Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Thuyết minh về chiếc nón lá có sử dụng các biện pháp nghệ thuật

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, . . Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:

Nón dấu: nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa

Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa

Nón rơm: Nón làm bằng cộng rơm ép cứng

Nón quai thao: người miền Bắc thường dùng trong lễ hội

Nón Gõ: Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa

Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp

Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.

Nón khua:Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa

Nón chảo: thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng

Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang

Nón bài thơ: ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ

Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá. Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu?.

Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy. Có được khung nón, người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp, cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô. Lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn. người ta mở lá từ đầu đến cuống lá, cắt bỏ phần cuối cùng, rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng, nổi lên những đường gân nhỏ, lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón. Sau đó người ta dùng cái klhung hình chóp, có 6 cây sườn chínhđể gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung. lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo nón ra dễ dàng. Những lá nón làm xong được xếp lên khung, giữa 2 lóp lá lót một lượt mo nang thật mỏng và được buộc cho chắc. Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ khâu thật kín . nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ, khéo léo giấu những nút nổi vào trong. Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp, soi lên ánh mặt trời thấy kín đều. Nón rộng đường kính 41cm, người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong. Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, sấy lá, mở, ủi, chọn lá, chắm, cắt lá v… v…

Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này. Ngay trog thời đại thông tin, tuy có số lượng không đông nhưng vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền thống mà bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít này. Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón truyền thống, nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành. Có thể kể đến làng Phú Cam còn gọi là phường Phước Vĩnh , Ngay ở trung tâm thành phố Huế, Trên bờ nam sông An Cựu. Làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu, mỏng nhẹ, soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá. Hay xã Nghĩa Châu (Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat, bền đẹp. Rồi nón Gò Găng ở Bình Định, Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo cảu Việt Nam.

Và rồi, tất nhiên, chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy. Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng:

Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế

Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ nép trong tay

Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng

Và ngay cả trong ca dao:

Nón này che nắng che mưa

Nón này để đội cho vừa đôi ta

Còn duyên nón cụ quai tơ

Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong

Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết, của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương, của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá.

Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng, một ý nghĩa riêng. hiện nay, Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau, chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật. Đời sống văn minh, phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó:giản dị, duyên dáng. Ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.

Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, . . Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:

Nón dấu: nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa

Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa

Nón rơm: Nón làm bằng cộng rơm ép cứng

Nón quai thao: người miền Bắc thường dùng trong lễ hội

Nón Gõ: Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa

Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp

Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.

Nón khua:Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa

Nón chảo: thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng

Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang

Nón bài thơ: ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ

Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá. Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu?.

Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy. Có được khung nón, người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp, cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô. Lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn. người ta mở lá từ đầu đến cuống lá, cắt bỏ phần cuối cùng, rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng, nổi lên những đường gân nhỏ, lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón. Sau đó người ta dùng cái klhung hình chóp, có 6 cây sườn chínhđể gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung. lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo nón ra dễ dàng. Những lá nón làm xong được xếp lên khung, giữa 2 lóp lá lót một lượt mo nang thật mỏng và được buộc cho chắc. Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ khâu thật kín . nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ, khéo léo giấu những nút nổi vào trong. Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp, soi lên ánh mặt trời thấy kín đều. Nón rộng đường kính 41cm, người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong. Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, sấy lá, mở, ủi, chọn lá, chắm, cắt lá v… v…

Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này. Ngay trog thời đại thông tin, tuy có số lượng không đông nhưng vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền thống mà bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít này. Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón truyền thống, nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành. Có thể kể đến làng Phú Cam còn gọi là phường Phước Vĩnh , Ngay ở trung tâm thành phố Huế, Trên bờ nam sông An Cựu. Làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu, mỏng nhẹ, soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá. Hay xã Nghĩa Châu (Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat, bền đẹp. Rồi nón Gò Găng ở Bình Định, Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo cảu Việt Nam.

Và rồi, tất nhiên, chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy. Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng:

Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế

Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ nép trong tay

Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng

Và ngay cả trong ca dao:

Nón này che nắng che mưa

Nón này để đội cho vừa đôi ta

Còn duyên nón cụ quai tơ

Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong

Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết, của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương, của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá.

Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng, một ý nghĩa riêng. hiện nay, Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau, chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật. Đời sống văn minh, phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó:giản dị, duyên dáng. Ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.

Chọn tập
Bình luận