Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Viết thư cho Lý Thái Tổ nêu cảm nghĩ của em về lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Lời đầu tiên cháu muốn gửi tới Đức vua cho phép cháu xưng “cháu” với ngài. Cháu biết bề dưới phải xưng là vi thần khi nói chuyện với Đức vua, nhưng xin Đức vua ân chuẩn để cháu và ngài có thể trò chuyện một cách thân mật, gần gũi ơn có được không ạ?

Vậy là đã sắp một thiên niên kỉ trôi qua kể từ ngày Đức vua cho ban chiếu dời Đô rồi thưa ngài. Kể từ ngày đó, thành Đại La đã bước sang một trang sử mới. Nói như vậy thật không phóng đại tí nào vì thực sự, sự ảnh hưởng của việc dời đô đó rất rộng lớn đến sự tồn tại của đất nước thời đó, sự đấu tranh của đất nước trước đây và sự phát triển của đất nước bây giờ và cho đến mai sau. Điều đó thật có ý nghĩa phải không ngài?

Khi dời đô về Đại La, Đức vua đã đổi tên thành thành Thăng Long. Một cái tên mà không chỉ riêng cháu mà còn hàng vạn vạn người dân Đại Việt đều cảm thấy thật thiêng liêng với một ý nghĩa lớn lao. Con rồng thời xưa được so sánh với sự thịnh vượng, sung túc, sự trường tồn, vương giả. Là tên của kinh đô nhưng ý nghĩa thì cho cả một đất nước. Và đất nước Đại Việt sau đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, hệt như hình ảnh con rồng vươn mình bay lên bầu trời cao xanh. Đức vua có cảm thấy vui khi đứng trước thành quả tốt đẹp có công lao to lớn của mình?

Cháu còn nhớ những bài học lịch sử về kinh đô Thăng Long thời kì phong kiến. Dân ta đã phải đối mặt với rất nhiều cuộc xâm chiếm của các thế lực từ phương Bắc tràn xuống. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Những cuộc kháng chiến chống Tống, chống quân Mông – Nguyên, quân Minh, quân Thanh với kết quả toàn thắng một cánh oanh liệt, vang dội. Có được sự chiến thắng đó là nhờ những vị vua, vị tướng tài ba của đất nước. Họ đã đoàn kết được cả lòng quân và lòng đân,điều đó tất yếu sẽ lam nên chiến thắng. Và cháu cũng thấy rằng, địa thế phía bắc của chúng ta khá hiểm trở với nhiều núi đồi dốc kín và cửa sông, cửa biển, phù hợp với việc bố trí trận địa mai phục. Yếu tố chủ động, bất ngờ là tiền đề để ta đánh tan quân xâm lược nhanh chóng khiến chúng thua nhục nhã và ngỡ ngàng.

Thời đó, những thế lực ngoại xâm đều là những thế lực vô cùng to lớn, quân đội hùng hậu, vũ khí sắc bén. Ấy vậy mà quân và dân ta vẫn bền bỉ, kiên trì quyết chiến với quân giặc để giữ lấy đất nước, giữ lấy mảnh đất tổ tiên để lại. Lớp người ngã xuống thì lại có lớp người đứng lên để trả thù cho anh em, đồng đội và cứu lấy quê hương. Những ý chí sắt thép ấy quân giặc làm sao có thể có được dù chỉ một chút thôi. Chúng chỉ là một bọn hống hách, nghênh ngang, làm sao có thể thấu được nỗi nhọc nhặt vất vả, đổ mồ hôi sôi nước mắt để gây nên cái cơ ngơi này, đất nước này của đân ta. Điều đó thật đáng tự hào phải không thưa Đức vua.

