Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

“Tôi đang sống những ngày cuối đời… sống hoài sống phí” (lời của 1 bệnh nhân AIDS). Hãy kể lại câu chuyện của nhân vật trên bằng hư cấu tưởng tượng của mình

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đề bài:

“Tôi đang sống những ngày cuối đời. Căn bệnh AIDS đang hoành hành và giết chết dần sự sống của tôi. Đến bây giờ tôi thấy cuộc sống thật đáng qúy và tiếc cho những thời gian trước đây tôi sống hoài sống phí” (lời của 1 bệnh nhân AIDS)

Hãy kể lại câu chuyện của nhân vật trên bằng hư cấu tưởng tượng của mình

Bài làm:

Trên vỉa hè đường Đồng Khởi (quận 1, TP HCM) có hai người nhiễm HIV đã phát triển thành AIDS đang nằm chờ chết. Mắt họ lờ đờ, da bọc xương, áo quần rách rưới. Có người chép miệng, nếu bỏ lên cân chắc cả hai cộng lại được 50 kg là cùng.

Một trong hai bệnh nhân trên tên là P.V.K., 52 tuổi. Năm 1975, ông rời quê Nam Định vào Sài Gòn bán phở. Cuộc sống của gia đình ông gặp cảnh khó khăn. Vợ ông K. vượt biên, để lại cho chồng đứa con nhỏ. Buồn khổ, ông trở lại Nam Định và đi bước nữa. Cuộc hôn nhân lần hai cho ông thêm một cháu trai, một gái. Rồi để chạy trốn cái nhọc nhằn nơi quê, lại nhớ cái phóng khoáng trời Nam, ông bỏ vào Sài Gòn lần nữa. Lần này, ông làm “cố vấn” cho các tiệm phở chứ không có vốn mở tiệm riêng, mỗi ngày kiếm được 50 nghìn đồng. Đúng lúc cuộc sống bắt đầu dễ thở hơn thì ông phát hiện vợ ngoại tình. Còn ông thì mắc hết bệnh lao đến suyễn. Quá tuyệt vọng, ông K. lao vào con đường hút chích từ 5 năm nay…

Lý giải về việc tại sao không vào các trung tâm cai nghiện, ông nói: “Trước khi chọn nơi này làm điểm dừng chân cuối của cuộc đời mình tôi đã suy nghĩ kỹ rồi. Trên thì miệng lở loét không ăn uống gì được. Dưới thì cứ tiêu chảy dài dài, bại hoại như vậy ai dám nuôi nấng mình nữa? Thôi thì cứ ra đây, được tự do đón nhận khí trời, nghe, nhìn thấy cuộc sống đang náo nhiệt trôi qua trước mắt, rồi chết lúc nào thì chết”. Ông cũng mong muốn những bạn trẻ đi qua đây nhìn thấy thân thể bị tàn phá của mình sẽ biết sợ mà đừng lao vào con đường nghiện ngập.

“Tôi không muốn chết”

Bên kia đường, còn có một nạn nhân khác cũng tiều tụy không kém ông K. đang nằm vật vã, bụng dính vào lưng, hai cẳng chân gầy như chân vạc. Mùi hôi thối bốc lên. Một lũ kiến vàng đang bu lại quanh cái thân thể xẹp lép khẳng khiu. Tên ông là N.V.B., 50 tuổi, quê Hải Phòng, vào làm nghề thợ sơn ở Cà Mau. Ông kể: “Tôi nghĩ mình bị nhiễm bệnh này từ năm 1990, năm cơn bão tàn phá miền Tây, bão cuốn trôi cả vợ và con gái. Tôi quá tuyệt vọng, bỏ lên thành phố và bắt đầu hút chích từ đó. Bây giờ mỗi ngày bệnh càng nặng hơn…”. Thỉnh thoảng, ông lại kêu thất thanh với những người qua đường: “Cô ơi, làm ơn xin cho tôi được vào Nhà thương Chợ Quán nằm. Tôi… không… muốn… chết!”.

Ông B. kể, ông đã xin chữa bệnh và nằm điều trị ở một số nơi, nhưng là kẻ tứ cố vô thân, bệnh lại vào giai đoạn cuối, chẳng ai dám nhận. Ngay cả những người dẹp lòng lề đường cũng chẳng dám “thu gom”. Còn một số đơn vị thì chắc lại phải đợi lập kế hoạch, đợi “chiến dịch” làm luôn một thể.

