Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 10

Phân tích bài “Phú Sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

DÀN Ý

Tác giả

Trương Hán Siêu (?-1354), tự là Thăng Phủ, quê ở Ninh Bình. Vốn là môn khách của Hưng Đạo Vương. Dưới triều Trần Anh Tông, Trần Dụ Tông, ông làm quan to trong triều. Lúc mất được truy tặng Thái bảo, được thờ ở Văn Miếu.

Là bậc danh sĩ tài cao học rộng. Hiện còn để lại 4 bài thơ, 3 bài văn, nổi tiếng nhất là “Bạch Đằng giang phú”.

“Phú” là gì?

“Phú” nghĩa đen là bày tỏ, miêu tả, là thể văn xuôi có vần dùng để tả cảnh vật, phong tục, tính tình. Phú được chia làm hai loại:

1. Phú cổ thể gọi là Phú lưu thuỷ, như một bài ca, hoặc một bài văn xuôi dài mà có vần.

2. Phú Đường luật là thể phú được đặt ra từ đời Đường vừa có vần vừa có đối, có luật bằng trắc nghiêm nhặt.

Bố cục một bài phú gồm có 6 phần: 1, Lung; 2, Biện nguyên; 3, Thích thực; 4, Phu diễn; 5, Nghị luận; 6, Kết.

Cách đặt câu trong một bài phú gồm có các kiểu sau: Câu tứ tự, câu bát tự, câu song quan, câu cách cú, câu gối hạc.

Có hay chữ (tài giỏi), có tài hoa mới viết được phú. Cần hiểu thi pháp về phú mới cảm nhận được cái hay của văn chương, tư tưởng của phú và văn tế

Chủ đề

“Bạch Đằng giang phú” đã ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ từng ghi bao chiến công oanh liệt của tổ tiên, biểu lộ niềm tự hào về đất nước ta có “đất hiểm” có lắm anh hùng hào kiệt, để đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập thanh bình bền vững.

Những nét lớn cần biết

1. “Bạch Đằng giang phú” được viết theo thể phú lưu thuỷ, có vần, tác giả sử dụng phép đối nhiều chỗ. “Bài ca cuối bài phú” là một sự sáng tạo. Nhân vật “khách” là nhân vật trữ tình – chính là nhà thơ.

2. Đoạn tả cảnh sắc Bạch Đằng giang hùng vĩ tráng lệ bằng cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng lịch sử là đoạn hay nhất:

“Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một mầu

Nước trời: một sắc

Phong cảnh: ba thu

Bờ lau san sát

Bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gẫy

Gò đầy xương khô…”

3. Bô lão xuất hiện cuộc đối thoại giữa “khách” và “bô lão” làm cho giọng điệu bài phú từ cảm xúc trữ tình chuyển thành anh hùng ca. Nhà thơ tái hiện lại cảnh tượng chiến trường một thời oanh liệt – trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng:

“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã.

Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao.

Đương khi ấy

Thuyền bè muôn đội

Tinh kỳ phấp phới.

Tì hổ ba quân.

Giáo gươm sáng chói

Trận đánh thư hùng chửa phân,

Chiến luỹ Bắc, Nam chống đối.

Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

Bầu trời đất chừ sắp đổi

(…) Đến nay sông nước tuy chảy hoài

Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”

4. Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng khác nào trận Xích Bích, trận Hợp Phì trong Bắc sử. Nhà thơ tự hào khẳng định và ngợi ca:

“Quả là trời đất cho nơi hiểm trở,

Cũng nhờ nhân tài giữ cuộc điện an…

(…) Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng

Bởi Đại Vương coi thế giặc nhan …”

5. Bài ca về sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng hùng vĩ, là mồ chôn quân xâm lược:

“Sông Đằng một giải dài ghê

Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.”

Bài học giữ nước là bài học “đức cao” đó là lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết chống xâm lăng. Ý tưởng sâu sắc, tiến bộ:

“Giặc tan muôn thuở thanh bình

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.”

Tổng kết

“Bạch Đằng giang phú” là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Ngôn ngữ tráng lệ. Dòng sông hùng vĩ, hiểm trở. Dân tộc anh hùng có nhiều nhân tài hào kiệt. Nhà thơ thể hiện những tư tưởng sâu sắc tiến bộ về vinh và nhục, thắng và bại, tiêu vong và trường tồn, đất hiểm và đức cao… Đó là bài học lịch sử sáng giá đến muôn đời.

Có những câu văn như một châm ngôn khẳng định một chân lí lịch sử.

