Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Nghị luận Bài ca ngất ngưởng, tác giả Nguyễn Công Trứ

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Gợi ý bài:

Giá trị của Bài ca ngất ngưởng là ở chỗ, đây là bìa thơ duy nhất Nguyễn Công Trứ trực tiếp thể thiện thái độ,phong cách sống của mình. Sự thể hiện đó chỉ có thể có được trên cơ sở một sự tự ý thức sâu sắc về những giá trị của bản thân,về chốn quan trường và rộng hơn là xã hội thời bấy giờ. Điều này,trong văn học trung đại Việt Nam,khá là hiêm hoi, nhất là với những nhà thơ tham gia vào chốn quan trường. Nói rộng hơn, những kiểu tự ý thức và khẳng định cái tôi trong văn học, cũng như ngoài đời. Hơn nữa, bài thơ được Nguyễn Công Trứ viết khi đã cáo quan về nghỉ và bước vào tuổi 70. Do đó,nó là sự tổng kết,tự đánh giá một cách nghiêm túc,sâu sắc của một người từng trải,chứ không phải nhất thời,bồng bột khi ở tuổi thanh xuân.

Bài thơ có tên: Bài ca ngất ngưởng. Điểm đáng chú ý là từ ngất ngưởng,chứ không phải là bài ca (cùng thời với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng viết nhiều bài ca : Sa hành đoàn ca (bài ca ngắn “đi trên cát”, Đằng tiên ca (bài ca cái roi song)…). Từ ngất ngưởng vốn diễn tả trạng thái không vững, ở chỗ cheo leo, dễ đổ, dễ rơi. Đấy là lớp nghĩa thông thường,càng không phải ở trong trường hợp của Nguyễn Công Trứ. Đáng chú ý hơn,trong bài thơ, tác giả sử dụng tất cả năm lần (kể cả tiêu đề). Hai lần đầu trong bài,từ ngất ngưởng xuất hiện ở cuối một khổ thơ,có tác dụng nhấn mạnh.Lần thứ nhất, kể từ khi ông Hy Văn đỗ thủ khoa,rồi làm quan Tham tán và tới chức vụ rất cao (tổng đốc), ông đã ngất ngưởng. Rồi khi bình Tây,lúc về PHủ doãn Thừa Thiên và tới ngày đô môn giải tổ, ông đều ngất ngưởng.Khi thực sự cáo quan, sống cuộc sống bình thường, ông càng ngất ngưởng.So ra, trong triều, chẳng có ai ngất ngưởng như ông. Như vậy, ngất ngưởng là một thái độ, một phong cách sống của Nguyễn Công Trứ. Nó vượt lên muôn vàn người thường,nó cũng không Phật,không Tiên,không vướng tục.Nó là một cá – nhân – cá – thể, là bản ngã của chính nhà thơ

Giá trị của Bài ca ngất ngưởng là ở chỗ, đây là bìa thơ duy nhất Nguyễn Công Trứ trực tiếp thể thiện thái độ,phong cách sống của mình. Sự thể hiện đó chỉ có thể có được trên cơ sở một sự tự ý thức sâu sắc về những giá trị của bản thân,về chốn quan trường và rộng hơn là xã hội thời bấy giờ. Điều này,trong văn học trung đại Việt Nam,khá là hiêm hoi, nhất là với những nhà thơ tham gia vào chốn quan trường. Nói rộng hơn, những kiểu tự ý thức và khẳng định cái tôi trong văn học, cũng như ngoài đời. Hơn nữa, bài thơ được Nguyễn Công Trứ viết khi đã cáo quan về nghỉ và bước vào tuổi 70. Do đó,nó là sự tổng kết,tự đánh giá một cách nghiêm túc,sâu sắc của một người từng trải,chứ không phải nhất thời,bồng bột khi ở tuổi thanh xuân.

Bài thơ có tên: Bài ca ngất ngưởng. Điểm đáng chú ý là từ ngất ngưởng,chứ không phải là bài ca (cùng thời với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng viết nhiều bài ca : Sa hành đoàn ca (bài ca ngắn “đi trên cát”, Đằng tiên ca (bài ca cái roi song)…). Từ ngất ngưởng vốn diễn tả trạng thái không vững, ở chỗ cheo leo, dễ đổ, dễ rơi. Đấy là lớp nghĩa thông thường,càng không phải ở trong trường hợp của Nguyễn Công Trứ. Đáng chú ý hơn,trong bài thơ, tác giả sử dụng tất cả năm lần (kể cả tiêu đề). Hai lần đầu trong bài,từ ngất ngưởng xuất hiện ở cuối một khổ thơ,có tác dụng nhấn mạnh.Lần thứ nhất, kể từ khi ông Hy Văn đỗ thủ khoa,rồi làm quan Tham tán và tới chức vụ rất cao (tổng đốc), ông đã ngất ngưởng. Rồi khi bình Tây,lúc về PHủ doãn Thừa Thiên và tới ngày đô môn giải tổ, ông đều ngất ngưởng.Khi thực sự cáo quan, sống cuộc sống bình thường, ông càng ngất ngưởng.So ra, trong triều, chẳng có ai ngất ngưởng như ông. Như vậy, ngất ngưởng là một thái độ, một phong cách sống của Nguyễn Công Trứ. Nó vượt lên muôn vàn người thường,nó cũng không Phật,không Tiên,không vướng tục.Nó là một cá – nhân – cá – thể, là bản ngã của chính nhà thơ

Chọn tập
Bình luận