Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích sử thi Đẻ đất đẻ nước

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

1. Đẻ đất đẻ nước là sử thi thần thoại.

Hiện nay nhìn chung các nhà nghiên cứu quan tâm đến tác phẩm này đều cho rằng: Ở dạng ban đầu, Đẻ đất đẻ nước chỉ mới là sự kết nối một số thần thoại suy nguyên có cùng nguồn Mường-Việt cổ từ thời trước Hùng vương. Đến khi trình độ tư duy tình cảm thẩm mĩ Mường cổ phát triển cao trong giới hạn đặc thù văn hóa tộc người, thì Đẻ đất đẻ nước đã được điều chỉnh theo chiều hướg phát triển thêm các các sự kiện các biến cố mới bằng cách so sánh cái đã có và cái chưa có, cái bên trong và cái bên ngoài. Năng lực tư duy này tương ứng với một trình độ của ý thức tự giác tộc người, như trong tác phẩm cho thấy: Cái ý thức tự giác tộc người đã chuyển hóa thành niềm cộng cảm thiêng liêng. Theo đó vùng diễn xướng Đẻ đất để nước dần được mở ra trên một khu vực quần cư rộng lớn từ trung tâm văn hóa Hòa Bình đến Thanh hóa, Nghĩa Lộ, Sơn La…vốn là những miền đất ngày nay cư dân Mường đang định cư đông đảo và được đồng bào hình dung là quê hương xứ sở qua những câu ca và truyện kể. Và thế là từ đây các yếu tố thần thoại Mường cổ tiếp tục được thu hút vào tác phẩm bằng cách sàng lọc lại theo tiêu chuẩn duy lí trong tất cả các mối quan hệ hiện thực, phản ánh niềm mong mỏi được diễn lại trên một mức độ cao hơn về cái hiện thực đã từng được tái tạo hồn nhiên của cộng đồng trong kí ức. Theo quy luật chung, sử thi Đẻ đất đẻ nước tiếp chân thần thoại Mường-Việt cổ đã được hoàn thiện từ sau sự kiện Đẻ trống đồng…xứ Mường hoàn chỉnh lãnh thổ và Đức vua được rước về Đồng Chì Tam Quan Kẻ Chợ. Người người đi tiễn vua. Vào lúc chuẩn bị lên đường, vua nghe có tiếng con gà gáy “ Đừng quên nơi đẻ si, đẻ mường, đẻ nước, đẻ lửa, đẻ nhà…nơi quê cha đất tổ”. Nhà vua bẻ một ngọn lá rắc xuống lòng đường, nói câu chúc phúc đẹp như lời ngọc ý hoa trong cảnh tượng mặt trời đang mọc sáng mường sáng nước.

Song ở Đẻ đất đẻ nước dạng trên cùng như ngày nay chúng ta tiếp nhận, còn thấy có các yếu tố đối kháng gay gắt giữa nhà lang và dân chúng. Đó chỉ là những lớp xã hội- lịch sử muộn màng. Trong tính sử thi thần thoại đích thực, Đẻ đất đẻ nước tuyệt nhiên chưa có dấu ấn văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Nó được bắt đầu từ chỗ phải bắt đầu và chứa đựng một loạt biến cố bao trùm toàn bộ lịch sử Mường cổ đến khi xã hội Mường đã chuyển sang chế độ thị tộc phụ quyền một cách sâu sắc. Đương nhiên đó là lịch sử huyền thoại được sáng tạo bởi tư duy tình cảm thẩm mĩ của con người thời đại sử thi. Đó là cách đo thành quả sáng tạo văn hóa buổi đầu của con người bằng kích thước vũ trụ khi mà niềm kiêu hãnh của họ đang trào dâng. Đấy chính là cơ sở hiện thực của ý niệm để khêu gợi trí tưởng tượng hoành tráng, tạo nên đặc điểm của một loại cảm hứng vô cùng phóng khoáng, một loại biểu tượng hết sức rộng lớn, một loại tính cách đặc biệt kì vĩ, một loại ngôn ngữ hết sức khoa trương, mà tổng hợp lại tất cả những yếu tố ấy tạo nên đặc trưng thẩm mĩ sử thi. Đó là nguyên cớ tiền đề sáng tạo Đẻ đất đẻ nước. Có một nhà nghiên cứu văn hóa Việt nam đưa ra một ý kiến lý thú về khái niệm đất nước trong tiếng Việt: Đất nước là đất và nước nhưng cũng là đất nước. Hiểu được như thế, ý nghĩa tư tưởng thẩm mĩ của Đẻ đất đẻ nước càng có một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa và văn học dân tộc.

2. Giá trị văn hóa của Đẻ đất đẻ nước.

Trước hết Đẻ đất đẻ nước là một công trình văn hóa nguyên hợp. Giá trị văn hóa, bản chất văn hóa của sử thi thần thoại này đã được khám phá nhiều mặt. Các thành tựu nghiên cứu liên ngành đã trợ giúp đắc lực cho việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm Đẻ đất đẻ nước từ góc nhìn văn hóa trong nhà trường. Song đây không phải là vấn đề đặt ra để bàn kĩ trong bài viết này. Bởi lẽ đương nhiên do đặc trưng môn học, Đẻ đất đẻ nước trong nhà trường chủ yếu được tìm hiểu từ góc độ ngữ văn dân gian. Song do bản chất của phôn cơ lo nghệ thuật ngôn từ( văn học dân gian ) vừa là văn học vừa là văn hóa nên khi giảng dạy, người thầy giáo vừa phải đặt tác phẩm vào một trường hoạt động thực tiễn trong tính nguyên hợp của thể loại( môi trường văn hóa), vừa phải đặt các yếu tố nghệ thuật ngữ văn trong văn bản tác phẩm vào một trường liên tưởng ngữ nghĩa của cộng đồng tộc người Mường( giải mã văn hóa). Theo hướng này, có thể xem tác phẩm như là một bức tranh ghép mảnh các huyền thoại hư cấu lịch sử một cách hoành tráng. Nó được sáng tạo theo cảm hứng cội nguồn mang ý tưởng “ chim tìm tổ, người tìm tông” mà ý tưởng ấy còn tràn đầy âm hưởng sử thi, vừa có tính dân tộc cụ thể, vừa có tính nhân loại phổ quát. Ở đó hiện ra toàn bộ sức sống bền bỉ và sức mạnh hòa hợp của toàn bộ cộng đồng Mường cổ , được tạo dựng từ cuộc đối thoại đầu tiên giữa con người với vũ trụ chứa đầy bí ẩn , đến khi họ bắt đầu ý thức được khả năng vô hạn của mình trên con đường khai sáng. Ở đó không khí Mường cổ, cuộc sống Mường cổ đã trở thành kỉ niệm riêng của toàn dân tộc cứ vươn dài trải rộng từ lớp này đến lớp khác, tràn qua mọi tình thế thách thức của thực tại đã từng đòi hỏi cả cộng đồng phải đáp ứng. Ở đó như vẫn còn nguyên trong sâu thẳm tâm hồn của người xưa là những niềm cảm khái và biết ơn, có cả vinh quang và cay đắng song cảm hứng bao trùm vẫn tràn đầy lòng tự tôn, tự hào. Đó là lịch sử sáng tạo các giá trị văn hóa Mường cổ đã được tái hiện lại một cách thẩm mĩ từ trong mạch nguồn của một thứ tưởng tượng còn trong trẻo như những giọt nắng đầu tiên vừa tỏa chiếu, những hạt lúa đầu tiên vừa căng sữa nhú mầm. Có thể gọi đó là những giọt tâm hồn, những hạt trí tuệ Mường cổ đã lắng kết đến độ có sức tập hợp gọi đàn.