Rồi khi thực dân Pháp và đế quốc Mĩ sang xâm lược thì đất nước lại rẽ sang một bước ngoặt khác. Đất nước đã mang tên Việt Nam, diện mạo thay đổi, con người với tư duy sống thay đổi nhưng vẫn còn nghèo và yếu. Bọn xâm lược có trong tay những vũ khí tối tân, hiện đại, nào súng, bom, đại bác, máy bay, trực thăng, và còn một chất độc ghê gớm đó là chất độc màu da cam . Hậu quả của nó giờ vẫn còn hiện hữu ở đâu đây trong căn nhà nhỏ dọc miền đất Việt Nam . Tất cả chỉ với mục đích: đánh chiếm nước Việt Nam, tàn phá con người, văn hóa nước Việt Nam.

Vậy mà nhân dân ta đứng trước hai gã khổng lồ đó lại không hề run sợ, không có ý nghĩa lùi bướ , đầu hàngmà chỉ có ý chí quyết chiến, quyết thắng. Dưới sự lãnh đạo tài tình, hiệu quả của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà người chèo lái con thuyền cách mạng chính là vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, vị cha già dân tộc cùng với ý chí quạt cường, dai dẳng, bền bỉ, đồng lòng chung sức của quân và dân ta, nước ta đã đánh bật được hai kẻ thù mạnh nhất trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Từ lúc quân Pháp bắt đầu vào Việt Nam cho đến khi tên linh Mĩ cuối cùng phải cút khỏi lãnh thổ nước ta là trong hơn một thế kỉ, một thế kỉ không ngày nào dân ta ngủ yên với những tên cướp nước. Đó là những dấu son chói lọi trong trang sử vàng Việt Nam. Những gì quân và dân ta đã làm được thời bấy giờ đã làm lay động trái tim cua hang triệu người yêu hòa bình trên thế giới. Họ đến với Việt Nam, không chỉ để cảm nhận nỗi đau còn lại ở những người nhiễm chất độc màu da cam, mà còn để khâm phục sự mạnh mẽ trong tâm hồn của con người Việt Nam khi họ chấp nhận quá khứ để vươn lên, hòa nhập với thế giới.

Ngày nay, những lễ hội lịch sử được tổ chức hàng năm như để nhắc con cháu nhớ về một thời dựng nước và giữ nước vẻ vang và oanh lệt của cha ông ta. Vì để có được đất nước tươi đẹp chúng ta sống bây giờ là đã phải đổi bao nhiêu mạng người, bao nhiêu công sức của những người đi trước. Những lễ hội đó có rất đông người tham gia, họ sẽ ghi nhớ cho thế hệ của họ và con cháu họ rằng đất nước ta đã có thời kì là gian khổ nhưng oanh liệt như thế.

Tạm quên đi những nỗi đau do chiến tranh để lại, Việt Nam xưa đã thay đổi. Việt Nam giờ đây với những tòa nhà cao tầng, trung tâm chính trị, kinh tế phát triển, giao lưu với hàng trăm nước trên thế giới, đóng góp không nhỏ vào nền khoa học thế giới. Đó là một Việt Nam đang thay da đổi thịt, vươn lên từng ngày để sánh vai với các cường quốc năm châu. Để làm được điều đó chúng cháu cần ý thức rõ mục đích sống của mình, chăm chỉ học tập để có thể cống hiến cho đất nước ngày càng phát triển. Phải làm cho người dân trên toàn thế giới biết rằng Việt Nam không chỉ là dân tộc anh hùng mà còn là một cường quốc manh về mọi mặt, thưa Đức vua.
Thưa Đức vua, nếu ngài đọc lá thư mà thấy chỗ nào quá ngô nghê hay chưa kính cẩn mong ngài bỏ qua cho cháu. Hãy coi như đây chỉ là một bản sớ nhỏ Đức vua đọc trước khi đi ngủ thôi ạ. Nhưng cháu mong ngài luôn có thể dõi theo từng bước phát triển của đất nước, từng ngày trưởng thành của cháu và cổ vũ thầm cho cháu.

Cháu xin cảm ơn Đức vua.

