Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Tìm hiểu về tác giả Nam Cao và các sáng tác của ông

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

– Nam Cao tên khai sinh là Trần hữu Tri, sinh năm 1915, trong một gia đình nông dân làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam

Ông là con trai duy nhất trong gia đình khá đông con, nhưng được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này ông bắt đầu sáng tác và mơ ước đi xa… nhưng rồi ốm yếu ông trở về quê và thất nghiệp. 

Sau đó ông lên Hà Nội dạy học. Nhật đánh vào Đông Dương, ông lại thất nghiệp sống bằng nghề viết văn và làm gia sư

Năm 1943: tham gia hội cứu quốc do Đảng cộng sản tổ chức lãnh đạo

Năm 1946: ông cùng đoàn quân tiến vào nam Trung bộ đang kháng chiến.

Tháng 12/1946: kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông về làm công tác tuyên truyền ở Hà Nam, văn nghệ ở Việt Bắc.

Tháng 11/1951: trên đường vào công tác vùng sau lưng địch ông bị bắt được, bị bắn chết gần Hoàng Nam (Ninh Bình)

– Quan Điểm nghệ thuật: tiến bộ, có suy nghĩ nghiêm túc về sống. Ông viết: “nghệ thuật không cần phải là ánh trang lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối (tuyên ngôn nghệ thuật trong “Trăng sáng”), văn chương phải phản ánh hiện thực và không nên chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng mà quay lưng lại với hiện thực

– Trước cách mạng tháng 8/1945: ông viết 60 truyện ngắn, 1 truyện vừa , 1 tiểu thuyết, 1 số vở kịch và thơ

Các truyện ngắn viết về tri thức nghèo: đời thừa, trăng sáng (1943), mua nhà, cười, nước mắt,(1944)… và tiểu thuyết Sống Mòn (1944)

Các truyện ngắn viết về người nông dân nghèo: Chí phèo, Lão Hạc, Lang Rận, Dì Hảo, nửa đêm, điếu văn, tư cách mõ, một đám cưới, một bữa no, mua danh…

– Sau cách mạng tháng 8/1945: Đôi mắt, chuyện biên giới (1948), Nhật kí ở rừng (1950)

Ông là người có đóng góp lớn vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại

– Nam Cao tên khai sinh là Trần hữu Tri, sinh năm 1915, trong một gia đình nông dân làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam

Ông là con trai duy nhất trong gia đình khá đông con, nhưng được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này ông bắt đầu sáng tác và mơ ước đi xa… nhưng rồi ốm yếu ông trở về quê và thất nghiệp. 

Sau đó ông lên Hà Nội dạy học. Nhật đánh vào Đông Dương, ông lại thất nghiệp sống bằng nghề viết văn và làm gia sư

Năm 1943: tham gia hội cứu quốc do Đảng cộng sản tổ chức lãnh đạo

Năm 1946: ông cùng đoàn quân tiến vào nam Trung bộ đang kháng chiến.

Tháng 12/1946: kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông về làm công tác tuyên truyền ở Hà Nam, văn nghệ ở Việt Bắc.

Tháng 11/1951: trên đường vào công tác vùng sau lưng địch ông bị bắt được, bị bắn chết gần Hoàng Nam (Ninh Bình)

– Quan Điểm nghệ thuật: tiến bộ, có suy nghĩ nghiêm túc về sống. Ông viết: “nghệ thuật không cần phải là ánh trang lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối (tuyên ngôn nghệ thuật trong “Trăng sáng”), văn chương phải phản ánh hiện thực và không nên chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng mà quay lưng lại với hiện thực

– Trước cách mạng tháng 8/1945: ông viết 60 truyện ngắn, 1 truyện vừa , 1 tiểu thuyết, 1 số vở kịch và thơ

Các truyện ngắn viết về tri thức nghèo: đời thừa, trăng sáng (1943), mua nhà, cười, nước mắt,(1944)… và tiểu thuyết Sống Mòn (1944)

Các truyện ngắn viết về người nông dân nghèo: Chí phèo, Lão Hạc, Lang Rận, Dì Hảo, nửa đêm, điếu văn, tư cách mõ, một đám cưới, một bữa no, mua danh…

– Sau cách mạng tháng 8/1945: Đôi mắt, chuyện biên giới (1948), Nhật kí ở rừng (1950)

Ông là người có đóng góp lớn vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại

Chọn tập
Bình luận