3. Giá trị văn học của Đẻ đất đẻ nước.

Giá trị ngữ văn dân gian của của Đẻ đất đẻ nước có thể được xem như là những yếu tố hình thức mang tính quan niệm và nó đã thật sự là kết quả sáng tạo mang đặc trưng mĩ học sử thi thần thoại. Trong mục sau, khi thử đưa ra một cách đọc-hiểu Phần mở đầu của tác phẩm được trích giảng trong sách giáo khoa hiện hành, chúng ta sẽ khảo nghiệm kết luận này. Ở đây bài viết lược điểm các giá trị văn học của tác phẩm qua những tiêu chí phổ quát. Đó là kiểu mầu nhân vật anh hùng văn hóa Lang Cun Cần và phân thân của nhân vật này là Lang Cun Khương. Lang Cun Cần tuy có nguồn gốc lai lịch thần kì nhưng lại sống một cuộc đời thường, đi săn , quăng chài thả lưới và biết nuôi lợn để thết khách. Tuy nhân vật này có địa vị thiên quý nhưng vẫn có sai lầm để cả mường nước phải cán ngăn;tuy có pháp thuật trấn ma quỷ và giao cảm được cả với trồi đấtvà thần linhđể xây dựng cõi người nhưng các công việc trọng đại này vẫn phải được thực hiên qua các nhân vật trung gian. Những ý muốn lớn và các hoạt động khai sáng cộng đồng Mường của người anh hùng được hư cấu kì ảo và lí thú, song cái hạt nhân hợp lí bên trong các sự kiện vẫn nổi đậm. Hình tượng Lang Cun Cần là một kiểu mẫu nhân vật sử thi thần thoại, kiểu anh hùng hoạt động với vai trò của người xây dựng thế giới chứ không đóng vai trò của một đấng sáng tạo siêu nhiên. Đương nhiên, Lang Cun Cần là một anh hùng văn hóa của thời đại sử thi nên tuổi của “chàng”cũng được tính theo quan niệm sử thi, kéo dài hàng vạn năm. Tính không thuần nhất của nhân vật này có nguyên nhân từ sự không thuần nhất trong cấu trúc tác phẩm. Kiểu tư duy thẩm mĩ sử thi Mường còn được biểu hiện qua hệ thống các chi tiết trùng điệp vốn là thủ pháp đặc trưng trong nghệ thuật sử thi thế giới, là thành tố ưa dùng trong các cấu trúc đặc biệt hoành tráng. Đó còn là cả một hệ thống từ ngữ đặc biệt giầu tính tượng hình tượng thanh với rất nhiều hình ảnh ví von so sánh đa chiều, vừa cụ thể theo tiêu chuẩn tôn trọng thực tiễn Mường một cách hồn nhiên, vừa gợi cảm theo những mối liên hệ kì thú giữa trí tưởng tượng sử thi vốn không bao giờ có giới hạn với cái nền hiện thực miền núi phóng khoáng đã nhuần thấm sắc thắm tâm hồn con người ở một thời còn nguyên sơ nơi thâm sơn cùng cốc. Đương nhiên cái vẻ đẹp đích thực của ngôn ngữ kể chuyện vần vè theo nhịp chẵn ở đây còn có sự chế định của môi trường diễn xướng mo tlêu của tộc người Mường, đáp ứng những chức năng sinh hoạt thực hành tinh thần hết sức đa dạng của nó. Đó là thứ ngôn ngữ đã mang tính thiêng, phản ánh chức năng tộc người của văn hóa. Muồn cảm nhận được cái hay cái đẹp trong kiểu nghệ thuật lời văn như thế, cần phải đọc văn bản trong diễn xướng.

Cuối cùng còn một vấn đề đặt ra ở đây là: Tại sao lại có tên truyện Đẻ đất đẻ nước( Tẻe tâcl tẻe nảc )? Có lẽ tất cả các dân tộc anh em của cộng đồng Việt Nam đều có những cách nói mang bản sắc riêng nhưng không phải dân tộc nào cũng còn lưu giữ được dấu ấn cổ xưa trong các ngôn bản nghệ thuật. Vì thế, cái tên Đẻ đất đẻ nước của sử thi Mường là một trường hợp hết sức độc đáo và còn có tính độc đáo duy nhất ở chỗ nó là một kết quả sáng tạo tập thể. Trong cái lạ của nhan đề này đã bảo tồn được cả cái hay cái đẹp trong tính nguyên hợp của ý nghĩa tư tưởng thẩm mĩ. Khái niệm “đẻ” ghép với “đất” và “nước” chứa đựng một quan niệm đầy vẻ nguyên sơ thô dã, nhưng lại được trình bày dưới một thực tại khách quan có vẻ đoan trang trí tuệ. Thực ra, ở vào cái thuở cổ xưa xa xăm mù mịt, người Mường cổ cũng như nhân loại đều đã từng “ngây thơ hồn nhiên” cho rằng vạn vật cũng như con người đều do một lực lượng nào đó chửa đẻ mà thành!?Con người sinh con đẻ cái , còn những ông thần này, bà thần nọ thì đẻ ra cả vũ trụ mêng mông, cả mặt đất khổng lồ núi non đồng ruộng và cả vạn vật(……. ). Câu chuyện Đẻ si-hình tượng cây vũ trụ- là một thí dụ. Con người nhờ đó mà có được cuộc sống như họ đang có. Phải có cuộc Đẻ đất thì thế giới này mới có đàn ông và đàn bà, mới có con gà có cựa, dây dưa biết leo, cây pheo có gai có ngọn. Phải có cuộc Đẻ nước thì con trâu mới không còn phải nhai đất cóng, con người mới không còn phải uống nước sương. Ý tưởng thì thật to tát nhưng mà hình ảnh diễn tả thành quả thì lại rất mực hồn nhiên bộc trực và vì thế nó biểu hiện rất rõ cái nét bản sắc tâm hồn Mường đặc biệt thật đáng yêu. Phải có những cuộc Đẻ cây si, Đẻ mường, Đẻ người, Đẻ năm tháng, Đẻ cả trống đồng…thì mọi việc mường nước mới yên ổn, chẳng còn thấy bóng giặc, chẳng còn vấp nạn ma, chỉ còn thấy đàn cò bay lượn, thấy đàn bò đi ăn, thấy con trâu giữa bãi, thấy con gái vác nước, thấy đàn nai chạy rong…Sau hết hết mọi cuộc đẻ, xứ Mường mới trở nên một trật tự hài hòa. Các thế hệ nghệ sĩ dân gian Mường đã sáng tạo ra cả một thế giới hiện thực trần thế thông qua hàng loạt motif diễn tả những cuộc chửa đẻ mang tầm vóc vũ trụ. Đó chính là giá trị đặc sắc chỉ có trong sử thi-mo.

