Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Sau nửa năm chung sống, Kiều và Từ Hải có một mái ấm gia đình, đương lúc tình cảm giữa hai người nồng đượm nhất, Từ Hải lại “thoắt động lòng bốn phương”. Người đời nói rằng anh hùng chí ở bốn phương, Nguyễn Công Trứ lại có câu “Chí làm trai nam bắc đông tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”. Nam nhi chi chí, đầu đội trời, chân đạp đất, sống là phải làm rạng danh dòng họ, rạng danh gia đình, “Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. Có lẽ chính chế độ phong kiến đã tách Từ Hải ra khỏi Kiều – bởi chính chế độ ấy đã đem tư tưởng nam nhi áp đặt lên đầu chàng. Nhưng cũng chính tư tưởng ấy khiến chàng bảo vệ nàng, tạo nên nét riêng của chàng. 

“Nửa năm hương lửa đương nồng​

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”​

Và Từ Hải đã luôn ở trong vị thế sẵn sàng – chàng luôn cầm chắc thanh gươm, yên ngựa luôn được đặt sắn – chàng biết chẳng chóng thì chầy chàng cũng sẽ ra đi. Chàng đã chuẩn bị sẵn tinh thần để không lưu luyến, bịn rịn, vì chàng là một nam tử hán, “nam nhân thà rơi máu chứ không rơi lệ”.

“Trông vời trời bể mênh mang​

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”​

Không gian xung quanh – rộng lớn, bao la, khoáng đạt, mênh mang đến cùng trời cuối bể – như khắc họa thêm vào bóng lưng quyết liệt, dứt khoát của chàng. Chàng như hòa vào với trời đất, chàng như trở nên khổng lồ – vì ý chí và hoài bão – vươn đến tận vũ trụ xa xôi.

“Quyết lời dứt áo ra đi​

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”​

Từ Hải như không còn là một người thường nữa – Nguyễn Du tả chàng như một vị tiên nhân – lướt gió, đạp mây mà đi – vượt bể, vượt núi cao, vượt qua bao sóng gió. Lòng chàng vẫn không thay đổi – chàng vẫn ‘quyết lời’, vẫn ‘dứt áo ra đi’. Bởi:

“Sinh vi nam tử yếu hy kỳ​

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”​

Chàng muốn cho Kiều một cuộc sống hạnh phúc. Chàng tự tin vào tài năng của mình, giống như cách Đào Uyên Minh tự tin “Thiếu thời tráng thả lệ/ Vũ kiếm độc hành du”.

“Bao giờ mười vạn tinh binh​

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường​

Làm cho rõ mặt phi thường​

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”​

Từ Hải tin rằng chàng sẽ thực hiện được hoài bão của mình – ấy là trở thành một vị tướng quân dẫn “mười vạn tinh binh”, chiêng trống “dậy đất”, cờ xí “rợp đường”. Mọi người rồi sẽ biết chàng tài năng thế nào. Đến lúc ấy, chàng sẽ cho kiệu tám người khiêng, đường đường chính chính rước Kiều vào phủ đệ – để Kiều làm một vị phu nhân, để những kẻ từng hãm hại Kiều phải ngày đêm sợ hãi. Việc ấy sẽ không lâu, “chầy chăng là một năm sau vội gì”.

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng​

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi​

Từ rằng: Tâm phúc tương tri​

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”​

Từ Hải một mặt trách Kiều “sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”, một mặt lại lo lắng cho nàng:

“Bằng nay bốn bể không nhà​

Theo càng thêm bận biết là đi đâu”​

Chàng cũng rất mâu thuẫn – chàng muốn vợ mình cũng là một cô gái phóng khoáng, hiệp nghĩa để sánh đôi với chàng, tựa như Mộc Lan trong thơ của Đào Uyên Minh:

“Vạn dặm đi theo quân​

Vượt núi ải như bay​

[…]Tướng quân đánh trăm trận rồi chết​

Tráng sĩ mười năm mới trở về”​

Nhưng đồng thời, Từ Hải cũng không muốn Kiều phải chịu khổ sở – buổi đầu anh hùng lập nghiệp, ngao du tứ phương xem đất tựa giường, rơm tựa nệm chăn. Một tiểu thư khuê các như Kiều sao có thể chịu khổ như vậy? Đó là tấm lòng nghĩ cho vợ, tấm lòng hết sức tình cảm của một kẻ võ biền, thật đáng quý biết bao.

Nguyễn Du đã xuất sắc miêu tả một Từ Hải – một con người bình thường, với những hoài bão và ý chí to lớn, với những hành động phi thường, và rồi lại trở lại như một người chồng quen thuộc – một người chồng luôn lo lắng, quan tâm đến vợ.

John S.Mill từng nhận định rằng: “Châm ngôn sự thật luôn chiến thắng tội ác là lời dối trá ngọt ngào nhất mà con người cứ nhắc đi nhắc lại cho đến khi nó trở nên phổ biến. Lịch sử tràn ngập ví dụ về lòng bác ái và sự thật bị quật ngã bởi tội ác.” Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như vậy. Dù đưa vào nhân vật Từ Hải – một anh hùng trong mắt Kiều và những người có số phận như Kiều hay phường giặc cỏ trong mắt triều đình phong kiến, nhưng cuối cùng, chàng vẫn bị quật ngã trước những thế lực đen tối xấu xa. Thế nhưng, chỉ với một đoạn xuất hiện ngắn ngủi, Từ Hải cũng đã soi sáng khát khao về một cuộc sống công bằng và hạnh phúc – một cuộc sống lý tưởng cho tất cả mọi người của Nguyễn Du.

