Trong một ngày đẹp trời, chim chích kiêu căng thức dậy và bay ra khỏi tổ để hít thở không khí trong lành buối sang. Trên đường đi, chim chích gặp 1 chú trâu đang cùng bác nông dân ra đồng làm ruộng. Vốn không hiểu rõ về loài trâu và hay có tính kiêu căng, tưởng mình là tạo hóa tuyệt nhất trần đời nên chim chích mới bay lại trò chuyện với trâu. Chim chích hỏi:
– Chà! Chắc trâu than thiết với bác nông dân lắm đúng không?
– Ừ! Tại vì tôi thường ra làm đồng với bác nông dân mà!
Chim chích tiện thể hỏi luôn:
– Loài chim chúng tôi hay không ra ngoài và tìm hiểu về các loài vật khác nên nay gặp anh tôi muốn tìm hiểu về loài trâu các anh như thế nào?
Nghe thế trâu được dịp khoe về bản than mình cho chim chích nghe. Trâu nói:
– Loài trâu chúng tôi thuộc họ bò, chúng tôi được phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn và thuộc lớp thú có vú. Loài trâu chúng tôi có nguồn gốc từ giống trâu rừng Arri thuần hóa, có sừng to và thích trầm mình trong đầm lầy. Lớp bùn sình này có tác dụng như “áo giáp” bảo vệ chúng tôi khỏi bọn bọn ruồi và kí sinh trùng làm phiền, có tác dụng như “kem chống nắng” của con người là tránh tia cực tím của ánh nắng mặt trời làm hư tổn da của loài trâu, làm cho da dẻ của chúng tôi thêm mịn màng, mát mẻ hơn. Chúng tôi thường có da màu đen, xám, màu xám đen, 1 số nhỏ màu trắng nhưng…
– Nhưng sao?
– Nhưng do người nông dân tin rằng: “Trâu trắng đi đâu, mất mùa đến đấy” nên họ thường thích nuôi trâu xám đen hơn. Vì lí do đó, loài trâu Việt Nam chúng tôi chẳng có bạn là trâu trắng.
– Thật đáng tiếc !
– Không có gì đâu !
– Anh kể tiếp cho tôi nghe về anh đi !
– Được thôi ! Sừng của loài trâu chúng tôi đen nhọn, hình lưỡi liềm, đôi mắt to và lồi ra, môi bè và mũi được xỏ lỗ, đặt vòng sắt buộc dây dắt đi, trông xa như món đồ trang sức khiến cho các chàng trâu như tôi đây them điển trai, còn các nàng trâu thì them duyên dáng. Anh có biết trọng lượng của chúng tôi như thế nào không ?
– Không ! Làm sao mà tôi biết được chứ !
– Trọng lượng của chúng tôi rất lý tưởng. Trâu cái nặng TB từ 350- 400 kg. Trâu đực cân nặng trung bìnhtừ 400 – 450 kg, cũng có loãi trâu nặng đến 600- 800 kg mà người ta gọi loại trâu đó là Trâu Bưng.
– À ! Thế còn về sự sinh sản của anh thì sao, có giống chúng tôi không ???
– Về việc đó thì loài trâu chúng tôi khác hẳn loài chim các anh. Loài trâu chúng tôi đẻ con, còn loài chim các anh đẻ trứng. Trâu cái thường đẻ vào mùa vụ. Tỉ lệ đẻ hang năm ở vùng núi là 40- 45%, ở đồng bằng là 20-25%. Một đời trâu cái có thể đẻ 5 -> 6 con nghé. Nghé con nặng trung bình 22- 25 kg. Anh biết không ? Hồi xưa, nông dân vùng Bến Nghé nhờ có kinh nghiêm nuôi trâu mà vùng đất đó trở nên trở nên giàu có, trù phú. Tôi nói cho anh nghe điều này nè.
– Điều gì ? Nói đi !
– Từ từ đã nào ! Anh biết không, nhìn chúng tôi vậy chứ mà có nhiều điểm đáng yêu lắm đó, chẳng hạn như: thích sống bầy đàn, tính hiền lành dễ sai khiến, can đảm, gan lì, trí nhớ tốt, khôn ngoan, tuy sống kham khổ nhưng lại có sức chịu đựng tốt. Loài trâu chúng tôi còn biết phân công hợp lý bảo vệ nhau để sinh tồn. Vì thế tôi tin chắc rằng người nông dân rất tin tưởng trâu.
– Dựa vào đâu mà anh dám chắc rằng như thế !
– Thứ nhất là đặc tính của tôi, thứ hai là người xưa đã chẳng rút ra kinh ngiêm là “Lạc đàn nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu” rồi hay sao.
– Thật là tuyệt khi được con người tin tưởng đúng không ???
– Ừ ! Chưa hết đâu nhá! Ở làng quê Việt Nam, những chú bé thường cho tôi ăn và ngồi lên lưng tôi thổi sáo. Đến chiều thì lại dắt tôi về nhà trong cảnh chiều tà
Chim chích thốt lên:
– Ôi ! Một cảnh tượng thật bình yên, đậm bản sắc quê hương. Không ai lại không xúc động khi nghe lời bài hát:
“Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ
Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau
Và cất tiếng hát nghêu ngao…
– Anh biết người ta nuôi tôi để làm gì không ???
– Để lấy thịt !
– Còn gì nữa ?
– Tôi không biết nữa !
– Người ta nuôi tôi không chỉ để lấy thịt mà còn dùng để kéo bừa, kéo xe, kéo cối ép mía làm đường, kéo cối ép dầu ăn. Ở miền núi, tôi còn giúp ngườii chuyên chở lâm sản, chở lúa, chở mạ, chở lò đá tuốt lúa, trục lúa. Lực kéo trung bình của loài trâu chúng tôi là 70- 75 kg tương đương với 0.36- 0.4 mã lực. Chúng tôi là con vật có ích cho con người đặc biệt là nhà nông nên họ rất gắn bó với tôi.
– Thế còn trong lĩnh vực khác thì sao, chẳng hạn như thể thao ấy?
– À ! Anh nhắc tôi mới nhớ. Loài trâu chúng tôi không chỉ là biểu tượng của nhà nông mà còn là tượng trưng cho sức mạnh “khỏe như trâu”. Trong lễ hội truyền thống, trò chơi “chọi trâu” rất được ưa chuộng.
Trâu suy nghĩ một lúc rồi nói tiếp:
– Anh có nhớ thế vận hôi Đông Nam Á Sea Games 22 vừa qua được tổ chức ở Việt Nam không ?
– À có! Thì sao ?
– Hình ảnh của chúng tôi được chọn làm biểu tượng đấy.
– Ra là thế !
– Trong lĩnh vực nghệ thuật cũng có sự góp mặt của chúng tôi nữa. Sừng của loài trâu chúng tôi được chế biến thành đồ thủ công mĩ nghệ. Tranh lụa, sơn mài, chạm khắc gỗ, tranh Đông Hồ đều có hình ảnh của chúng tôi. Âm nhạc, thơ ca cũng không vắng bong loài trâu.
– Có vẻ loài trâu các anh quan trọng quá ha !
– Tất nhiên rồi! À. Còn 1 điều cuối cùng nữa nè.
– Anh cứ nói đi !
– Để có được những chú trâu khỏe mạnh cho thit ngon, sức kéo tốt, người nông dân phải chú ý đến cách chăm sóc chúng tôi đấy. Nếu chúng tôi làm việc ban ngày thì cho ăn 3 bữa chính. Sau khi làm việc về thì không nên cho ăn ngay, tắn rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi cho uống nước có pha muối (10 g muối / 160 g nước ). Trời nắng cho uống từ từ. Muốn trâu dai sức, phải xoa bóp vai cày, cho nghỉ 2 lần trong ngày, 1 buổi trong tuần, để phục hồi sức khỏe. Cần chú ý đền chuồng trại hợp vệ sinh. Tuy chúng tôi phàm ăn, cái gì cũng ăn, nhưng chúng tôi vẫn thích cỏ tươi hơn. Thôi tôi phải ra đồng đây. Tạm biệt!!!
– Tạm biệt !
Cuộc nói chuyên giữa chim chích và trâu đã làm cho chim chích nhận ra rằng loài vật nào cũng có nét đặc biệt riêng, không ai là tuyệt nhất trên trần đời.