Dàn ý
I. MỞ BÀI
– Từ xưa đến nay,nhân ta vốn trọng điều lễ nghĩa và thường dạy con cháu phải luôn ghi nhớ.
– Điều này đã được ông cha ta khuyên dạy qua câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”
II. THÂN BÀI
1) Giải thích
-“Tiên”có nghĩa là trước, còn “hậu” là sau. “Lễ” ở đây là lễ phép, lễ nghĩa, biết tôn trọng mọi người thầy cô, cha mẹ.
– Vì sao phải “Tiên học lễ, hậu học văn” ? Bởi vì trước tiên phải học lễ nghĩa thì sao mới có thể học văn chương, kiến thức.
– Hay nói đúng hơn phải lấy “lễ” làm nền tản, mới có thể tạo nên những con người tốt có kiến thức lẫn đạo đức.
2) Chứng minh
– Câu tục ngữ thể hiện tầm quan trọng của đạo đức, lễ nghĩa và lấy nó làm tiêu chuẩn hàng đầu.
– Rõ ràng nếu một học sinh giỏi mà thiếu đạo đức, lễ phép thì tài năng ấy cũng bỏ đi.
– Từ ngàn xưa cha ông ta cho con đến trường học để thầy mở trí và dạy đạo đức.
– Khi con chập chững đi thì tiếng đầu tiên cha mẹ dạy con là “dạ, thưa”
– Đó là bài học lễ phép đầu đời
3) Phê phán
– Câu tục ngữ cũng nhằm nhắc nhở cho những ai chỉ chăm chú học mà trau dồi lễ nghĩa.
– Họ không biết rằng lễ nghĩa là cái đức hàng đầu của con người.
– Những kẻ chỉ chạy theo tiền bạc quên đi đạo nghĩa làm người thật đáng chê trách.
4) Đánh giá
– Học sinh không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn lễ nghĩa. Phải lễ phép với thầy cô,ba mẹ và những người lớn tuổi.
– Bác Hồ ta có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài là người bỏ đi”.
III. KẾT BÀI
– Xã hội ngày càng tiến bộ thì việc trau dồi đạo đức càng được coi trọng.
– Chúng ta sẽ luôn ghi nhớ: “Tiên học lễ, hậu học văn”