Lời kết

Ngày 6/5, ông N.V.B. đã chết, không một người bà con họ hàng. Chỉ có ông K. người bạn đồng cảnh ngộ bên kia đường chống nạng lết qua tiễn biệt. Ông K. ngồi nhìn cái thi thể trân trân một lúc, rồi dốc nốt mớ tiền lẻ rách nát mua nải chuối để lên bụng người đã chết. Buổi tối, người ta đem xe đến mang ông B. đi hoả táng ở nghĩa trang Bình Hưng Hoà theo diện vô thừa nhận

“Tôi đang sống những ngày cuối đời. Căn bệnh AIDS đang hoành hành và giết chết dần sự sống của tôi. Đến bây giờ tôi thấy cuộc sống thật đáng qúy và tiếc cho những thời gian trước đây tôi sống hoài sống phí” (lời của 1 bệnh nhân AIDS)

Hãy kể lại câu chuyện của nhân vật trên bằng hư cấu tưởng tượng của mình

Trên vỉa hè đường Đồng Khởi (quận 1, TP HCM) có hai người nhiễm HIV đã phát triển thành AIDS đang nằm chờ chết. Mắt họ lờ đờ, da bọc xương, áo quần rách rưới. Có người chép miệng, nếu bỏ lên cân chắc cả hai cộng lại được 50 kg là cùng.

Một trong hai bệnh nhân trên tên là P.V.K., 52 tuổi. Năm 1975, ông rời quê Nam Định vào Sài Gòn bán phở. Cuộc sống của gia đình ông gặp cảnh khó khăn. Vợ ông K. vượt biên, để lại cho chồng đứa con nhỏ. Buồn khổ, ông trở lại Nam Định và đi bước nữa. Cuộc hôn nhân lần hai cho ông thêm một cháu trai, một gái. Rồi để chạy trốn cái nhọc nhằn nơi quê, lại nhớ cái phóng khoáng trời Nam, ông bỏ vào Sài Gòn lần nữa. Lần này, ông làm “cố vấn” cho các tiệm phở chứ không có vốn mở tiệm riêng, mỗi ngày kiếm được 50 nghìn đồng. Đúng lúc cuộc sống bắt đầu dễ thở hơn thì ông phát hiện vợ ngoại tình. Còn ông thì mắc hết bệnh lao đến suyễn. Quá tuyệt vọng, ông K. lao vào con đường hút chích từ 5 năm nay…

Lý giải về việc tại sao không vào các trung tâm cai nghiện, ông nói: “Trước khi chọn nơi này làm điểm dừng chân cuối của cuộc đời mình tôi đã suy nghĩ kỹ rồi. Trên thì miệng lở loét không ăn uống gì được. Dưới thì cứ tiêu chảy dài dài, bại hoại như vậy ai dám nuôi nấng mình nữa? Thôi thì cứ ra đây, được tự do đón nhận khí trời, nghe, nhìn thấy cuộc sống đang náo nhiệt trôi qua trước mắt, rồi chết lúc nào thì chết”. Ông cũng mong muốn những bạn trẻ đi qua đây nhìn thấy thân thể bị tàn phá của mình sẽ biết sợ mà đừng lao vào con đường nghiện ngập.

“Tôi không muốn chết”

Bên kia đường, còn có một nạn nhân khác cũng tiều tụy không kém ông K. đang nằm vật vã, bụng dính vào lưng, hai cẳng chân gầy như chân vạc. Mùi hôi thối bốc lên. Một lũ kiến vàng đang bu lại quanh cái thân thể xẹp lép khẳng khiu. Tên ông là N.V.B., 50 tuổi, quê Hải Phòng, vào làm nghề thợ sơn ở Cà Mau. Ông kể: “Tôi nghĩ mình bị nhiễm bệnh này từ năm 1990, năm cơn bão tàn phá miền Tây, bão cuốn trôi cả vợ và con gái. Tôi quá tuyệt vọng, bỏ lên thành phố và bắt đầu hút chích từ đó. Bây giờ mỗi ngày bệnh càng nặng hơn…”. Thỉnh thoảng, ông lại kêu thất thanh với những người qua đường: “Cô ơi, làm ơn xin cho tôi được vào Nhà thương Chợ Quán nằm. Tôi… không… muốn… chết!”.

Ông B. kể, ông đã xin chữa bệnh và nằm điều trị ở một số nơi, nhưng là kẻ tứ cố vô thân, bệnh lại vào giai đoạn cuối, chẳng ai dám nhận. Ngay cả những người dẹp lòng lề đường cũng chẳng dám “thu gom”. Còn một số đơn vị thì chắc lại phải đợi lập kế hoạch, đợi “chiến dịch” làm luôn một thể.

Lời kết

Ngày 6/5, ông N.V.B. đã chết, không một người bà con họ hàng. Chỉ có ông K. người bạn đồng cảnh ngộ bên kia đường chống nạng lết qua tiễn biệt. Ông K. ngồi nhìn cái thi thể trân trân một lúc, rồi dốc nốt mớ tiền lẻ rách nát mua nải chuối để lên bụng người đã chết. Buổi tối, người ta đem xe đến mang ông B. đi hoả táng ở nghĩa trang Bình Hưng Hoà theo diện vô thừa nhận

Chọn tập
Bình luận