Ý chính trong bài:
1. Định nghĩa thế nào là lối học đối phó, qua loa:
Đó chính là lối học gạo, học chỉ để thuộc bài, học để lấy điểm chứ không lấy kiến thức. Tệ hại hơn là việc học qua loa, khi những kiến thức được cung cấp trên nhà trường chỉ được học một cách đại khái, không có mục đích, mục tiêu rõ ràng …
2. Đặc điểm của việc học đối phó, qua loa:
– Học trước, quên sau
– Học 1 chỉ biết 1, không liên hệ được kiến thức trước và sau đó. Nghĩa là kiến thức được học không có sự liên kết một cách hệ thống.
– Học không có tính chất thực tiễn, không liên hệ để phục vụ cho việc xây dựng kỹ năng cho bản thân
– Học qua loa, đối phó còn thể hiện rất rõ ở việc: Không gây hứng thú trong quá trình học, sinh ra tâm lí chán nản thậm chí là sợ hãi mỗi khi nhắc đến..
3. Tác hại của việc học qua loa, đối phó:
Khiến học sinh chúng ta không có đủ hành trang kiến thức cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường…
4. Học thế nào mới không phải là qua loa, đại khái?
”Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
-> Chỉ khi xác định được mục đích của việc học thì chúng ta mới không học qua loa và đối phó. Muốn vậy:
– Học mọi lúc mọi nơi
– Học từ mọi tình huống trong cuộc sống
– Học bằng nhiều phương tiện: Qua đài, báo, ti vi, các website trực tuyến
– Học thầy, học bạn…
5. Bài học cho bản thân: Cái này tự rút ra nhé