“Những người bất nghĩa tiêu vong

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

DÀN Ý

Tác giả

Trương Hán Siêu (?-1354), tự là Thăng Phủ, quê ở Ninh Bình. Vốn là môn khách của Hưng Đạo Vương. Dưới triều Trần Anh Tông, Trần Dụ Tông, ông làm quan to trong triều. Lúc mất được truy tặng Thái bảo, được thờ ở Văn Miếu.

Là bậc danh sĩ tài cao học rộng. Hiện còn để lại 4 bài thơ, 3 bài văn, nổi tiếng nhất là “Bạch Đằng giang phú”.

“Phú” là gì?

“Phú” nghĩa đen là bày tỏ, miêu tả, là thể văn xuôi có vần dùng để tả cảnh vật, phong tục, tính tình. Phú được chia làm hai loại:

1. Phú cổ thể gọi là Phú lưu thuỷ, như một bài ca, hoặc một bài văn xuôi dài mà có vần.

2. Phú Đường luật là thể phú được đặt ra từ đời Đường vừa có vần vừa có đối, có luật bằng trắc nghiêm nhặt.

Bố cục một bài phú gồm có 6 phần: 1, Lung; 2, Biện nguyên; 3, Thích thực; 4, Phu diễn; 5, Nghị luận; 6, Kết.

Cách đặt câu trong một bài phú gồm có các kiểu sau: Câu tứ tự, câu bát tự, câu song quan, câu cách cú, câu gối hạc.

Có hay chữ (tài giỏi), có tài hoa mới viết được phú. Cần hiểu thi pháp về phú mới cảm nhận được cái hay của văn chương, tư tưởng của phú và văn tế

Chủ đề

“Bạch Đằng giang phú” đã ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ từng ghi bao chiến công oanh liệt của tổ tiên, biểu lộ niềm tự hào về đất nước ta có “đất hiểm” có lắm anh hùng hào kiệt, để đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập thanh bình bền vững.

Những nét lớn cần biết

1. “Bạch Đằng giang phú” được viết theo thể phú lưu thuỷ, có vần, tác giả sử dụng phép đối nhiều chỗ. “Bài ca cuối bài phú” là một sự sáng tạo. Nhân vật “khách” là nhân vật trữ tình – chính là nhà thơ.

2. Đoạn tả cảnh sắc Bạch Đằng giang hùng vĩ tráng lệ bằng cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng lịch sử là đoạn hay nhất:

“Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một mầu

Nước trời: một sắc

Phong cảnh: ba thu

Bờ lau san sát

Bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gẫy

Gò đầy xương khô…”

3. Bô lão xuất hiện cuộc đối thoại giữa “khách” và “bô lão” làm cho giọng điệu bài phú từ cảm xúc trữ tình chuyển thành anh hùng ca. Nhà thơ tái hiện lại cảnh tượng chiến trường một thời oanh liệt – trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng:

“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã.

Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao.

Đương khi ấy

Thuyền bè muôn đội

Tinh kỳ phấp phới.

Tì hổ ba quân.

Giáo gươm sáng chói

Trận đánh thư hùng chửa phân,

Chiến luỹ Bắc, Nam chống đối.

Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

Bầu trời đất chừ sắp đổi

(…) Đến nay sông nước tuy chảy hoài

Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”

4. Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng khác nào trận Xích Bích, trận Hợp Phì trong Bắc sử. Nhà thơ tự hào khẳng định và ngợi ca:

“Quả là trời đất cho nơi hiểm trở,

Cũng nhờ nhân tài giữ cuộc điện an…

(…) Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng

Bởi Đại Vương coi thế giặc nhan …”

5. Bài ca về sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng hùng vĩ, là mồ chôn quân xâm lược:

“Sông Đằng một giải dài ghê

Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.”

Bài học giữ nước là bài học “đức cao” đó là lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết chống xâm lăng. Ý tưởng sâu sắc, tiến bộ:

“Giặc tan muôn thuở thanh bình

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.”

Tổng kết

“Bạch Đằng giang phú” là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Ngôn ngữ tráng lệ. Dòng sông hùng vĩ, hiểm trở. Dân tộc anh hùng có nhiều nhân tài hào kiệt. Nhà thơ thể hiện những tư tưởng sâu sắc tiến bộ về vinh và nhục, thắng và bại, tiêu vong và trường tồn, đất hiểm và đức cao… Đó là bài học lịch sử sáng giá đến muôn đời.

Có những câu văn như một châm ngôn khẳng định một chân lí lịch sử.

“Những người bất nghĩa tiêu vong

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

Chọn tập
Bình luận
× sticky