Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

1. Giá trị nội dung 

* Giá trị hiện thực

– Truyện Kiều là bản cáo trạng bằng thơ về một xã hội phong kiến đang trên đà mục nát, đầy rẫy sự bất công, tàn bạo. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời là cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX (xã hội đồng tiền, xấu xa đồi bại và những bất công → dẫn chứng các nhân vật phản diện: Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến….). Phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội, cho dù là người phụ nữ có nhan sắc → dẫn chứng Kiều: không nắm được số phận của mình

* Giá trị nhân đạo

– Ca ngợi tài năng, nhan sắc của người phụ nữ (đoạn Chị em Thúy Kiều)

Một hai nghiêng nước nghiêng thành…tài đành hoạ hai

– Đồng thời, ca ngợi tình yêu cao đẹp giữa Kim-Kiều

– Ca ngơi nhân phẩm con người: Nàng Kiều_người con gái thông minh, nhạy cảm, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, có ý thức về nhân phẩm, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ phẩm giá nhưng lại luôn bị xã hội phong kiến chà đạp. Đồng cảm với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, về tự do, về công lí, tình yêu, hạnh phúc.

2. Giá trị nghệ thuật

– Truyện lấy nguồn từ truyện của Trung Quốc (Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân) nhưng Nguyễn Du đã có những sáng tạo, cách diễn đạt đầy mới mẻ

* Ngôn ngữ

– Bài thơ viết dưới dạng văn học dân gian. Bên cạnh đó Nguyễn Du còn vận dụng linh hoạt thành công các thành ngữ, ca dao, các điển cố điển tích vào trong Truyện Kiều khiến cho bộ truyện Nôm đã trở thành một tập Đại thành ngôn ngữ của văn học dân tộc.

– Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội tâm nhân vật

– Ngôn ngữ đối thoại thể hiện tinh tế tính cách và hoàn cảnh nhân vật

– Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tài hoa của Nguyễn Du

* Tả người

– Nhân vật chính diện: Ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng, dùng hình ảnh thiên nhiên tả người, là nhân vật lý tưởng hóa của Nguyễn Du (Kim Trọng, Kiều…)

– Nhân vật phản diện: Tả thực, là nhân vật hiện thực hóa của Nguyễn Du (Mã Giám Sinh…)

* Tả cảnh

– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật.

– Những sự vật, phong cảnh được miêu tả trong truyện đặc trưng cho văn hoc trung đại (mây, tuyết, hồ nước mùa thu….) → đẹp, sinh động

1. Giá trị nội dung 

* Giá trị hiện thực

– Truyện Kiều là bản cáo trạng bằng thơ về một xã hội phong kiến đang trên đà mục nát, đầy rẫy sự bất công, tàn bạo. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời là cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX (xã hội đồng tiền, xấu xa đồi bại và những bất công → dẫn chứng các nhân vật phản diện: Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến….). Phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội, cho dù là người phụ nữ có nhan sắc → dẫn chứng Kiều: không nắm được số phận của mình

* Giá trị nhân đạo

– Ca ngợi tài năng, nhan sắc của người phụ nữ (đoạn Chị em Thúy Kiều)

Một hai nghiêng nước nghiêng thành…tài đành hoạ hai

– Đồng thời, ca ngợi tình yêu cao đẹp giữa Kim-Kiều

– Ca ngơi nhân phẩm con người: Nàng Kiều_người con gái thông minh, nhạy cảm, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, có ý thức về nhân phẩm, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ phẩm giá nhưng lại luôn bị xã hội phong kiến chà đạp. Đồng cảm với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, về tự do, về công lí, tình yêu, hạnh phúc.

2. Giá trị nghệ thuật

– Truyện lấy nguồn từ truyện của Trung Quốc (Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân) nhưng Nguyễn Du đã có những sáng tạo, cách diễn đạt đầy mới mẻ

* Ngôn ngữ

– Bài thơ viết dưới dạng văn học dân gian. Bên cạnh đó Nguyễn Du còn vận dụng linh hoạt thành công các thành ngữ, ca dao, các điển cố điển tích vào trong Truyện Kiều khiến cho bộ truyện Nôm đã trở thành một tập Đại thành ngôn ngữ của văn học dân tộc.

– Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội tâm nhân vật

– Ngôn ngữ đối thoại thể hiện tinh tế tính cách và hoàn cảnh nhân vật

– Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tài hoa của Nguyễn Du

* Tả người

– Nhân vật chính diện: Ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng, dùng hình ảnh thiên nhiên tả người, là nhân vật lý tưởng hóa của Nguyễn Du (Kim Trọng, Kiều…)

– Nhân vật phản diện: Tả thực, là nhân vật hiện thực hóa của Nguyễn Du (Mã Giám Sinh…)

* Tả cảnh

– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật.

– Những sự vật, phong cảnh được miêu tả trong truyện đặc trưng cho văn hoc trung đại (mây, tuyết, hồ nước mùa thu….) → đẹp, sinh động

Chọn tập
Bình luận
× sticky