Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Thuyết minh một khu di tích ở Thành phố Hồ Chí Minh (Di tích địa đạo Bến Dược)

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Di tích địa đạo Bến Dược còn gọi là Khu di tích lịch sử văn hóa địa đạo Củ Chi, thuộc địa bàn ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Khu di tích nằm ở tận cùng về phía Bắc của huyện Củ Chi, Tây Bắc giáp với sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa, cách Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc.

Năm 1961, địa đạo chỉ là những đường hầm ngầm sâu trong lòng đất, kéo dài vài chục thước… cốt tránh địch hơn là đối phó. Năm 1962, khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn quyết liệt, đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc này là bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo xây căn cứ và công trình lấy ngày thành lập Đảng (3 tháng 2) khởi công. Địa đạo được xây dựng theo kinh nghiệm từ trước, cứ khoảng 16m tạo một giếng đường kính 0,6m, sâu 3m khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều ngang 50cm, cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chiến đấu, vừa tiếp nối từ hầm này sang hầm khác thành một thế liên hoàn được tính toán hết sức khoa học. Do có nhiều ngỏ ngách, nhiều đoạn giao nhau hoặc song song nên địa đạo kéo dài trên 100 cây số, có đoạn hẹp, rộng có khi phải trườn vào và có chốt an toàn phòng khi địch sử dụng hợi cay hoặc bơm nước độc xuống địa đạo…. Miệng địa đạo là một cấu trúc đặc biệt, rất tinh vi thường lẫn lộn trong bụi rậm, gò mối, nấp hầm vừa vặn một người chui, lỗ thông hơi tạo đường xiên núp trong các bụi rậm khó phát hiện. Điểm nổi bật của khu địa đạo là các hầm đều âm trong lòng đất. Những căn hầm cho văn phòng, y tế, cơ yếu, hậu cần, văn nghệ, bếp hoàng cầm….

Ngày 29/4/1979 địa đạo Phú Hiệp, Phú Mỹ Hưng được Bộ Văn hóa – Thông tin đặc cách cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 54/VH-QĐ.

Di tích địa đạo Bến Dược còn gọi là Khu di tích lịch sử văn hóa địa đạo Củ Chi, thuộc địa bàn ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Khu di tích nằm ở tận cùng về phía Bắc của huyện Củ Chi, Tây Bắc giáp với sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa, cách Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc.

Năm 1961, địa đạo chỉ là những đường hầm ngầm sâu trong lòng đất, kéo dài vài chục thước… cốt tránh địch hơn là đối phó. Năm 1962, khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn quyết liệt, đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc này là bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo xây căn cứ và công trình lấy ngày thành lập Đảng (3 tháng 2) khởi công. Địa đạo được xây dựng theo kinh nghiệm từ trước, cứ khoảng 16m tạo một giếng đường kính 0,6m, sâu 3m khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều ngang 50cm, cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chiến đấu, vừa tiếp nối từ hầm này sang hầm khác thành một thế liên hoàn được tính toán hết sức khoa học. Do có nhiều ngỏ ngách, nhiều đoạn giao nhau hoặc song song nên địa đạo kéo dài trên 100 cây số, có đoạn hẹp, rộng có khi phải trườn vào và có chốt an toàn phòng khi địch sử dụng hợi cay hoặc bơm nước độc xuống địa đạo…. Miệng địa đạo là một cấu trúc đặc biệt, rất tinh vi thường lẫn lộn trong bụi rậm, gò mối, nấp hầm vừa vặn một người chui, lỗ thông hơi tạo đường xiên núp trong các bụi rậm khó phát hiện. Điểm nổi bật của khu địa đạo là các hầm đều âm trong lòng đất. Những căn hầm cho văn phòng, y tế, cơ yếu, hậu cần, văn nghệ, bếp hoàng cầm….

Ngày 29/4/1979 địa đạo Phú Hiệp, Phú Mỹ Hưng được Bộ Văn hóa – Thông tin đặc cách cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 54/VH-QĐ.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky