Luận điểm chính trong bài:
Chi tiết chiếc giường có một ý nghĩa quan trong trong toàn bộ cốt truyện: nó là chứng nhân ghi dấu cuộc sống êm đềm hạnh phúc cũng những kỉ niệm đẹp đẽ của tình chồng vợ giữa Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ trong quá khứ, nó chứng kiến sự đợi chờ mòn mỏi và thủy chung của nàng và giờ đây, nó là vật thử thách, là “thử thách cuối cùng” mà Uy litxơ cần phải vượt qua để hoàn tất hành trình đoàn tụ với gia đình. Chiếc giường vốn là một vật mang tính chất cá nhân, riêng tư, là biểu tượng của cuộc sống hạnh phúc lứa đôi, tình yêu, sự trung thủy. Đặc biệt, trong tác phẩm này, chiếc giường của Pê-nê-lốp lại có điểm đặc biệt: do chính tay Uy-lít-xơ làm ra (thể hiện ý nghĩa hạnh phúc gia đình do chính tay hai người tạo dựng lên) và chân giường được làm từ một thân cây (thể hiện sự vững bền). Và đó chính là bí mật riêng của hai người.
Đối với Uy-lít-xơ, thử thách cuối cùng này nếu xét về độ nguy hiểm thì không thể so sánh với những thử thách mà chàng gặp phải trên con đường 10 năm lênh đênh trên biển nhưng xét về mức độ quan trọng, nó lại có tầm quan trọng đặc biệt. Và tính chất thử thách cũng đặc biệt. Không phải thử thách lòng dũng cảm, tài năng mà là thử thách về trí tuệ, về lòng thủy chung, sự gắn bó bền chặt của tình nghĩa vợ chồng. Và chàng đã chứng tỏ mình không phải chỉ là một người hùng trong chiến trận mà còn là một người chống xứng đáng, thủy chung, tình nghĩa.
Từ đó, và trên cơ sở đối sánh với các tác phẩm sử thi của các dân tộc khác, ta thấy người Hi Lạp, cũng như văn hóa Hi Lạp và phương Tây, đề cao cá nhân, đề cao trí tuệ, tình yêu, sự thủy chung, tình nghĩa, đề cao hạnh phúc gia đình (khác với phương Đông, đề cao tập thể cộng đồng, đề cao nghĩa vụ và danh dự – có thể thấy qua các văn bản: Chiến thắng Mtao Mxây và Ra ma buộc tội)