Ý nghĩa triết lí:
Người hiền lành, yếu đuối bị áp bức thì cuối cùng họ cũng sẽ vùng lên đấu tranh để giành quyền sống, quyền tự do và quyền hạnh phúc mà đáng ra họ được hưởng.
Ở hiền gặp lành: Tấm là một cô gái hiền lành, chăm chỉ. từ một cô gái yếu đuối, mỏng manh, chỉ biết khóc khi bị hại Tấm đã trở thành một con người chủ động, dám đấu tranh để giành lại những quyền lợi của mình. Tấm còn có một cái kết rất có hậu đó là trở thành hoàng hậu, sống sung sướng với nhà vua trọn đời.
Ác giả ác báo: hai mẹ con Cám 5 lần 7 lượt tìm mọi cách hãm hại Tấm, tìm mọi cách không cho Tấm ngóc đầu lên được, giết chết Tấm chưa đủ, chúng còn tiêu diệt cả những hóa thân của Tấm, không cho Tấm trở về với thế giới con người. Nhưng điều gì đến thì nó cũng sẽ phải đến dù sớm hay muộn, hai mẹ con Cám đã bị trừng phạt thích đáng cho những gì mà họ đã gây ra.
Rất nhiều người cho rằng Tấm trả thù 2 mẹ con Cám như vậy là quá độc ác, quá khác so với hình ảnh một cô Tấm thảo hiền, yếu đuối. Nhưng kết thúc truyện như vậy mới thấy rõ giá trị nhân văn của tác phẩm, thấy rõ những triết lí mà tác giả dân gian muốn gửi gắm. Mẹ con Cám đã bao lần hãm hại Tấm, đã giết chết Tấm không biết bao nhêu lần, Tấm làm như vậy thì cũng bắt chúng trả phần nào món nợ mà thôi.
Câu chuyện này còn đề cao ve đẹp của Tấm, một ve đẹp dịu hiền, trong sáng, không cần phô trương, khoe khoang mà mọi người vẫn cảm nhận được, cũng giống như những người phụ nữ Việt Nam.