Thần dân của Đại Việt

Lời đầu tiên cháu muốn gửi tới Đức vua cho phép cháu xưng “cháu” với ngài. Cháu biết bề dưới phải xưng là vi thần khi nói chuyện với Đức vua, nhưng xin Đức vua ân chuẩn để cháu và ngài có thể trò chuyện một cách thân mật, gần gũi ơn có được không ạ?

Vậy là đã sắp một thiên niên kỉ trôi qua kể từ ngày Đức vua cho ban chiếu dời Đô rồi thưa ngài. Kể từ ngày đó, thành Đại La đã bước sang một trang sử mới. Nói như vậy thật không phóng đại tí nào vì thực sự, sự ảnh hưởng của việc dời đô đó rất rộng lớn đến sự tồn tại của đất nước thời đó, sự đấu tranh của đất nước trước đây và sự phát triển của đất nước bây giờ và cho đến mai sau. Điều đó thật có ý nghĩa phải không ngài?

Khi dời đô về Đại La, Đức vua đã đổi tên thành thành Thăng Long. Một cái tên mà không chỉ riêng cháu mà còn hàng vạn vạn người dân Đại Việt đều cảm thấy thật thiêng liêng với một ý nghĩa lớn lao. Con rồng thời xưa được so sánh với sự thịnh vượng, sung túc, sự trường tồn, vương giả. Là tên của kinh đô nhưng ý nghĩa thì cho cả một đất nước. Và đất nước Đại Việt sau đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, hệt như hình ảnh con rồng vươn mình bay lên bầu trời cao xanh. Đức vua có cảm thấy vui khi đứng trước thành quả tốt đẹp có công lao to lớn của mình?

Cháu còn nhớ những bài học lịch sử về kinh đô Thăng Long thời kì phong kiến. Dân ta đã phải đối mặt với rất nhiều cuộc xâm chiếm của các thế lực từ phương Bắc tràn xuống. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Những cuộc kháng chiến chống Tống, chống quân Mông – Nguyên, quân Minh, quân Thanh với kết quả toàn thắng một cánh oanh liệt, vang dội. Có được sự chiến thắng đó là nhờ những vị vua, vị tướng tài ba của đất nước. Họ đã đoàn kết được cả lòng quân và lòng đân,điều đó tất yếu sẽ lam nên chiến thắng. Và cháu cũng thấy rằng, địa thế phía bắc của chúng ta khá hiểm trở với nhiều núi đồi dốc kín và cửa sông, cửa biển, phù hợp với việc bố trí trận địa mai phục. Yếu tố chủ động, bất ngờ là tiền đề để ta đánh tan quân xâm lược nhanh chóng khiến chúng thua nhục nhã và ngỡ ngàng.

Thời đó, những thế lực ngoại xâm đều là những thế lực vô cùng to lớn, quân đội hùng hậu, vũ khí sắc bén. Ấy vậy mà quân và dân ta vẫn bền bỉ, kiên trì quyết chiến với quân giặc để giữ lấy đất nước, giữ lấy mảnh đất tổ tiên để lại. Lớp người ngã xuống thì lại có lớp người đứng lên để trả thù cho anh em, đồng đội và cứu lấy quê hương. Những ý chí sắt thép ấy quân giặc làm sao có thể có được dù chỉ một chút thôi. Chúng chỉ là một bọn hống hách, nghênh ngang, làm sao có thể thấu được nỗi nhọc nhặt vất vả, đổ mồ hôi sôi nước mắt để gây nên cái cơ ngơi này, đất nước này của đân ta. Điều đó thật đáng tự hào phải không thưa Đức vua.

