Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Anh (chị) hãy thuyết minh về cây đa Việt Nam

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Không biết tự bao giờ cùng với bến nước, sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu “Lý cây đa” người thương ta đã hát. “Cây đa, bến nước, sân đình” phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hoá không thể thiếu được của làng ta xưa?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hoá thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới “chín cội” lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không cho quả thơm như mít, như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng, trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Bởi thế, giá trị tinh thần của đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn, đợi chờ. Xao xuyến làm sao, một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng, ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa, nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ, góc máy nào, gam màu nào để anh có được một tấm ảnh, một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ, ngọn đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng “thần cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ, người “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới”, Người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hoá của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỷ Dậu (1969) Tết cuối cùng của Bác Hồ, Bác đã trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá toả bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa, bến nước, sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hoá Việt Nam.

Không biết tự bao giờ cùng với bến nước, sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu “Lý cây đa” người thương ta đã hát. “Cây đa, bến nước, sân đình” phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hoá không thể thiếu được của làng ta xưa?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hoá thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới “chín cội” lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không cho quả thơm như mít, như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng, trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Bởi thế, giá trị tinh thần của đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn, đợi chờ. Xao xuyến làm sao, một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng, ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa, nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ, góc máy nào, gam màu nào để anh có được một tấm ảnh, một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ, ngọn đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng “thần cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ, người “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới”, Người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hoá của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỷ Dậu (1969) Tết cuối cùng của Bác Hồ, Bác đã trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá toả bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa, bến nước, sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hoá Việt Nam.

Chọn tập
Bình luận