Một cách đọc-hiểu đoạn trích Chương Mở đầu.

Trong chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT hiện hành, trích đoạn giảng văn Đẻ nước đã được thay thế bằng bài đọc thêm Chương( roóng) Mở đầu. Việc chọn đoạn nào là theo quan điểm riêng của người biên soạn, nhưng nếu chỉ dành cho Đẻ đất đẻ nước một vị trí “ đừng chẳng được “ như hiện nay thì rất đáng để chúng ta cùng suy nghĩ. Song chúng tôi cũng không đặt vấn đề thảo luận về nó trong bài viết này, chỉ xin lưu ý nếu Đẻ đất đẻ nước không còn chỗ đứng xứng đáng trong giờ chính khóa nữa, mong các thầy cô giáo đứng lớp nên có thêm chương trình ngoại khóa, đừng vì những lí do không đáng có mà từ chối những bài đọc thêm. Không thể phù phiếm với những lối dẫn văn hoa mĩ tự cầu kì vô bổ. Với kiểu bài dạy này lại càng khó có thể soạn được những lời dạy có cánh như thế. Đoạn trích Đẻ đất đẻ nước trong SGK lần này là khúc ngâm kể mở đầu , là điểm xuất phát cho một tự sự trường thiên. Phần trọng tâm chỉ với 49 câu mà người nghệ sĩ dân gian đã dựng lại được cả một bức tranh hoành tráng về cảnh tượng một thế giới Mường cổ vào cái thời hỗn mang:

Ngày xưa sinh đời trước

Dưới đất chưa có đất

Trên trời chưa có trời

Trên trời chưa có ngôi sao đo đỏ

Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xanh…

Hỗn mang chứ không phải hỗn loạn. Hỗn loạn là một phần, một trạng thái của sự sống, cuộc sống. Hỗn mang nghĩa là chưa có sự sống, cuộc sống. Thế giới qua lời kể trong con mắt người xưa thuở ấy được hình dung tưởng tưởng tượng thật đáng sợ, chứ tuyệt nhiên không kì thú như vào cái lúc, cái thời người ta đang kể chuyện( thời gian diễn xướng ): Khi đã có ngôi sao đo đỏ ngọn cỏ xanh xanh, khi đã có sông Quanh mó Vận, khi đã có sông Sàng mó Li, khi đã có đường đi lối lại, khi đã có đồi cái đồi con…khi đã có người vụng người tài. Đọc hiểu đoạn văn bản mở đầu này, nhất thiết phải phân tích ngay từ câu mở đầu “ Ngày xưa sinh đời trước”. Trong tiếng Mường có hai từ sinh và đẻ đồng nghĩa nhưng khác nhau về nguồn gốc và hướng nghĩa. Đẻ là sự đẻ, là hành động đẻ rất cụ thể trong một không-thời gian xác định, là một từ gốc Mường cổ( tẻe). “Sinh” lại là một từ mượn có gốc Hán-Việt, có tính khái quát rộng lớn. Sẽ thấy rõ ý nghĩa này khi so sánh với câu 9 “ Chưa đẻ đồi cái đồi con”. Trong câu này tác giả dân gian sử dụng từ đẻ diễn tả một chuyện trong nhiều chuyện của ngày xưa, rất khác với từ sinh trong nguyên tác đã cho chúng ta thấy rất rõ cái điểm nhìn sử thi và quan niệm sử thi của người kể chuyện- nhân vật trần thuật, người của hôm nay. Thế mới biết cái “ bức tranh về thế giới Mường cổ vào cái thời hỗn mang” được người kể chuyện dựng lại là kết quả của cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật ngôn từ dân gian. Kết cấu của bức tranh ấy đã được tái hiện theo một quy trình tổng ( câu 2 – câu 5) phân ( câu 6 – câu 45 ) hợp ( câu 46 – câu 49 ). Và được diễn tả một cách trùng điệp theo nguyên tắc triệt để có tính lặp lại- nguyên tắc đặc trưng thi pháp văn học dân gian. Sự lặp lại các yếu tố hình thức mang tính nội dung ( hình thức – ý tưởng ) trong đoạn văn này thật đặc biệt điển hình là bởi vì nó được cấu tạo hoàn toàn phù hợp với một số quy tắc tự sự sử thi dân gian. Đó là quy tắc về sự mở đầu và kết thúc trong cái nhìn toàn cảnh. Đó là quy tắc của sự đối lập ngay trong nội dung khái quát về cái thế giới vô thủy vô chung từ câu 2 đến câu 5 diễn tả một thái cực trống không, khi tuyệt nhiên chưa có từ cái lớn nhất đến cái nhỏ nhất để kết hợp thành từng cặp: cao/thấp, trên/dưới, ngày/đêm, núi/sông, đất/nước, chim/thú, cây/con, đực/cái…một kiểu cấu trúc rất thường gặp trong thần thoại đời sau, bao gồm các mẫu kể đã vượt thoát ra khỏi giới hạn đơn nhất của thần thoại suy nguyên để tạo thành một thế giới thần thoại sáng tạo buổi đầu, mà cơ sở hiện thực của nó chính là các giá trị vật chất buổi đầu của văn hóa nguyên thủy. Kiểu tư duy này còn để lại dấu ấn trong cả đoạn trích. Đó còn là quy tắc về sự lặp lại, lặp lại đến 34 lần một từ ghép “chưa có”( chưa cỏo) diễn tả trạng thái thế giới “ Thứ gì cũng chưa có, chưa nên”, một thế giới hết sức mông lung:

