Gợi ý:
Kể niệm được chọn cần có chọn lọc (phải quan trọng, phải giàu ấn tượng và giàu cảm xúc). Khi kể cần chú ý đảm bảo đúng ngôi người kể (ngôi thứ nhất).
Có thể tham khảo dàn ý như sau:
A) Mở bài
– Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô… ).
– Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ…).
(B) Thân bài
(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).
(2) Kể về kỉ niệm.
– Câu chuyện diễn ra vào khi nào?
– Kể lại nội dung sự việc
+ Sự việc xảy ra thế nào?
+ Cách ứng xử của mọi người ra sao?
Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật.
Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…) . Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, có mời tôi cuối giờ ở lại để hỏi thăm sức khoẻ của mẹ tôi.
– Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).
(C) Kết bài
– Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.
– Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô…) như thế.