gia đình cha mẹ li hôn hoặc không hạnh phúc. Khi đi học, kết bạn với bạn tốt thường học hỏi được những điều hay; kết bạn với kẻ xấu thì dễ bị xúi giục, làm những việc xấu… Sống ở một đất nước có nhiều chiến tranh, bạo lực thì con người cũng dễ bị những tổn thương về tâm lí.
– Bàn bạc, mở rộng: không nên hiểu câu tục ngữ theo kiểu phiến diện, cực đoan. Có những trường hợp con người sống trong môi trường xấu,hoặc khốn khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, vẫn vươn lên, thành đạt và giúp đỡ người khác (Lấy dẫn chứng chứng minh).
—>Cái quyết định là bản lĩnh cá nhân, là sự rèn luyện của mỗi con người để có cách ứng xử và lối sống tốt nhất.
3. Kết bài:
– Tóm lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
– Nêu bài học rút ra cho bản thân.