Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là gì? “Tiên” là trước tiên đầu tiên; “hậu” là sau đó; “lễ” là lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách, cái tâm của con người. “Văn” là văn hóa, kiến thức kĩ năng. Vì vậy, câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là nhấn mạnh việc trước tiên là học đạo đức lễ nghĩa làm người sau đó mới học kiến thức, kĩ năng làm việc và lao động trong cuộc sống.

Quan điểm coi trọng giáo dục đạo đức, coi trọng việc học để làm người của cha ông ta vẫn còn phù hợp với ngày hôm nay. Vì đạo đức là cái gốc của con người, là thước đo phẩm chất giá trị của nhân cách. Con người có đạo đức, biết sống có lễ nghĩa thì sẽ được mọi người yêu mến, quí trọng, xã hội sẽ ngày tốt đẹp. Lòng hiếu thảo của những người thanh niên nghèo vừa học vừa nuôi mẹ… Tất cả những con người đáng khâm phục đó đều là những người có phẩm chất đạo đức

Có phải câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” đã xem nhẹ vấn đề học kiến thức, học kĩ năng làm việc hay không? Không phải vậy, học chữ “lễ” là đâu phải không coi trọng chữ “văn” có được nhân cách thì người học sẽ chiếm lĩnh được vốn tri thức sâu sắc. Đúng như lời nhà văn Nga đã nói: “Cái tài nhờ cái tâm mà cháy lên, cái tâm nhờ cái tài mà tỏa sáng. Cháy lên mà tỏa sáng”. Bác Hồ của chúng ta cũng đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng. Bên cạch đó cũng có những ý kiến cho rằng: tư tưởng “Tiên học lễ, hậu học văn” là của ông Khổng Tử bên nước Tàu – cách đây hàng ngàn năm là không còn có giá trị đối với xã hội hôm nay là không đúng. Thời đại nào cũng luôn coi trọng nhân cách, coi trọng cái tâm. Đặt biệt, thời kinh tế thị trường hôm này, đạo đức con người đang bị thử thách bởi những cám dỗ của đồng tiền, của quyền lực không chân chính. Nếu chúng ta không chú trọng học chữ “lễ” thì chúng ta sẽ rơi vào lối sống như “Hồn trương ba, da hàng thịt”. Cái tâm hồn cao quý, trong sạch của con người sẽ bị cái ác, cái thấp hèn lấn át và tàn phá, hủy hoại con người

Là học sinh, chúng ta cần nhận thức tậm quan trọng của việc trau dồi đạo đức, lễ nghĩa, học cách làm người. Ngoài ra chúng ta cần coi trọng việc rèn luyện những “kĩ năng mềm” song song với việc học tri thức. Và học tập chăm chỉ, có những hành động để thể hiện mình là người có tư cách, phẩm chất đạo đức

Nói tóm lại, “Tiên học lễ, hậu học văn” là một tư tưởng đạo lí rất sâu sắc. Hãy biết học cái lễ rèn luyện cái tâm, bên cạnh học để lĩnh hội tri thức. Có như vậy, mỗi chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành và hoàn thiên về nhân cách. Một xã hội thật sự tốt đẹp đang chờ đón chúng ta ở phía trước….

Câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là gì? “Tiên” là trước tiên đầu tiên; “hậu” là sau đó; “lễ” là lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách, cái tâm của con người. “Văn” là văn hóa, kiến thức kĩ năng. Vì vậy, câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là nhấn mạnh việc trước tiên là học đạo đức lễ nghĩa làm người sau đó mới học kiến thức, kĩ năng làm việc và lao động trong cuộc sống.

Quan điểm coi trọng giáo dục đạo đức, coi trọng việc học để làm người của cha ông ta vẫn còn phù hợp với ngày hôm nay. Vì đạo đức là cái gốc của con người, là thước đo phẩm chất giá trị của nhân cách. Con người có đạo đức, biết sống có lễ nghĩa thì sẽ được mọi người yêu mến, quí trọng, xã hội sẽ ngày tốt đẹp. Lòng hiếu thảo của những người thanh niên nghèo vừa học vừa nuôi mẹ… Tất cả những con người đáng khâm phục đó đều là những người có phẩm chất đạo đức

Có phải câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” đã xem nhẹ vấn đề học kiến thức, học kĩ năng làm việc hay không? Không phải vậy, học chữ “lễ” là đâu phải không coi trọng chữ “văn” có được nhân cách thì người học sẽ chiếm lĩnh được vốn tri thức sâu sắc. Đúng như lời nhà văn Nga đã nói: “Cái tài nhờ cái tâm mà cháy lên, cái tâm nhờ cái tài mà tỏa sáng. Cháy lên mà tỏa sáng”. Bác Hồ của chúng ta cũng đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng. Bên cạch đó cũng có những ý kiến cho rằng: tư tưởng “Tiên học lễ, hậu học văn” là của ông Khổng Tử bên nước Tàu – cách đây hàng ngàn năm là không còn có giá trị đối với xã hội hôm nay là không đúng. Thời đại nào cũng luôn coi trọng nhân cách, coi trọng cái tâm. Đặt biệt, thời kinh tế thị trường hôm này, đạo đức con người đang bị thử thách bởi những cám dỗ của đồng tiền, của quyền lực không chân chính. Nếu chúng ta không chú trọng học chữ “lễ” thì chúng ta sẽ rơi vào lối sống như “Hồn trương ba, da hàng thịt”. Cái tâm hồn cao quý, trong sạch của con người sẽ bị cái ác, cái thấp hèn lấn át và tàn phá, hủy hoại con người

Là học sinh, chúng ta cần nhận thức tậm quan trọng của việc trau dồi đạo đức, lễ nghĩa, học cách làm người. Ngoài ra chúng ta cần coi trọng việc rèn luyện những “kĩ năng mềm” song song với việc học tri thức. Và học tập chăm chỉ, có những hành động để thể hiện mình là người có tư cách, phẩm chất đạo đức

Nói tóm lại, “Tiên học lễ, hậu học văn” là một tư tưởng đạo lí rất sâu sắc. Hãy biết học cái lễ rèn luyện cái tâm, bên cạnh học để lĩnh hội tri thức. Có như vậy, mỗi chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành và hoàn thiên về nhân cách. Một xã hội thật sự tốt đẹp đang chờ đón chúng ta ở phía trước….

Chọn tập
Bình luận