Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Trong bệnh viện, rất nhiều người nôn nóng tới lượt mình khám để được về vì đã trưa. Bỗng có một anh thanh niên nhường lượt khám cho cụ già 60 tuổi vừa mới đến. Khi chứng kiến, anh (chị) nghĩ gì về lối sống anh thanh niên

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Gợi ý bài:

Bạn đưa câu chuyện ra làm dẫn chứng rồi nêu suy nghĩ:

Bàn về phẩm chất của con người thì đức hi sinh là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người. Bởi đức hi sinh bao gồm trong đó lòng nhân ái và tình yêu thương, tinh thần nhân đạo của con người. Nhưng đức hi sinh đòi hỏi con người phải biết san sẻ cuộc sống tinh thần và vật chất của mình cho người khác, cho đồng loại để họ có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Lịch sử của mọi tôn giáo trên thế giới, từ Gia tô giáo, Ki tô giáo, đạo Islam… đạo Phật đều khuyên con người hãy sống nhân hậu, giữ gìn lòng nhân ái. Đạo Phật đề cao đức tính “ từ bi hỉ xả” là đề cao đức hi sinh của con người. Con người sẵn sàng xả thân vì người khác. Xả thân vì người khác là một cách tự nguyện và lấy đó làm niềm vui không một tính toán vụ lợi. Hi sinh vì người khác, xả thân vì người khác cũng có khi là một hành động không vô tư mà có tính vụ lợi, vị kỉ tức là nhằm cầu lợi cho mình. Đạo Nho cũng đề cao tinh thần vị tha, tức là hi sinh vì người khác, đề cao đức hi sinh vì người khác.

Ngày nay, nói đến đức hi sinh, không phải chỉ nói tới một hành động hi sinh cụ thể nào vì một con người cụ thể nào mà là nói tới phẩm chất đạo đức của con người. Phải xây dựng đức hi sinh thành một thái độ sống, luôn quan tâm, sẻ chia, thậm chí xả thân vì người khác. Xây dựng đức hi sinh thành một quan niệm sống, lẽ sống của con người. Xây dựng đức hi sinh ở mỗi con người phải là cả một quá trình lâu dài từ lúc tấm bé đến lúc lớn lên, trưởng thành, từ việc nhỏ thường ngày đến việc lớn trong cuộc sống, từ một hành vi nhường nhịn bạn bè đến việc hi sinh bản thân mình cho đất nước, nhân dân…

Nếu trong xã hội ai cũng biết sống nhân ái, có đức hi sinh thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao!

Bạn đưa câu chuyện ra làm dẫn chứng rồi nêu suy nghĩ:

Bàn về phẩm chất của con người thì đức hi sinh là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người. Bởi đức hi sinh bao gồm trong đó lòng nhân ái và tình yêu thương, tinh thần nhân đạo của con người. Nhưng đức hi sinh đòi hỏi con người phải biết san sẻ cuộc sống tinh thần và vật chất của mình cho người khác, cho đồng loại để họ có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Lịch sử của mọi tôn giáo trên thế giới, từ Gia tô giáo, Ki tô giáo, đạo Islam… đạo Phật đều khuyên con người hãy sống nhân hậu, giữ gìn lòng nhân ái. Đạo Phật đề cao đức tính “ từ bi hỉ xả” là đề cao đức hi sinh của con người. Con người sẵn sàng xả thân vì người khác. Xả thân vì người khác là một cách tự nguyện và lấy đó làm niềm vui không một tính toán vụ lợi. Hi sinh vì người khác, xả thân vì người khác cũng có khi là một hành động không vô tư mà có tính vụ lợi, vị kỉ tức là nhằm cầu lợi cho mình. Đạo Nho cũng đề cao tinh thần vị tha, tức là hi sinh vì người khác, đề cao đức hi sinh vì người khác.

Ngày nay, nói đến đức hi sinh, không phải chỉ nói tới một hành động hi sinh cụ thể nào vì một con người cụ thể nào mà là nói tới phẩm chất đạo đức của con người. Phải xây dựng đức hi sinh thành một thái độ sống, luôn quan tâm, sẻ chia, thậm chí xả thân vì người khác. Xây dựng đức hi sinh thành một quan niệm sống, lẽ sống của con người. Xây dựng đức hi sinh ở mỗi con người phải là cả một quá trình lâu dài từ lúc tấm bé đến lúc lớn lên, trưởng thành, từ việc nhỏ thường ngày đến việc lớn trong cuộc sống, từ một hành vi nhường nhịn bạn bè đến việc hi sinh bản thân mình cho đất nước, nhân dân…

Nếu trong xã hội ai cũng biết sống nhân ái, có đức hi sinh thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao!

Chọn tập
Bình luận