Từ xưa,truyền thống của Á Đông là con cái phải thương yêu, hiếu kính,vâng lời cha mẹ. Vì thế ông cha ta đã có câu:
“Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”,
Đấng sinh thành của mình, đã khổ cực nuôi mình khôn lớn, đã trải nghiệm,đi qua cuộc đời nhiều hơn nên cha mẹ có kinh nghiệm sống, những bài học quí giá truyền trao cho con cái, mà những kinh nghiệm, bài học đó đáng lẽ mình phải đi qua nhiều thất bại mới biết được nó.
Vậy “cá ăn muối” là gì? Là cá ướp,thấm muối. “Cá ươn” là gì ? Là cá chết,thịt đã biết chất, có mùi hôi. Vậy “Cá không ăn muối cá ươn.Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” nghĩa là con cái không nghe lời dạy bảo đúng đắn của cha mẹ là con hư,khó có thể nên người cũng như cá không ăn muối, cá ươn.Con cái phải biết kính trọng, vâng lời cha mẹ mới trọn đạo làm con. Vì cha me là những người từng trải , nhiều kinh nghiệm sống và bao giờ cững mong con nên người. Vì vậy những lời dạy bảo, khuyên nhủ của cha me là rất cần thiết, quý báu với chúng ta vì vậy chúng ta nên nghe theo.
Trong xã hội buộc chúng ta sống sao cho xứng đáng, “kẻo mang tai mang tiếng”. Bởi vì :”Con dại thì cái mang” hay “Mũi dại thì lái chịu đòn” . Người mình dù nhỏ, hay lớn, lỡ làm sai phạm điều gì, bậc làm cha mẹ vẫn bị mang tiếng, bị xã hội chê cười .Do vậy ngay từ thuở bé, con cái luôn cần sự dạy dỗ của cha mẹ, và khi đến trường được sư dìu dắt của thầy cô về đạo đức và giáo dục.Nhớ lại hồi còn nhỏ ở nhà, lúc nào cũng nghe ông bà biểu phải vâng lời cha mẹ, đi đến đâu cũng nghe người lớn biểu phải vâng lời, đến trường thầy giáo cũng biểu phải vâng lời . Lớn lên ta lập gia đình, khi làm cha, làm mẹ, ta tiếp tục dạy con phải vâng lời kể từ khi con còn chập chững biết đi, mới bập bẹ gọi cha, gọi me, đến khi con cái khôn lớn, trưởng thành. . .
Mỗi lần cãi lời ông bà, cha mẹ thì bị phạt quì gối, có khi bị cúi đầu khoanh tay xoay mặt vô vách, thậm chí có khi bị đòn nữa. Khi vâng lời, ngoan ngoãn thì được thưởng cho ăn, cho quà, cho đi chơi . . .Tại sao phải vâng lời cha mẹ ? Nay đọc lại thấy ông cha nói cắt nghĩa :”Cha mẹ là người đã trải việc đời, biết rõ được điều hơn lẽ thiệt”. Vậy cha mẹ có dặn bảo điều gì ta phải nghe lời . Cha mẹ là người đi trước, có kinh nghiệm từng trải, có hiểu biết hơn ta, cha mẹ là ông thầy giáo, con cái phải vâng lời cha mẹ. Bởi vì :”Cá không ăn muối cá ươn”.
Quả không sai,” cá không ăn muối ắc phải ươn”. Câu cách ngôn này xuất hiện trong bối cảnh Việt Nam ta ngày xưa, thời không có tủ đá, không có tủ lạnh như bây giờ. “Cá” và “muối” rất gần gũi với người mình, nên đối với tuổi trẻ, dễ tạo ấn tượng, có tánh giáo dục cao. Người xưa không dùng hình ảnh trừu tượng hay ước lệ, hoặc lý luận . . . nên câu cách ngôn “ Cá không ăn muối cá ươn”, dễ được học trò tuổi trẻ chấp nhận.“ Cá không ăn muối cá ươn”, ông cha ta viết tiếp : ”Con cải cha mẹ trăm đường con hư”. Nhưng còn một số người không vân lời hay cãi cha mẹ bất hiếu, lễ phép với cha mẹ sẽ bị mọi người khinh thường, không được ai giúp đỡ. Mỗi khi đọc lại chuyện kể vua Tự Đức có lần bị mẹ là bà Từ Dũ phạt. Ai trong chúng ta không thán phục gương hiếu hạnh và vâng lời của vua Tự Đức.Trong phần tiểu dẫn, Luân Lý Giáo Khoa Thư kể câu chuyện giữa Bính và Đinh, có đoạn Đinh nói :”Cha mẹ tôi dặn tôi câu gì thì lúc vắng mặt, cũng như lúc có mặt, tôi chẳng dám sai lời”. Là ông bà, cha mẹ ai không sung sướng, vui mừng nếu nghe con cháu mình nói được như bé Đinh trong Luân Lý Giáo Khoa Thư.
Bất chợt rờ lên mái tóc bạc, nhận ra chúng ta đều ở tuổi “tri thiên mạng” cả, nhưng vẫn còn có cái ước mơ được ngồi bên mẹ, bên cha để nghe lời từ tốn dặn ta rằng: ”Tài bất thắng đức.Tiền tài như phấn thổ, cha ăn mặn, con khát nước… ”
Trong chúng ta, ai cũng có ít nhất một lần cải cha cải mẹ, thậm chí dối cha mẹ nữa .Nhưng đó cũng chính là bài học quí giá cho mỗi chúng ta về giá trị của sự “Vâng lời cha mẹ” là như thế nào.Vâng lời cha mẹ không dừng lại ở giá trị luân lý, hay ở lý do là vì cha mẹ từng trải nhiều kinh nghiệm mà còn là tình thương của con cái đối với cha mẹ .Chúng ta, hồi còn nhỏ chăm chỉ học hành, lớn lên đi làm viêc luôn giữ gìn đạo đức, không dám vi phạm điều xấu bởi lẽ chúng ta thương cha thương mẹ, sợ làm cha mẹ buồn.
Nay đọc lại câu ca dao: “Cá không ăn muối cá ươnl, con cải cha mẹ trăm đường con hư”. Chúng ta cảm thấy thật thấm thía biết bao. Cha mẹ là người nuôi lớn ta dạy cho ta điều hay lẽ phải bảo vệ ta. Vì thế chúng ta phải biết kính trọng, vâng lời, học giỏi không cãi và nói dối để cha mẹ vui lòng và được mọi người yêu mến.