Đất còn nên bạc lạc

Nước còn nên bời lời

Trên trời còn nên puổng luổng…

Không phải ngẫu nhiên trong toàn bộ phần chính của đoạn văn bản tuyệt nhiên không có lấy một từ tượng thanh, chỉ sử dụng những từ có ý nghĩa tạo hình sắc, tạo đường nét. Trong cái thế giới hỗn mang khi đất thì còn rời rạc xơ xác, khi nước thì còn bầy nhầy bùng nhùng ấy, muôn vật từ mọi loài cây đến mọi loài con, từ đồ vật, sự vật đến con người là cái giống chúa tể của muôn loài đều được người đặt chuyện hình dung thảy đều nhất loạt còn ở trong cái tư thế “ muốn dậy”. Trong 40 câu sử thi kể về chuyện này, hai từ”muốn dậy” được lặp lại đến 38 lần. Hãy nhắm mắt nghe và tưởng tượng như người đang ở trong một cuộc thực hành nghi lễ diễn xướng mo, sẽ thấy ở đây hiện ra cả một thế giới khác xa với cái thế giới thực tại – một thế giới hoàn toàn câm lặng kì bí mêng mông. Nó được thống nhất bằng một loại hành động duy nhất là không hành động, mang ý nghĩa đặc tả về một thế giới tuyệt đối chưa có sự sống, chưa nên cuộc sống – một khoảng lặng sử thi. Một lần nữa qua đọc-hiểu chúng ta lại nhận ra hai minh chứng trong cách cấu tạo văn bản nghệ thuật đoạn trích là sự tuân theo hai quy tắc khác của tự sự sử thi. Đó là quy tắc về sự bắt buộc tạo dựng những nút yên tĩnh trong dòng thác sử thi và quy tắc về sự tự thể hiện bằng hành động trong sự thống nhất bởi một “ sợi chỉ hành động” như đã phân tích ở trên.

Sau việc phát hiện ra cái đặc điểm thứ nhất của cái thế giới hỗn mang trong bức tranh trên bằng việc sử dụng các quy tắc tự sự sử thi như những chiếc chìa khóa để mở vào bên trong cấu trúc một sử thi đích thực, chúng ta tiến lên một cấp độ đọc-hiểu cao hơn để phát hiện ra cái đặc điểm thứ hai của bức tranh, được gợi ra từ chính bức tranh. Đó là công việc giải mã một từ khóa của đoạn văn bản nghệ thuật này trong các cụm từ “ muốn dậy nhưng chưa có” và “ muốn dậy nhưng chưa có chưa nên”. Từ “ dậy” là một từ được các nghệ sĩ dân gian Mường đặc biệt ưa dùng trong toàn bộ cấu trúc văn bản sử thi Đẻ đất đẻ nước. Ở các chương sau nó xuất hiện hàng trăm lần trước từ gọi ( dậât). Ngữ nghĩa của cấu trúc từ pháp này có liên quan đến một quan niệm tín ngưỡng đặc trưng của người Mường trong văn hóa diễn xướng mo nói chung giữa đời sống. Nó lưu ý chúng ta về một sự khác biệt: Việc phân tích văn bản văn học dân gian có những yêu cầu riêng rất khác với việc phân tích văn bản văn chương viết. Ngoài giá trị thẩm mĩ, văn bản sử thi – mo còn được thiêng hóa, tàng ẩn những ý nghĩa khác được quy định ngay trong cấp độ từ nguyên, cấp độ ngữ dụng do chức năng sinh hoạt tinh thần bởi tính thực hành nghi lễ trong các hình thức shaman giáo( tục gọi hồn, trò chuyện với hồn ). Từ “dậy” trong tiếng Mường cổ có nghĩa là mọc lên, trồi lên. Thế có nghĩa là trong cõi hỗn mang kia đã chứa đầy vô số đủ các loại mầm sống, hạt sống đã được gieo vãi, đặc biệt trong đó có cả “mầm người” nhưng “chưa dậy” được vì chưa có đủ mặt mũi(!). Trong lễ thức mo, sau khi trống cồng và kèn bóp đồng loạt nổi lên, trong màn khói hương hư ảo, hãy hình dung toàn bộ cái thế giới hỗn mang câm lặng yên tĩnh tuyệt đối kia vào một khoảng khắc nào đó, đến một ngày nào đó cũng sẽ ồn ào hoạt động vô cùng náo nhiệt. Đó là khi tất cả mọi sự vật đồ vật, mọi loài cây và mọi loài con, gồm cả con nhà con người ( nhà cửa và con người ) sẽ đồng loạt dậy, đồng loạt mọc lên, trồi lên. Mầm sống đã tạo nên sự sống cuộc sống . Đó là cảm hứng mở đầu rất đặc trưng thần thoại. Nhưng ở đây là sử thi thần thoại nên đã không xẩy ra câu chuyện đồng loạt dậy. Trong các chương sau, người sáng tạo sử thi sẽ còn tiếp tục trong câu chuyện tự sự trường thiên này theo một trật tự cái này dậy trước cái kia dậy sau. Để rồi sau những cuộc chửa đẻ mà thành, mọi thứ cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra, cho đến lúc “ sáng Mường sáng Nước” như phần kết của tác phẩm đã được giới thiệu ở trên. Cứ như thế, câu chuyện sẽ còn tiếp diễn khi thì ba đêm bảy đêm, khi thì đến hơn cả mười đêm tùy theo tang chủ trong đời sống sinh hoạt tang lễ Mường truyền thống. Một thế giới Mường sẽ được hoàn thiện từ không đến có, từ thiếu đến đủ, từ lẻ tẻ rời rạc đến độ kết hợp thành hệ thống. Từ cõi hỗn mang đã hình thành một thế giới có trật tự. Và một bức tranh về một cuộc sống thật sự phải là một bộ mặt thế giới có trật tự hài hòa. Chúng ta đều biết mọi biến cố đặc trưng sử thi đều xoay quanh sự giải quyết mâu thuẫn giữa cái hỗn mang và sự hài hòa, và được trình bày trong khát vọng vô tận về một sự hài hòa tuyệt đối-khát vọng sử thi. Đó cũng chính là con đường vận động trong một cốt chuyện sử thi đích thực. Sử thi Đẻ đất đẻ nước của tộc người Mường đã bắt đầu từ chỗ phải bắt đầu. Đọc-hiểu một đoạn trích, người học phải nắm bắt cho được cả cái hồn cốt của toàn bộ tác phẩm. Qua đó chẳng những người học có thêm được một cái gì đó trong nhận thức về đời sống, mà còn được trau dồi thêm một chút vồn ngôn ngữ và hơn hết được rèn luyện óc suy nghĩ theo một phương pháp tư duy.