Sau nửa năm chung sống, Kiều và Từ Hải có một mái ấm gia đình, đương lúc tình cảm giữa hai người nồng đượm nhất, Từ Hải lại “thoắt động lòng bốn phương”. Người đời nói rằng anh hùng chí ở bốn phương, Nguyễn Công Trứ lại có câu “Chí làm trai nam bắc đông tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”. Nam nhi chi chí, đầu đội trời, chân đạp đất, sống là phải làm rạng danh dòng họ, rạng danh gia đình, “Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. Có lẽ chính chế độ phong kiến đã tách Từ Hải ra khỏi Kiều – bởi chính chế độ ấy đã đem tư tưởng nam nhi áp đặt lên đầu chàng. Nhưng cũng chính tư tưởng ấy khiến chàng bảo vệ nàng, tạo nên nét riêng của chàng. 

“Nửa năm hương lửa đương nồng​

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”​

Và Từ Hải đã luôn ở trong vị thế sẵn sàng – chàng luôn cầm chắc thanh gươm, yên ngựa luôn được đặt sắn – chàng biết chẳng chóng thì chầy chàng cũng sẽ ra đi. Chàng đã chuẩn bị sẵn tinh thần để không lưu luyến, bịn rịn, vì chàng là một nam tử hán, “nam nhân thà rơi máu chứ không rơi lệ”.

“Trông vời trời bể mênh mang​

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”​

Không gian xung quanh – rộng lớn, bao la, khoáng đạt, mênh mang đến cùng trời cuối bể – như khắc họa thêm vào bóng lưng quyết liệt, dứt khoát của chàng. Chàng như hòa vào với trời đất, chàng như trở nên khổng lồ – vì ý chí và hoài bão – vươn đến tận vũ trụ xa xôi.

“Quyết lời dứt áo ra đi​

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”​

Từ Hải như không còn là một người thường nữa – Nguyễn Du tả chàng như một vị tiên nhân – lướt gió, đạp mây mà đi – vượt bể, vượt núi cao, vượt qua bao sóng gió. Lòng chàng vẫn không thay đổi – chàng vẫn ‘quyết lời’, vẫn ‘dứt áo ra đi’. Bởi:

“Sinh vi nam tử yếu hy kỳ​

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”​

Chàng muốn cho Kiều một cuộc sống hạnh phúc. Chàng tự tin vào tài năng của mình, giống như cách Đào Uyên Minh tự tin “Thiếu thời tráng thả lệ/ Vũ kiếm độc hành du”.

“Bao giờ mười vạn tinh binh​

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường​

Làm cho rõ mặt phi thường​

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”​

Từ Hải tin rằng chàng sẽ thực hiện được hoài bão của mình – ấy là trở thành một vị tướng quân dẫn “mười vạn tinh binh”, chiêng trống “dậy đất”, cờ xí “rợp đường”. Mọi người rồi sẽ biết chàng tài năng thế nào. Đến lúc ấy, chàng sẽ cho kiệu tám người khiêng, đường đường chính chính rước Kiều vào phủ đệ – để Kiều làm một vị phu nhân, để những kẻ từng hãm hại Kiều phải ngày đêm sợ hãi. Việc ấy sẽ không lâu, “chầy chăng là một năm sau vội gì”.

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng​

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi​

Từ rằng: Tâm phúc tương tri​

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”​

Từ Hải một mặt trách Kiều “sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”, một mặt lại lo lắng cho nàng:

“Bằng nay bốn bể không nhà​

Theo càng thêm bận biết là đi đâu”​

Chàng cũng rất mâu thuẫn – chàng muốn vợ mình cũng là một cô gái phóng khoáng, hiệp nghĩa để sánh đôi với chàng, tựa như Mộc Lan trong thơ của Đào Uyên Minh:

“Vạn dặm đi theo quân​

Vượt núi ải như bay​

[…]Tướng quân đánh trăm trận rồi chết​

Tráng sĩ mười năm mới trở về”​

Nhưng đồng thời, Từ Hải cũng không muốn Kiều phải chịu khổ sở – buổi đầu anh hùng lập nghiệp, ngao du tứ phương xem đất tựa giường, rơm tựa nệm chăn. Một tiểu thư khuê các như Kiều sao có thể chịu khổ như vậy? Đó là tấm lòng nghĩ cho vợ, tấm lòng hết sức tình cảm của một kẻ võ biền, thật đáng quý biết bao.

Nguyễn Du đã xuất sắc miêu tả một Từ Hải – một con người bình thường, với những hoài bão và ý chí to lớn, với những hành động phi thường, và rồi lại trở lại như một người chồng quen thuộc – một người chồng luôn lo lắng, quan tâm đến vợ.

John S.Mill từng nhận định rằng: “Châm ngôn sự thật luôn chiến thắng tội ác là lời dối trá ngọt ngào nhất mà con người cứ nhắc đi nhắc lại cho đến khi nó trở nên phổ biến. Lịch sử tràn ngập ví dụ về lòng bác ái và sự thật bị quật ngã bởi tội ác.” Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như vậy. Dù đưa vào nhân vật Từ Hải – một anh hùng trong mắt Kiều và những người có số phận như Kiều hay phường giặc cỏ trong mắt triều đình phong kiến, nhưng cuối cùng, chàng vẫn bị quật ngã trước những thế lực đen tối xấu xa. Thế nhưng, chỉ với một đoạn xuất hiện ngắn ngủi, Từ Hải cũng đã soi sáng khát khao về một cuộc sống công bằng và hạnh phúc – một cuộc sống lý tưởng cho tất cả mọi người của Nguyễn Du.

Chọn tập
Bình luận