Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Kể lại kỉ niệm của em với người bạn thân

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tôi xin mượn một câu trong bài hát nọ, mà tôi chẳng nhớ rõ tựa đề. Câu đó như thế này: “Ngày hôm qua như trong giấc mơ, bao xa cách chỉ như một chớp mắt”. Có thể hiểu, sự xa cách là xa cách về khoảng cách địa lý, hay xa về tình cảm giữa những người bạn thân với nhau. Tất cả, dường như chỉ là một chớp mắt. Cái chớp mắt này là kết thúc khoảnh khoắc những ngày tôi và nhỏ vui đùa cùng nhau. Quả thật! Chỉ trong một chớp mắt, nhỏ đã dần xa tôi, hình ảnh nhỏ mất dần trong cái lạnh se se của sân bay. Nhỏ đã đi Mỹ.

Từ cái ngày nhỏ đi đến giờ đã là ba năm. Ba năm nghe ra chỉ là một thoáng chốc, nhưng với tối, nó dường như là ba chục năm. Nhỏ vẫn nhớ lời hứa khi xưa: “Ba năm nữa tớ sẽ về thăm cậu”. Vâng, nhỏ đã về. Tôi đứng ngoài cổng chờ của sân bay, mắt cứ đưa tới đưa lui tìm nhỏ. Ánh mắt vừa hồi hộp không biết nhỏ giờ ra sao, vừa lo lắng không biết nhỏ có nhớ mặt mình không Mắt cứ chao tới chao lui, và cuối cùng hình dáng của nhỏ đã lọt vào mắt tôi. Tôi kinh ngạc: ba năm mà nhỏ vẫn thế! Nhớ lại ba năm trước, cũng tại nơi đây, hai đứa chào nhau trong nước mắt, trong cái lạnh se se của sân bay; thì ba năm sau, vẫn khung cảnh đó nhưng là cười gặp nhau trong nước mắt. Ánh mắt ngây ngô ngày nào đang rươm rướm lệ mừng đã giúp hai đứa chúng tôi nhận ra nhau. Quả là Việt Kiều, nhìn vào người nhỏ, thấy cái gì cũng của Mỹ. Tôi chọc nhỏ:

– Mới đi có ba năm mà quên không thèm mặc mấy cái quần short phai màu hồi xưa nữa hả!

Tôi nói thế nhưng tôi vẫn biết cái thời trang “short phai màu” của riêng chúng tôi làm sao hợp thời bên Mỹ được. Nhỏ nghe rồi cười. Cái giọng cười khi xưa, lúc hai đứa mặc short phai mùa chơi trò lết đất. Càng nghĩ càng thấy vui. Đặc biệt có một điều từ xưa đến giờ không bao giờ thay đổi: nhỏ vẫn thấp hơn tôi một cái đầu. Nhớ có lần nhỏ thách nếu nhỏ cao hơn tôi thì tôi phải làm em nhỏ. Tôi thì cứ vui thầm không biết chừng nào nhỏ mới làm chị tôi. Ngày gặp lại tôi, nhỏ vẫn muốn cao hơn tôi dù chỉ là một mi-li-mét. Nhỏ cứ nhón, nhón mãi nhưng không thế bằng; nhón đến nổi nhỏ phải kêu lên đau chân. Đúng là nhỏ K dí dỏm ngày nào. Nhỏ bảo có mua quà cho tôi. Cứ chờ mãi mà chẳng thấy nhỏ đưa quà. Về đến nhà, sau khi dọn đồ xong xuôi, nhỏ đưa tôi một xấp giấy toàn là chữ. Tôi hỏi nhỏ:

– Giờ cũng bắt đầu sáng tác truyện rồi hả?

Nhỏ chẳng nói chẳng rằng cứ dí xấp giấy vào tay tôi. Tôi cầm lên, dở từng trang đọc. Đọc chăm chú, đọc nhiều lắm, tại nhỏ viết cũng đâu có ít. Nào là nhớ nhóc, rồi nhớ mấy cái nhéo nhỏ dành cho nhóc, nhớ cái lết đất, đặc biệt là nhớ rõ nhất là cái short phai màu. Tôi tròn xoe mắt nhìn nhỏ. Nhỏ cuối gầm mặt xuống, nói nhỏ nhẹ:

– Đó là những kỉ niệm ngày xưa của tụi mình mà tớ đã cố ghi lại trong ba năm.