1. Đẻ đất đẻ nước là sử thi thần thoại.

Hiện nay nhìn chung các nhà nghiên cứu quan tâm đến tác phẩm này đều cho rằng: Ở dạng ban đầu, Đẻ đất đẻ nước chỉ mới là sự kết nối một số thần thoại suy nguyên có cùng nguồn Mường-Việt cổ từ thời trước Hùng vương. Đến khi trình độ tư duy tình cảm thẩm mĩ Mường cổ phát triển cao trong giới hạn đặc thù văn hóa tộc người, thì Đẻ đất đẻ nước đã được điều chỉnh theo chiều hướg phát triển thêm các các sự kiện các biến cố mới bằng cách so sánh cái đã có và cái chưa có, cái bên trong và cái bên ngoài. Năng lực tư duy này tương ứng với một trình độ của ý thức tự giác tộc người, như trong tác phẩm cho thấy: Cái ý thức tự giác tộc người đã chuyển hóa thành niềm cộng cảm thiêng liêng. Theo đó vùng diễn xướng Đẻ đất để nước dần được mở ra trên một khu vực quần cư rộng lớn từ trung tâm văn hóa Hòa Bình đến Thanh hóa, Nghĩa Lộ, Sơn La…vốn là những miền đất ngày nay cư dân Mường đang định cư đông đảo và được đồng bào hình dung là quê hương xứ sở qua những câu ca và truyện kể. Và thế là từ đây các yếu tố thần thoại Mường cổ tiếp tục được thu hút vào tác phẩm bằng cách sàng lọc lại theo tiêu chuẩn duy lí trong tất cả các mối quan hệ hiện thực, phản ánh niềm mong mỏi được diễn lại trên một mức độ cao hơn về cái hiện thực đã từng được tái tạo hồn nhiên của cộng đồng trong kí ức. Theo quy luật chung, sử thi Đẻ đất đẻ nước tiếp chân thần thoại Mường-Việt cổ đã được hoàn thiện từ sau sự kiện Đẻ trống đồng…xứ Mường hoàn chỉnh lãnh thổ và Đức vua được rước về Đồng Chì Tam Quan Kẻ Chợ. Người người đi tiễn vua. Vào lúc chuẩn bị lên đường, vua nghe có tiếng con gà gáy “ Đừng quên nơi đẻ si, đẻ mường, đẻ nước, đẻ lửa, đẻ nhà…nơi quê cha đất tổ”. Nhà vua bẻ một ngọn lá rắc xuống lòng đường, nói câu chúc phúc đẹp như lời ngọc ý hoa trong cảnh tượng mặt trời đang mọc sáng mường sáng nước.

Song ở Đẻ đất đẻ nước dạng trên cùng như ngày nay chúng ta tiếp nhận, còn thấy có các yếu tố đối kháng gay gắt giữa nhà lang và dân chúng. Đó chỉ là những lớp xã hội- lịch sử muộn màng. Trong tính sử thi thần thoại đích thực, Đẻ đất đẻ nước tuyệt nhiên chưa có dấu ấn văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Nó được bắt đầu từ chỗ phải bắt đầu và chứa đựng một loạt biến cố bao trùm toàn bộ lịch sử Mường cổ đến khi xã hội Mường đã chuyển sang chế độ thị tộc phụ quyền một cách sâu sắc. Đương nhiên đó là lịch sử huyền thoại được sáng tạo bởi tư duy tình cảm thẩm mĩ của con người thời đại sử thi. Đó là cách đo thành quả sáng tạo văn hóa buổi đầu của con người bằng kích thước vũ trụ khi mà niềm kiêu hãnh của họ đang trào dâng. Đấy chính là cơ sở hiện thực của ý niệm để khêu gợi trí tưởng tượng hoành tráng, tạo nên đặc điểm của một loại cảm hứng vô cùng phóng khoáng, một loại biểu tượng hết sức rộng lớn, một loại tính cách đặc biệt kì vĩ, một loại ngôn ngữ hết sức khoa trương, mà tổng hợp lại tất cả những yếu tố ấy tạo nên đặc trưng thẩm mĩ sử thi. Đó là nguyên cớ tiền đề sáng tạo Đẻ đất đẻ nước. Có một nhà nghiên cứu văn hóa Việt nam đưa ra một ý kiến lý thú về khái niệm đất nước trong tiếng Việt: Đất nước là đất và nước nhưng cũng là đất nước. Hiểu được như thế, ý nghĩa tư tưởng thẩm mĩ của Đẻ đất đẻ nước càng có một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa và văn học dân tộc.

2. Giá trị văn hóa của Đẻ đất đẻ nước.

Trước hết Đẻ đất đẻ nước là một công trình văn hóa nguyên hợp. Giá trị văn hóa, bản chất văn hóa của sử thi thần thoại này đã được khám phá nhiều mặt. Các thành tựu nghiên cứu liên ngành đã trợ giúp đắc lực cho việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm Đẻ đất đẻ nước từ góc nhìn văn hóa trong nhà trường. Song đây không phải là vấn đề đặt ra để bàn kĩ trong bài viết này. Bởi lẽ đương nhiên do đặc trưng môn học, Đẻ đất đẻ nước trong nhà trường chủ yếu được tìm hiểu từ góc độ ngữ văn dân gian. Song do bản chất của phôn cơ lo nghệ thuật ngôn từ( văn học dân gian ) vừa là văn học vừa là văn hóa nên khi giảng dạy, người thầy giáo vừa phải đặt tác phẩm vào một trường hoạt động thực tiễn trong tính nguyên hợp của thể loại( môi trường văn hóa), vừa phải đặt các yếu tố nghệ thuật ngữ văn trong văn bản tác phẩm vào một trường liên tưởng ngữ nghĩa của cộng đồng tộc người Mường( giải mã văn hóa). Theo hướng này, có thể xem tác phẩm như là một bức tranh ghép mảnh các huyền thoại hư cấu lịch sử một cách hoành tráng. Nó được sáng tạo theo cảm hứng cội nguồn mang ý tưởng “ chim tìm tổ, người tìm tông” mà ý tưởng ấy còn tràn đầy âm hưởng sử thi, vừa có tính dân tộc cụ thể, vừa có tính nhân loại phổ quát. Ở đó hiện ra toàn bộ sức sống bền bỉ và sức mạnh hòa hợp của toàn bộ cộng đồng Mường cổ , được tạo dựng từ cuộc đối thoại đầu tiên giữa con người với vũ trụ chứa đầy bí ẩn , đến khi họ bắt đầu ý thức được khả năng vô hạn của mình trên con đường khai sáng. Ở đó không khí Mường cổ, cuộc sống Mường cổ đã trở thành kỉ niệm riêng của toàn dân tộc cứ vươn dài trải rộng từ lớp này đến lớp khác, tràn qua mọi tình thế thách thức của thực tại đã từng đòi hỏi cả cộng đồng phải đáp ứng. Ở đó như vẫn còn nguyên trong sâu thẳm tâm hồn của người xưa là những niềm cảm khái và biết ơn, có cả vinh quang và cay đắng song cảm hứng bao trùm vẫn tràn đầy lòng tự tôn, tự hào. Đó là lịch sử sáng tạo các giá trị văn hóa Mường cổ đã được tái hiện lại một cách thẩm mĩ từ trong mạch nguồn của một thứ tưởng tượng còn trong trẻo như những giọt nắng đầu tiên vừa tỏa chiếu, những hạt lúa đầu tiên vừa căng sữa nhú mầm. Có thể gọi đó là những giọt tâm hồn, những hạt trí tuệ Mường cổ đã lắng kết đến độ có sức tập hợp gọi đàn.