Rồi khi thực dân Pháp và đế quốc Mĩ sang xâm lược thì đất nước lại rẽ sang một bước ngoặt khác. Đất nước đã mang tên Việt Nam, diện mạo thay đổi, con người với tư duy sống thay đổi nhưng vẫn còn nghèo và yếu. Bọn xâm lược có trong tay những vũ khí tối tân, hiện đại, nào súng, bom, đại bác, máy bay, trực thăng, và còn một chất độc ghê gớm đó là chất độc màu da cam . Hậu quả của nó giờ vẫn còn hiện hữu ở đâu đây trong căn nhà nhỏ dọc miền đất Việt Nam . Tất cả chỉ với mục đích: đánh chiếm nước Việt Nam, tàn phá con người, văn hóa nước Việt Nam.

Vậy mà nhân dân ta đứng trước hai gã khổng lồ đó lại không hề run sợ, không có ý nghĩa lùi bướ , đầu hàngmà chỉ có ý chí quyết chiến, quyết thắng. Dưới sự lãnh đạo tài tình, hiệu quả của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà người chèo lái con thuyền cách mạng chính là vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, vị cha già dân tộc cùng với ý chí quạt cường, dai dẳng, bền bỉ, đồng lòng chung sức của quân và dân ta, nước ta đã đánh bật được hai kẻ thù mạnh nhất trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Từ lúc quân Pháp bắt đầu vào Việt Nam cho đến khi tên linh Mĩ cuối cùng phải cút khỏi lãnh thổ nước ta là trong hơn một thế kỉ, một thế kỉ không ngày nào dân ta ngủ yên với những tên cướp nước. Đó là những dấu son chói lọi trong trang sử vàng Việt Nam. Những gì quân và dân ta đã làm được thời bấy giờ đã làm lay động trái tim cua hang triệu người yêu hòa bình trên thế giới. Họ đến với Việt Nam, không chỉ để cảm nhận nỗi đau còn lại ở những người nhiễm chất độc màu da cam, mà còn để khâm phục sự mạnh mẽ trong tâm hồn của con người Việt Nam khi họ chấp nhận quá khứ để vươn lên, hòa nhập với thế giới.

Ngày nay, những lễ hội lịch sử được tổ chức hàng năm như để nhắc con cháu nhớ về một thời dựng nước và giữ nước vẻ vang và oanh lệt của cha ông ta. Vì để có được đất nước tươi đẹp chúng ta sống bây giờ là đã phải đổi bao nhiêu mạng người, bao nhiêu công sức của những người đi trước. Những lễ hội đó có rất đông người tham gia, họ sẽ ghi nhớ cho thế hệ của họ và con cháu họ rằng đất nước ta đã có thời kì là gian khổ nhưng oanh liệt như thế.

Tạm quên đi những nỗi đau do chiến tranh để lại, Việt Nam xưa đã thay đổi. Việt Nam giờ đây với những tòa nhà cao tầng, trung tâm chính trị, kinh tế phát triển, giao lưu với hàng trăm nước trên thế giới, đóng góp không nhỏ vào nền khoa học thế giới. Đó là một Việt Nam đang thay da đổi thịt, vươn lên từng ngày để sánh vai với các cường quốc năm châu. Để làm được điều đó chúng cháu cần ý thức rõ mục đích sống của mình, chăm chỉ học tập để có thể cống hiến cho đất nước ngày càng phát triển. Phải làm cho người dân trên toàn thế giới biết rằng Việt Nam không chỉ là dân tộc anh hùng mà còn là một cường quốc manh về mọi mặt, thưa Đức vua.
Thưa Đức vua, nếu ngài đọc lá thư mà thấy chỗ nào quá ngô nghê hay chưa kính cẩn mong ngài bỏ qua cho cháu. Hãy coi như đây chỉ là một bản sớ nhỏ Đức vua đọc trước khi đi ngủ thôi ạ. Nhưng cháu mong ngài luôn có thể dõi theo từng bước phát triển của đất nước, từng ngày trưởng thành của cháu và cổ vũ thầm cho cháu.

Cháu xin cảm ơn Đức vua.

Thần dân của Đại Việt

Chọn tập
Bình luận