Tôi giật mình: Ối chà! Nhỏ không này ngày xưa đánh một cái là nửa sống nửa chết mà giờ đã bắt đầu e thẹn rồi ư! Chẳng biết là do trong ba năm qua, nhỏ đã lớn lên hay là nhỏ đã bắt đầu cái dáng khoe sắc xuân rồi. Thôi thì tôi cũng mừng cho nhỏ vì nhỏ đã chẳng còn “bạo lực” như xưa!!! Nhỏ về Việt Nam chơi được hai tuần, rồi phải quay về Mỹ tiếp tục việc học. Trong mưới bốn ngày đó, không biết hai đứa chúng tôi đã ôn lại bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa. Nhỏ với tôi có về thăm lại khu đất ngày xưa mà hai đứa đã chơi lết đất. Nơi đó đã chẳng còn có thể lết được nữa, tại nó đã được xây xi-măng. Hai đứa cứ buồn hiu, muốn tìm lại cảm giác ngày xưa mà không được. Nhưng vẫn còn cây păng-xê già ngày nào vẫn đứng cạnh đó. Nhỏ quay qua, hái một bông hoa păng-xê. Đưa cho tôi rồi hỏi:

– Đố cậu: hoa păng-xê nghĩa là gì?

Tớ chẳng biết đến nguốn gốc loại cây này, nên đành lắc đầu. Nhỏ cười khẽ rồi bảo:

– Giữ đi. Đến ngày tớ về Mỹ, rồi bật mí cho.

Tôi cũng cố giữ bông hoa đó, đợi đến ngày được biết ý nghĩa của nó. Từng ngày trôi qua thì lại có rất nhiều kỷ niệm ùa về. Rất nhiều kỷ niệm. Nhưng cho dù nhiều thế nào thì cũng phải nhường chỗ cho điều khác. Đó là ngày nhỏ trở lại Mỹ. Ngày rời nước, nhỏ vẫn nhớ câu đố kia. Nhỏ hỏi tôi:

– Sao…? Cậu biết ý nghĩa hoa păng-xê chưa?

Tôi vẫn lắc đầu chịu trận. Nhỏ thởi dài rồi khẽ bảo: – Păng-xê nghĩa là nhớ thương.

Tôi tròn xoe mắt nhìn nhỏ. Nhỏ tiếp:

– Nhớ thương thằng bạn thân. Nhớ thương tình bạn này. Nhớ thương cái nhéo, cái lết đất và cái short phai màu nữa. Tôi và nhỏ cười ồ lên. Hai đứa chúng tôi nói chuyện được một chút thì nhỏ phải chuẩn bị đưa hành lý vào khu kiểm đồ. Nhỏ đã cố không khóc, nhưng xem ra cái cố gắng đó chỉ có hiệu lực đến khi nhỏ vào khu vực dành riêng cho hành khách. Nhỏ òa khóc, tôi cũng ngậm ngùi theo; nhưng biết làm sao đây, thôi thì chỉ mong nhỏ mạnh khỏe, học giỏi, thành đạt và sẽ quay về vào một ngày nào đó.

Trời lúc đó đang mưa thì bỗng “ầm…”. Tôi giật mình tỉnh giấc, nhìn ra cửa sổ thì thấy trời đang trút nước. Lúc đó, tôi mới nhận ra rằng mình đã ngủ quên trong khi xem lại từng dòng lưu bút của nhỏ ghi lại cho tôi. Đọc đến dòng cuối cùng, tôi thấy câu: “Ngày hôm qua như trong giấc mơ, bao xa cách chỉ như một chớp mắt”. Và tôi mong cái chớp mắt đó sẽ là cái chớp mắt “nhỏ sẽ về thăm nhóc đấy”.