3. Giá trị văn học của Đẻ đất đẻ nước.

Giá trị ngữ văn dân gian của của Đẻ đất đẻ nước có thể được xem như là những yếu tố hình thức mang tính quan niệm và nó đã thật sự là kết quả sáng tạo mang đặc trưng mĩ học sử thi thần thoại. Trong mục sau, khi thử đưa ra một cách đọc-hiểu Phần mở đầu của tác phẩm được trích giảng trong sách giáo khoa hiện hành, chúng ta sẽ khảo nghiệm kết luận này. Ở đây bài viết lược điểm các giá trị văn học của tác phẩm qua những tiêu chí phổ quát. Đó là kiểu mầu nhân vật anh hùng văn hóa Lang Cun Cần và phân thân của nhân vật này là Lang Cun Khương. Lang Cun Cần tuy có nguồn gốc lai lịch thần kì nhưng lại sống một cuộc đời thường, đi săn , quăng chài thả lưới và biết nuôi lợn để thết khách. Tuy nhân vật này có địa vị thiên quý nhưng vẫn có sai lầm để cả mường nước phải cán ngăn;tuy có pháp thuật trấn ma quỷ và giao cảm được cả với trồi đấtvà thần linhđể xây dựng cõi người nhưng các công việc trọng đại này vẫn phải được thực hiên qua các nhân vật trung gian. Những ý muốn lớn và các hoạt động khai sáng cộng đồng Mường của người anh hùng được hư cấu kì ảo và lí thú, song cái hạt nhân hợp lí bên trong các sự kiện vẫn nổi đậm. Hình tượng Lang Cun Cần là một kiểu mẫu nhân vật sử thi thần thoại, kiểu anh hùng hoạt động với vai trò của người xây dựng thế giới chứ không đóng vai trò của một đấng sáng tạo siêu nhiên. Đương nhiên, Lang Cun Cần là một anh hùng văn hóa của thời đại sử thi nên tuổi của “chàng”cũng được tính theo quan niệm sử thi, kéo dài hàng vạn năm. Tính không thuần nhất của nhân vật này có nguyên nhân từ sự không thuần nhất trong cấu trúc tác phẩm. Kiểu tư duy thẩm mĩ sử thi Mường còn được biểu hiện qua hệ thống các chi tiết trùng điệp vốn là thủ pháp đặc trưng trong nghệ thuật sử thi thế giới, là thành tố ưa dùng trong các cấu trúc đặc biệt hoành tráng. Đó còn là cả một hệ thống từ ngữ đặc biệt giầu tính tượng hình tượng thanh với rất nhiều hình ảnh ví von so sánh đa chiều, vừa cụ thể theo tiêu chuẩn tôn trọng thực tiễn Mường một cách hồn nhiên, vừa gợi cảm theo những mối liên hệ kì thú giữa trí tưởng tượng sử thi vốn không bao giờ có giới hạn với cái nền hiện thực miền núi phóng khoáng đã nhuần thấm sắc thắm tâm hồn con người ở một thời còn nguyên sơ nơi thâm sơn cùng cốc. Đương nhiên cái vẻ đẹp đích thực của ngôn ngữ kể chuyện vần vè theo nhịp chẵn ở đây còn có sự chế định của môi trường diễn xướng mo tlêu của tộc người Mường, đáp ứng những chức năng sinh hoạt thực hành tinh thần hết sức đa dạng của nó. Đó là thứ ngôn ngữ đã mang tính thiêng, phản ánh chức năng tộc người của văn hóa. Muồn cảm nhận được cái hay cái đẹp trong kiểu nghệ thuật lời văn như thế, cần phải đọc văn bản trong diễn xướng.

Cuối cùng còn một vấn đề đặt ra ở đây là: Tại sao lại có tên truyện Đẻ đất đẻ nước( Tẻe tâcl tẻe nảc )? Có lẽ tất cả các dân tộc anh em của cộng đồng Việt Nam đều có những cách nói mang bản sắc riêng nhưng không phải dân tộc nào cũng còn lưu giữ được dấu ấn cổ xưa trong các ngôn bản nghệ thuật. Vì thế, cái tên Đẻ đất đẻ nước của sử thi Mường là một trường hợp hết sức độc đáo và còn có tính độc đáo duy nhất ở chỗ nó là một kết quả sáng tạo tập thể. Trong cái lạ của nhan đề này đã bảo tồn được cả cái hay cái đẹp trong tính nguyên hợp của ý nghĩa tư tưởng thẩm mĩ. Khái niệm “đẻ” ghép với “đất” và “nước” chứa đựng một quan niệm đầy vẻ nguyên sơ thô dã, nhưng lại được trình bày dưới một thực tại khách quan có vẻ đoan trang trí tuệ. Thực ra, ở vào cái thuở cổ xưa xa xăm mù mịt, người Mường cổ cũng như nhân loại đều đã từng “ngây thơ hồn nhiên” cho rằng vạn vật cũng như con người đều do một lực lượng nào đó chửa đẻ mà thành!?Con người sinh con đẻ cái , còn những ông thần này, bà thần nọ thì đẻ ra cả vũ trụ mêng mông, cả mặt đất khổng lồ núi non đồng ruộng và cả vạn vật(……. ). Câu chuyện Đẻ si-hình tượng cây vũ trụ- là một thí dụ. Con người nhờ đó mà có được cuộc sống như họ đang có. Phải có cuộc Đẻ đất thì thế giới này mới có đàn ông và đàn bà, mới có con gà có cựa, dây dưa biết leo, cây pheo có gai có ngọn. Phải có cuộc Đẻ nước thì con trâu mới không còn phải nhai đất cóng, con người mới không còn phải uống nước sương. Ý tưởng thì thật to tát nhưng mà hình ảnh diễn tả thành quả thì lại rất mực hồn nhiên bộc trực và vì thế nó biểu hiện rất rõ cái nét bản sắc tâm hồn Mường đặc biệt thật đáng yêu. Phải có những cuộc Đẻ cây si, Đẻ mường, Đẻ người, Đẻ năm tháng, Đẻ cả trống đồng…thì mọi việc mường nước mới yên ổn, chẳng còn thấy bóng giặc, chẳng còn vấp nạn ma, chỉ còn thấy đàn cò bay lượn, thấy đàn bò đi ăn, thấy con trâu giữa bãi, thấy con gái vác nước, thấy đàn nai chạy rong…Sau hết hết mọi cuộc đẻ, xứ Mường mới trở nên một trật tự hài hòa. Các thế hệ nghệ sĩ dân gian Mường đã sáng tạo ra cả một thế giới hiện thực trần thế thông qua hàng loạt motif diễn tả những cuộc chửa đẻ mang tầm vóc vũ trụ. Đó chính là giá trị đặc sắc chỉ có trong sử thi-mo.