Tôi xin mượn một câu trong bài hát nọ, mà tôi chẳng nhớ rõ tựa đề. Câu đó như thế này: “Ngày hôm qua như trong giấc mơ, bao xa cách chỉ như một chớp mắt”. Có thể hiểu, sự xa cách là xa cách về khoảng cách địa lý, hay xa về tình cảm giữa những người bạn thân với nhau. Tất cả, dường như chỉ là một chớp mắt. Cái chớp mắt này là kết thúc khoảnh khoắc những ngày tôi và nhỏ vui đùa cùng nhau. Quả thật! Chỉ trong một chớp mắt, nhỏ đã dần xa tôi, hình ảnh nhỏ mất dần trong cái lạnh se se của sân bay. Nhỏ đã đi Mỹ.

Từ cái ngày nhỏ đi đến giờ đã là ba năm. Ba năm nghe ra chỉ là một thoáng chốc, nhưng với tối, nó dường như là ba chục năm. Nhỏ vẫn nhớ lời hứa khi xưa: “Ba năm nữa tớ sẽ về thăm cậu”. Vâng, nhỏ đã về. Tôi đứng ngoài cổng chờ của sân bay, mắt cứ đưa tới đưa lui tìm nhỏ. Ánh mắt vừa hồi hộp không biết nhỏ giờ ra sao, vừa lo lắng không biết nhỏ có nhớ mặt mình không Mắt cứ chao tới chao lui, và cuối cùng hình dáng của nhỏ đã lọt vào mắt tôi. Tôi kinh ngạc: ba năm mà nhỏ vẫn thế! Nhớ lại ba năm trước, cũng tại nơi đây, hai đứa chào nhau trong nước mắt, trong cái lạnh se se của sân bay; thì ba năm sau, vẫn khung cảnh đó nhưng là cười gặp nhau trong nước mắt. Ánh mắt ngây ngô ngày nào đang rươm rướm lệ mừng đã giúp hai đứa chúng tôi nhận ra nhau. Quả là Việt Kiều, nhìn vào người nhỏ, thấy cái gì cũng của Mỹ. Tôi chọc nhỏ:

– Mới đi có ba năm mà quên không thèm mặc mấy cái quần short phai màu hồi xưa nữa hả!

Tôi nói thế nhưng tôi vẫn biết cái thời trang “short phai màu” của riêng chúng tôi làm sao hợp thời bên Mỹ được. Nhỏ nghe rồi cười. Cái giọng cười khi xưa, lúc hai đứa mặc short phai mùa chơi trò lết đất. Càng nghĩ càng thấy vui. Đặc biệt có một điều từ xưa đến giờ không bao giờ thay đổi: nhỏ vẫn thấp hơn tôi một cái đầu. Nhớ có lần nhỏ thách nếu nhỏ cao hơn tôi thì tôi phải làm em nhỏ. Tôi thì cứ vui thầm không biết chừng nào nhỏ mới làm chị tôi. Ngày gặp lại tôi, nhỏ vẫn muốn cao hơn tôi dù chỉ là một mi-li-mét. Nhỏ cứ nhón, nhón mãi nhưng không thế bằng; nhón đến nổi nhỏ phải kêu lên đau chân. Đúng là nhỏ K dí dỏm ngày nào. Nhỏ bảo có mua quà cho tôi. Cứ chờ mãi mà chẳng thấy nhỏ đưa quà. Về đến nhà, sau khi dọn đồ xong xuôi, nhỏ đưa tôi một xấp giấy toàn là chữ. Tôi hỏi nhỏ:

– Giờ cũng bắt đầu sáng tác truyện rồi hả?

Nhỏ chẳng nói chẳng rằng cứ dí xấp giấy vào tay tôi. Tôi cầm lên, dở từng trang đọc. Đọc chăm chú, đọc nhiều lắm, tại nhỏ viết cũng đâu có ít. Nào là nhớ nhóc, rồi nhớ mấy cái nhéo nhỏ dành cho nhóc, nhớ cái lết đất, đặc biệt là nhớ rõ nhất là cái short phai màu. Tôi tròn xoe mắt nhìn nhỏ. Nhỏ cuối gầm mặt xuống, nói nhỏ nhẹ:

– Đó là những kỉ niệm ngày xưa của tụi mình mà tớ đã cố ghi lại trong ba năm.