Một cách đọc-hiểu đoạn trích Chương Mở đầu.

Trong chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT hiện hành, trích đoạn giảng văn Đẻ nước đã được thay thế bằng bài đọc thêm Chương( roóng) Mở đầu. Việc chọn đoạn nào là theo quan điểm riêng của người biên soạn, nhưng nếu chỉ dành cho Đẻ đất đẻ nước một vị trí “ đừng chẳng được “ như hiện nay thì rất đáng để chúng ta cùng suy nghĩ. Song chúng tôi cũng không đặt vấn đề thảo luận về nó trong bài viết này, chỉ xin lưu ý nếu Đẻ đất đẻ nước không còn chỗ đứng xứng đáng trong giờ chính khóa nữa, mong các thầy cô giáo đứng lớp nên có thêm chương trình ngoại khóa, đừng vì những lí do không đáng có mà từ chối những bài đọc thêm. Không thể phù phiếm với những lối dẫn văn hoa mĩ tự cầu kì vô bổ. Với kiểu bài dạy này lại càng khó có thể soạn được những lời dạy có cánh như thế. Đoạn trích Đẻ đất đẻ nước trong SGK lần này là khúc ngâm kể mở đầu , là điểm xuất phát cho một tự sự trường thiên. Phần trọng tâm chỉ với 49 câu mà người nghệ sĩ dân gian đã dựng lại được cả một bức tranh hoành tráng về cảnh tượng một thế giới Mường cổ vào cái thời hỗn mang:

Ngày xưa sinh đời trước

Dưới đất chưa có đất

Trên trời chưa có trời

Trên trời chưa có ngôi sao đo đỏ

Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xanh…

Hỗn mang chứ không phải hỗn loạn. Hỗn loạn là một phần, một trạng thái của sự sống, cuộc sống. Hỗn mang nghĩa là chưa có sự sống, cuộc sống. Thế giới qua lời kể trong con mắt người xưa thuở ấy được hình dung tưởng tưởng tượng thật đáng sợ, chứ tuyệt nhiên không kì thú như vào cái lúc, cái thời người ta đang kể chuyện( thời gian diễn xướng ): Khi đã có ngôi sao đo đỏ ngọn cỏ xanh xanh, khi đã có sông Quanh mó Vận, khi đã có sông Sàng mó Li, khi đã có đường đi lối lại, khi đã có đồi cái đồi con…khi đã có người vụng người tài. Đọc hiểu đoạn văn bản mở đầu này, nhất thiết phải phân tích ngay từ câu mở đầu “ Ngày xưa sinh đời trước”. Trong tiếng Mường có hai từ sinh và đẻ đồng nghĩa nhưng khác nhau về nguồn gốc và hướng nghĩa. Đẻ là sự đẻ, là hành động đẻ rất cụ thể trong một không-thời gian xác định, là một từ gốc Mường cổ( tẻe). “Sinh” lại là một từ mượn có gốc Hán-Việt, có tính khái quát rộng lớn. Sẽ thấy rõ ý nghĩa này khi so sánh với câu 9 “ Chưa đẻ đồi cái đồi con”. Trong câu này tác giả dân gian sử dụng từ đẻ diễn tả một chuyện trong nhiều chuyện của ngày xưa, rất khác với từ sinh trong nguyên tác đã cho chúng ta thấy rất rõ cái điểm nhìn sử thi và quan niệm sử thi của người kể chuyện- nhân vật trần thuật, người của hôm nay. Thế mới biết cái “ bức tranh về thế giới Mường cổ vào cái thời hỗn mang” được người kể chuyện dựng lại là kết quả của cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật ngôn từ dân gian. Kết cấu của bức tranh ấy đã được tái hiện theo một quy trình tổng ( câu 2 – câu 5) phân ( câu 6 – câu 45 ) hợp ( câu 46 – câu 49 ). Và được diễn tả một cách trùng điệp theo nguyên tắc triệt để có tính lặp lại- nguyên tắc đặc trưng thi pháp văn học dân gian. Sự lặp lại các yếu tố hình thức mang tính nội dung ( hình thức – ý tưởng ) trong đoạn văn này thật đặc biệt điển hình là bởi vì nó được cấu tạo hoàn toàn phù hợp với một số quy tắc tự sự sử thi dân gian. Đó là quy tắc về sự mở đầu và kết thúc trong cái nhìn toàn cảnh. Đó là quy tắc của sự đối lập ngay trong nội dung khái quát về cái thế giới vô thủy vô chung từ câu 2 đến câu 5 diễn tả một thái cực trống không, khi tuyệt nhiên chưa có từ cái lớn nhất đến cái nhỏ nhất để kết hợp thành từng cặp: cao/thấp, trên/dưới, ngày/đêm, núi/sông, đất/nước, chim/thú, cây/con, đực/cái…một kiểu cấu trúc rất thường gặp trong thần thoại đời sau, bao gồm các mẫu kể đã vượt thoát ra khỏi giới hạn đơn nhất của thần thoại suy nguyên để tạo thành một thế giới thần thoại sáng tạo buổi đầu, mà cơ sở hiện thực của nó chính là các giá trị vật chất buổi đầu của văn hóa nguyên thủy. Kiểu tư duy này còn để lại dấu ấn trong cả đoạn trích. Đó còn là quy tắc về sự lặp lại, lặp lại đến 34 lần một từ ghép “chưa có”( chưa cỏo) diễn tả trạng thái thế giới “ Thứ gì cũng chưa có, chưa nên”, một thế giới hết sức mông lung:

Đất còn nên bạc lạc

Nước còn nên bời lời

Trên trời còn nên puổng luổng…

Không phải ngẫu nhiên trong toàn bộ phần chính của đoạn văn bản tuyệt nhiên không có lấy một từ tượng thanh, chỉ sử dụng những từ có ý nghĩa tạo hình sắc, tạo đường nét. Trong cái thế giới hỗn mang khi đất thì còn rời rạc xơ xác, khi nước thì còn bầy nhầy bùng nhùng ấy, muôn vật từ mọi loài cây đến mọi loài con, từ đồ vật, sự vật đến con người là cái giống chúa tể của muôn loài đều được người đặt chuyện hình dung thảy đều nhất loạt còn ở trong cái tư thế “ muốn dậy”. Trong 40 câu sử thi kể về chuyện này, hai từ”muốn dậy” được lặp lại đến 38 lần. Hãy nhắm mắt nghe và tưởng tượng như người đang ở trong một cuộc thực hành nghi lễ diễn xướng mo, sẽ thấy ở đây hiện ra cả một thế giới khác xa với cái thế giới thực tại – một thế giới hoàn toàn câm lặng kì bí mêng mông. Nó được thống nhất bằng một loại hành động duy nhất là không hành động, mang ý nghĩa đặc tả về một thế giới tuyệt đối chưa có sự sống, chưa nên cuộc sống – một khoảng lặng sử thi. Một lần nữa qua đọc-hiểu chúng ta lại nhận ra hai minh chứng trong cách cấu tạo văn bản nghệ thuật đoạn trích là sự tuân theo hai quy tắc khác của tự sự sử thi. Đó là quy tắc về sự bắt buộc tạo dựng những nút yên tĩnh trong dòng thác sử thi và quy tắc về sự tự thể hiện bằng hành động trong sự thống nhất bởi một “ sợi chỉ hành động” như đã phân tích ở trên.

Sau việc phát hiện ra cái đặc điểm thứ nhất của cái thế giới hỗn mang trong bức tranh trên bằng việc sử dụng các quy tắc tự sự sử thi như những chiếc chìa khóa để mở vào bên trong cấu trúc một sử thi đích thực, chúng ta tiến lên một cấp độ đọc-hiểu cao hơn để phát hiện ra cái đặc điểm thứ hai của bức tranh, được gợi ra từ chính bức tranh. Đó là công việc giải mã một từ khóa của đoạn văn bản nghệ thuật này trong các cụm từ “ muốn dậy nhưng chưa có” và “ muốn dậy nhưng chưa có chưa nên”. Từ “ dậy” là một từ được các nghệ sĩ dân gian Mường đặc biệt ưa dùng trong toàn bộ cấu trúc văn bản sử thi Đẻ đất đẻ nước. Ở các chương sau nó xuất hiện hàng trăm lần trước từ gọi ( dậât). Ngữ nghĩa của cấu trúc từ pháp này có liên quan đến một quan niệm tín ngưỡng đặc trưng của người Mường trong văn hóa diễn xướng mo nói chung giữa đời sống. Nó lưu ý chúng ta về một sự khác biệt: Việc phân tích văn bản văn học dân gian có những yêu cầu riêng rất khác với việc phân tích văn bản văn chương viết. Ngoài giá trị thẩm mĩ, văn bản sử thi – mo còn được thiêng hóa, tàng ẩn những ý nghĩa khác được quy định ngay trong cấp độ từ nguyên, cấp độ ngữ dụng do chức năng sinh hoạt tinh thần bởi tính thực hành nghi lễ trong các hình thức shaman giáo( tục gọi hồn, trò chuyện với hồn ). Từ “dậy” trong tiếng Mường cổ có nghĩa là mọc lên, trồi lên. Thế có nghĩa là trong cõi hỗn mang kia đã chứa đầy vô số đủ các loại mầm sống, hạt sống đã được gieo vãi, đặc biệt trong đó có cả “mầm người” nhưng “chưa dậy” được vì chưa có đủ mặt mũi(!). Trong lễ thức mo, sau khi trống cồng và kèn bóp đồng loạt nổi lên, trong màn khói hương hư ảo, hãy hình dung toàn bộ cái thế giới hỗn mang câm lặng yên tĩnh tuyệt đối kia vào một khoảng khắc nào đó, đến một ngày nào đó cũng sẽ ồn ào hoạt động vô cùng náo nhiệt. Đó là khi tất cả mọi sự vật đồ vật, mọi loài cây và mọi loài con, gồm cả con nhà con người ( nhà cửa và con người ) sẽ đồng loạt dậy, đồng loạt mọc lên, trồi lên. Mầm sống đã tạo nên sự sống cuộc sống . Đó là cảm hứng mở đầu rất đặc trưng thần thoại. Nhưng ở đây là sử thi thần thoại nên đã không xẩy ra câu chuyện đồng loạt dậy. Trong các chương sau, người sáng tạo sử thi sẽ còn tiếp tục trong câu chuyện tự sự trường thiên này theo một trật tự cái này dậy trước cái kia dậy sau. Để rồi sau những cuộc chửa đẻ mà thành, mọi thứ cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra, cho đến lúc “ sáng Mường sáng Nước” như phần kết của tác phẩm đã được giới thiệu ở trên. Cứ như thế, câu chuyện sẽ còn tiếp diễn khi thì ba đêm bảy đêm, khi thì đến hơn cả mười đêm tùy theo tang chủ trong đời sống sinh hoạt tang lễ Mường truyền thống. Một thế giới Mường sẽ được hoàn thiện từ không đến có, từ thiếu đến đủ, từ lẻ tẻ rời rạc đến độ kết hợp thành hệ thống. Từ cõi hỗn mang đã hình thành một thế giới có trật tự. Và một bức tranh về một cuộc sống thật sự phải là một bộ mặt thế giới có trật tự hài hòa. Chúng ta đều biết mọi biến cố đặc trưng sử thi đều xoay quanh sự giải quyết mâu thuẫn giữa cái hỗn mang và sự hài hòa, và được trình bày trong khát vọng vô tận về một sự hài hòa tuyệt đối-khát vọng sử thi. Đó cũng chính là con đường vận động trong một cốt chuyện sử thi đích thực. Sử thi Đẻ đất đẻ nước của tộc người Mường đã bắt đầu từ chỗ phải bắt đầu. Đọc-hiểu một đoạn trích, người học phải nắm bắt cho được cả cái hồn cốt của toàn bộ tác phẩm. Qua đó chẳng những người học có thêm được một cái gì đó trong nhận thức về đời sống, mà còn được trau dồi thêm một chút vồn ngôn ngữ và hơn hết được rèn luyện óc suy nghĩ theo một phương pháp tư duy.

Chọn tập
Bình luận
× sticky