Tôi giật mình: Ối chà! Nhỏ không này ngày xưa đánh một cái là nửa sống nửa chết mà giờ đã bắt đầu e thẹn rồi ư! Chẳng biết là do trong ba năm qua, nhỏ đã lớn lên hay là nhỏ đã bắt đầu cái dáng khoe sắc xuân rồi. Thôi thì tôi cũng mừng cho nhỏ vì nhỏ đã chẳng còn “bạo lực” như xưa!!! Nhỏ về Việt Nam chơi được hai tuần, rồi phải quay về Mỹ tiếp tục việc học. Trong mưới bốn ngày đó, không biết hai đứa chúng tôi đã ôn lại bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa. Nhỏ với tôi có về thăm lại khu đất ngày xưa mà hai đứa đã chơi lết đất. Nơi đó đã chẳng còn có thể lết được nữa, tại nó đã được xây xi-măng. Hai đứa cứ buồn hiu, muốn tìm lại cảm giác ngày xưa mà không được. Nhưng vẫn còn cây păng-xê già ngày nào vẫn đứng cạnh đó. Nhỏ quay qua, hái một bông hoa păng-xê. Đưa cho tôi rồi hỏi:

– Đố cậu: hoa păng-xê nghĩa là gì?

Tớ chẳng biết đến nguốn gốc loại cây này, nên đành lắc đầu. Nhỏ cười khẽ rồi bảo:

– Giữ đi. Đến ngày tớ về Mỹ, rồi bật mí cho.

Tôi cũng cố giữ bông hoa đó, đợi đến ngày được biết ý nghĩa của nó. Từng ngày trôi qua thì lại có rất nhiều kỷ niệm ùa về. Rất nhiều kỷ niệm. Nhưng cho dù nhiều thế nào thì cũng phải nhường chỗ cho điều khác. Đó là ngày nhỏ trở lại Mỹ. Ngày rời nước, nhỏ vẫn nhớ câu đố kia. Nhỏ hỏi tôi:

– Sao…? Cậu biết ý nghĩa hoa păng-xê chưa?

Tôi vẫn lắc đầu chịu trận. Nhỏ thởi dài rồi khẽ bảo: – Păng-xê nghĩa là nhớ thương.

Tôi tròn xoe mắt nhìn nhỏ. Nhỏ tiếp:

– Nhớ thương thằng bạn thân. Nhớ thương tình bạn này. Nhớ thương cái nhéo, cái lết đất và cái short phai màu nữa. Tôi và nhỏ cười ồ lên. Hai đứa chúng tôi nói chuyện được một chút thì nhỏ phải chuẩn bị đưa hành lý vào khu kiểm đồ. Nhỏ đã cố không khóc, nhưng xem ra cái cố gắng đó chỉ có hiệu lực đến khi nhỏ vào khu vực dành riêng cho hành khách. Nhỏ òa khóc, tôi cũng ngậm ngùi theo; nhưng biết làm sao đây, thôi thì chỉ mong nhỏ mạnh khỏe, học giỏi, thành đạt và sẽ quay về vào một ngày nào đó.

Trời lúc đó đang mưa thì bỗng “ầm…”. Tôi giật mình tỉnh giấc, nhìn ra cửa sổ thì thấy trời đang trút nước. Lúc đó, tôi mới nhận ra rằng mình đã ngủ quên trong khi xem lại từng dòng lưu bút của nhỏ ghi lại cho tôi. Đọc đến dòng cuối cùng, tôi thấy câu: “Ngày hôm qua như trong giấc mơ, bao xa cách chỉ như một chớp mắt”. Và tôi mong cái chớp mắt đó sẽ là cái chớp mắt “nhỏ sẽ về thăm nhóc đấy”.

Chọn tập
Bình luận